Nguyên nhân trực tiếp:

Một phần của tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển (Trang 42)

- Nâng cao giáo dục và khuyến khích người dân địa phương tham gia bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên Người nghèo cần có đất đai, tài nguyên thiên nhiên và có đủ tiền

Nguyên nhân trực tiếp:

1. Sự mở rộng đất nông nghiệp: mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn vào đất rừng, đất ngập nước là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái đa dạng sinh học.

2. Khai thác gỗ, củi: trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1991, các lâm trường quốc doanh đã khai thác trung bình 3,5 triệu m3 gỗ mỗi năm và khoảng 1-2 triệu m3 ngoài kế hoạch (khoảng 80.000 ha bị mất mỗi năm). Ngoài ra nạn chặt trộm gỗ xảy ra ở khắp mọi nơi, kết quả là rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hàng năm một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình.

3. Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: các sản phẩm khác ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây thuốc được khai thác cho những mục địch khác nhau: để dùng, để bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt là khu hệ động vật hoang dã đã bị khai thác một cách bừa bãi và kiệt quệ.

4. Cháy rừng: trong số 9 triệu ha rừng còn lại thì 56% có khả năng bị cháy trong mùa khô. Trung bình hàng năm khoảng từ 25.000 đến 100.000 ha rừng bị cháy, nhất là vùng cao nguyên miền Trung.

5. Xây dựng cơ bản: việc xây dựng cơ bản như giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp, thủy điện,... cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm mất đa dạng sinh học. Các hồ

chứa nước được xây dựng hàng năm ở Việt Nam đã làm mất đi khoảng 30.000 ha rừng.

6. Chiến tranh: trong giai đoạn từ 1961 đến 1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học rãi xuống chủ yếu ở phía Nam đã hủy diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng.

7. Buôn bán các loài động thực vật quý hiếm: tình trạng khai thác, buôn bán trái phép các loại gỗ quý hiếm, các loài động vật hoang dã, vị phạm Pháp lệnh rừng trong thời gian qua xảy ra ở mức độ khá nghiêm trọng.

8. Ô nhiễm môi trường: một số hệ sinh thái thuỷ vực, đất ngập nước bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị, trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven biển, nơi có hoạt động tàu thuyền lớn.

9. Ô nhiễm sinh học: sự xâm nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh sống của các loài bản địa

Một phần của tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển (Trang 42)