Bảng 3.5 Hai mươi siêu đô thị trên thế giới 2006 (http://www.citypopulation)

Một phần của tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển (Trang 26 - 28)

Stt Thành phố Quốc gia Dân số (triệu dân)

1 Tokyo Japan 34.200.000

2 Mexico City Mexico 22.800.000

3 Seoul South Korea 22.300.000

4 New York USA 21.900.000

5 Sao Paulo Brazil 20.200.000

6 Bombay India 19.850.000

7 Delhi India 19.700.000

8 Shanghai China 18.150.000

9 Los Angeles USA 18.000.000

10 Osaka Japan 16.800.000 11 Jakarta Indonesia 16.550.000 12 Calcutta India 15.650.000 13 Cairo Egypt 15.600.000 14 Manila Philippines 14.950.000 15 Karachi Pakistan 14.300.000 16 Moscow Russia 13.750.000

17Buenos Aires Argentina 13.450.000

18 Dacca Bangladesh 13.250.000

19 JaneiroRio de Brazil 12.150.000

20 Beijing China 12.100.000

Nền kinh tế đô thị không thể tiêu hoá toàn bộ cái nghèo của nông thôn, những cố gắng xoá đói giảm nghèo cho dân đô thị lại càng thu hút sự di cư từ nông thôn ra thành thị và làm tiêu tán hết các thành quả tạo ra.

4.2. Suy dinh dưỡng và dịch bệnh ở đô thị

Suy dinh dưỡng lan tràn trong đô thị của thế giới thế ba. Ở Columbia, Costa Rica, Guatemala, El Sanvador, Tunisia, Morocco bữa ăn của người dân nông thôn còn khá hơn của người đô thị đặc biệt là số lượng calo. Ở rất nhiều thành phố, số trẻ suy dinh dưỡng (ở các vùng thu nhập thấp của đô thị) còn lớn hơn cả ở nông thôn. 12,6% số người chết ở Jakarta liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí

4.3. Chất lượng môi trường ở đô thị

Dân số tăng nhanh thường gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước xử lý nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom xử lý rác) sẽ làm tăng các chất thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị, đặc biệt làm tăng lượng nước thải và rác thải, vệ sinh môi trường suy giảm. Ở Bangkok, hệ thống giao thông thường bị tắt nghẽn, trung bình để đi đến nới làm việc phải mất đến 3 giờ. Ở Mehico, tầng nước ngầm bị khai thác quá mức, bình quân sụt 1 mét/năm.

4.4. Vấn đề nhà ở

Khu vực xây dựng nhà ở chính thức ít khi cung cấp nổi 20% nhu cầu nhà ở. Sự di cư trái phép vào đô thị góp phần làm gia tăng các xóm lều và các ổ chuột cũng như gây sức ép về vệ sinh môi trường đô thị. Ở Trung Quốc, tập trung đến 5,7 người trong một phòng, trong khi ở Mỹ là 0,5 người. Ở Kamasi, Ghana, 3/4 số hộ chỉ có 1 phòng, điều kiện này cũng đúng cho 50% số dân Calcuta, 33% ở Mexico City,...

Nhìn chung, quá trình ĐTH - CNH bên cạnh những tác động tích cực về kinh tê - xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn minh - dân trí, cải thiện đời sống người dân,... đã tạo ra những tác động tiêu cực về môi trường.

Nói tóm lại là ĐTH - CNH sẽ dẫn đến hệ sinh thái đô thị mất cân bằng tự nhiên. Do vậy, các nhà sinh thái đô thị bắt đầu nói đến "đô thị bền vững" hay "đô thị sinh thái", theo đó khi phát triển đô thị và khu công nghiệp cần chú ý:

- Quan tâm kích cỡ đô thị, phải hạn chế tối đa phát triển các siêu đô thị mà nên hình thành các chuỗi đô thị gồm đô thị trung tâm và các đô thị, khu công nghiệp vệ tinh.

- Khi cần mở rộng đô thị, không mở đều về mọi phía mà phải có quy hoạch tùy thuộc vào các yếu tố như địa hình, nguồn nguyên liệu, thị trường, giao thông...

- Phải dành một diện tích đủ lớn cho cây xanh (12 - 15 m2/người); có hệ thống quản lý

tốt chất thải rắn, nước thải; bảo đảm cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất, hạn chế ách tắc giao thông, ...

5. Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp ở nước ta

Việt Nam có diện tích phần đất liền là 330.000 km2 và đường bờ biển dài 3260 km. Năm 2000, cả nước có khoảng 623 đô thị, trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương, 82 thành phố và thị xã tỉnh lỵ, 537 thị trấn huyện lỵ. Theo qui hoạch của chính phủ, đến năm 2020 sẽ có 5 đô thị trung tâm Quốc gia là Thủ đô Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế, 11 đô thị trung tâm cấp vùng là các Thành Phố Cần Thơ, Biên Hòa, Vũng Tàu, Nha Trang, Buôn Mê Thuộc, Vinh, Nam Định, Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên và Hòa Bình, 45 đô thị trung tâm tỉnh (thành phố, thị xã).

Dân số đô thị khoảng 18 triệu người chiếm khoảng 23,5% và nông thôn khoảng 59 triệu người (khoảng 76,5%). Nhìn chung quá trình đô thị của nước ta trong khoảng 30 năm qua phát triển chậm. Tỷ lệ dân số đô thị năm 1960 là 15%, năm 1988 là 20% và năm 1992 là 20,2% và 1999 là 23,5%. Trong thời gian tới, quá trình đô thị hóa của nước ta sẽ nhanh hơn. Theo dự báo (phương án trung bình) dân số đô thị nước ta đến năm 2010 và 2020 tỷ lệ dân số sẽ là 33% và 45%.

Theo thống kê, số lượng các đô thị của Việt Nam có qui mô dân số từ 1 vạn trở lên là trên 500 đô thị. Đô thị có dân số lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1989, dân số Hà Nội là 1,08 triệu, Tp. Hồ Chí Minh là 2,89 triệu; đến năm 2001 các số liệu tương ứng là 1,34 triệu và 3,34 triệu (nếu tính cả phần ngoại thành thì dân số ở Hà Nội là 2,46 triệu và Thành phố Hồ Chí Minh là 5,56 triệu) (Bảng 3.6). Ở 2 thành phố này, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng đã xây dựng khá đồng bộ.

Đến giữa năm 2004, Việt Nam có 656 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 78 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 570 thị trấn. Cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt, 2 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 13 đô thị loại III, 59 đô thị loại IV và 570 đô thị loại V.

Năm 1997, đất đô thị của cả nước khoảng 63.000 ha, chiếm khoảng 0,2% diện tích cả nước, bình quân 45 m2/người, đến năm 2000 diện tích đất đô thị khoảng 114.000 ha, chiếm 0,3% diện tích cả nước, bình quân 60 m2/người. Dự báo đến năm 2010, diện tích đất đô thị là 243.000 ha chiếm 0,74% diện tích đất cả nước và đến năm 2020 sẽ là 460.000 ha, gấp khoảng 7 lần đất đô thị năm 1997, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 100m2/người.

Về công nghiệp hóa, tính đến tháng 6/2004 cả nước đã hình thành nên 96 khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX), trong đó có 68 khu đang hoạt động, 28 khu đang trong quá trình xây dựng cơ bản. Tổng diện tích của các KCN và KCX là 18.599 ha

Trong giai đoạn 1995 - 2000, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12,2%/năm; một số ngành công nghiệp đã có mức tăng trưởng khá: sản lượng dầu thô gấp 2,2 lần; điện gấp 1,8 lần; xi măng gấp hơn 2 lần; thép cán gấp hơn 3 lần.

Hai cảng biển quan trọng là Hải Phòng và Vũng Tàu. Hai cảng biển cở vừa là Đà Nẵng và Qui Nhơn, một số địa phương có quy hoạch xây dựng cảng nước sâu (Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây,...). Có 3 sân bay Quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng.

Nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, vì vậy môi trường ở các đô thị và khu công nghiệp chắc chắn sẽ bị tác động. Nhìn chung các cơ sở công nghiệp do trong nước đầu tư có qui mô nhỏ, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, chỉ có khoảng 20% xí nghiệp cũ đã đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển (Trang 26 - 28)