- Nâng cao giáo dục và khuyến khích người dân địa phương tham gia bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên Người nghèo cần có đất đai, tài nguyên thiên nhiên và có đủ tiền
II.Tài nguyên sinh học
1. Tài nguyên sinh học trên thế giới
Tài nguyên sinh học hay đa dạng sinh học là tất cả các loài động vật, thực vật và vi sinh vật sống hoang dại, tự nhiên trong rừng, trong đất và trong các vực nước. Sự phát sinh và phát triển của chúng trên trái đất đã đóng góp cho sự tiến hóa của sinh quyển, đồng thời lại là nguồn sống của con người. Đến nay chúng ta chưa biết chính xác trên Trái đất có bao nhiêu loài sinh vật. Theo tài liệu mới nhất thì chúng ta đã biết và mô tả 1,74 triệu loài và dự đoán số loài có thể lên đến 14 triệu loài. Trong số 1,7 triệu loài đã mô tả có 4.000 loài vi khuẩn,
80.1 loài nhân thật (Protista gồm động vật nguyên sinh, tảo), 1.320.000 loài động vật, 70.1 loài nấm và 270.000 loài thực vật.
Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích mặt đất và khoảng 2% diện tích bề mặt hành tinh, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế
giới. Đánh giá này chỉ dựa vào các mẫu côn trùng và chân khớp, là những nhóm chính về số loài trên thế giới. Đánh giá về số lượng các loài côn trùng chưa được mô tả ở rừng nhiệt đới nằm trong phạm vi từ 5 đến 30 triệu loài; hiện tại, con số 10 triệu loài là chấp nhận và được sử dụng nhiều trong các tài liệu hiện nay.
2. Tài nguyên sinh học ở Việt Nam
Nước ta rất phong phú và đa dạng động thực vật hoang dã đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 10.084 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm, trong đó có tới 2.300 loài đã được nhân dân sử dụng làm lương thực và thực phẩm, dược phẩm, làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu khác hay làm củi đun.
Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ. Nhiều loài là đặc hữu điạ phương chỉ gặp trong vùng rất hẹp với số các thể rất thấp. Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng ẩm nhiệt đới thường không có loài ưu thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và một khi đã bị khai thác nhất là khai thác không hợp lý thì chúng chóng bị kiệt quệ. Đó là tình trạng hiện nay của một số loài gỗ quí như Gõ đỏ, Gụ mật, nhiều loài cây làm thuốc như Hoàng Liên chân gà, Ba kích,... Thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng như Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu,...
3