HMP% H b %

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 66 - 69)

b. Thí nghiệm 2: đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng

HMP% H b %

Các THL có tốc độ tích lũy nhanh hơn giống ĐC. Sau 7 ngày gây ngập, tốc độ tích lũy chất khô của tổ hợp D1xD2 và D2xD4 là cao nhất đều đạt 2,08 g/ngày. Dòng/THL có tốc độ tích lũy chất khô chậm nhất là dòng D4 ở ngưỡng 1,46 g/ngày.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến

khả năng tích lũy chất khô của các dòng và tổ hợp lai trong vụ Thu Đông

CT M1 M2 M3 CGR1 CGR2 D1XD2 16,5 24,3 38,9 1,11 2,08 D1XD3 14,5 21,4 35,9 0,84 1,82 D1XD4 17,6 24,9 37,3 1,04 1,77 D1XD5 15,4 21,1 34,7 0,81 1,94 D2XD3 15,1 21,3 34,5 0,742 1,89 D2XD4 16,1 24,7 37,3 1,23 2,08 D2XD5 13,8 20,7 34,1 0,99 1,91 TB THL 15,29 22,06 36,1 0,97 2,0 D1 11,2 17,3 29,4 0,87 1,73 D2 8,8 13,5 26,4 0,67 1,84 D3 7,5 12,1 23,2 0,65 1,58 D4 10,7 16,9 27,1 0,88 1,46 D5 8,1 12,7 23,7 0,65 1,57 TB dòng 9,26 14,5 26,16 0,74 1,63 DC 13,6 20,7 32,8 1,01 1,72 LSD0,05(G) 1,46 1,83 2,16 0,91 1,72 CV% 6,7 5,6 4 6,1 4

Ghi chú: M1, M2, M3 là khối lượng khô của lần lượt các lần lấy mẫu 1,2,3. CGR1 là tốc độ tích lũy chất khô trong giai đoạn ngập úng CGR2 là tốc độ

tích lũy chất khô giai đoạn phục hồi sau úng một tuần.

* Ưu thế lai về khả năng tích luỹ chất khô của các THL trong vụ Thu Đông sau 7 ngày gây úng

Ưu thế lai về khả năng tích lũy chất khô của các tổ hợp ngô thí nghiệm trong điều kiện ngập được đánh giá dựa trên khả năng tích lũy chất khô của cây 7 ngày phục hồi sau ngập úng nhân tạo.

Biểu đồ 3.3. Đồ thị ưu thế lai về tổng KL tích lũy chất khô của các tổ hợp lai trong vụ Thu Đông sau 7 ngày gây úng

Trong điều kiện ngập úng các tổ hợp con lai có ưu thế lai về tích lũy chất khô, với các hệ số HMP(%), HB(%), HS(%).Biểu đồ 3.3 cho thấy THL D2xD4 có ưu thế lai cao nhất về 02 loại ưu thế lai với các giá trị ưu thế lai trung bình, ưu thế lai thực lần lượt là: 39,4%, 37,6%. THL D1xD5 có UTL trung bình và UTL thực thấp nhất lần lượt là 30,1% và 16,02% (12,7%) . Ưu thế lai chuẩn thấp nhất là THL D2xD5 (4,0%) và THL D2xD3 (5,18%). Ngoài ra các THL D1xD2 và THL D2xD5 cũng cho ưu thế lai cao về 03 loại ưu thế lai.

* Ưu thế lai về khối lượng thân khô của các THL trong vụ Thu Đông giai đoạn 14 ngày gây úng

Ưu thế lai về khối lượng thân khô của các tổ hợp ngô thí nghiệm trong điều kiện ngập được đánh giá dựa trên khối lượng của cây 14 ngày phục hồi sau ngập úng nhân tạo.

Qua theo dõi cho thấy, sau 14 ngày phục hồi úng nhân tạo tốc độ tích lũy chất khô cũng như khối lượng thân khô của các THL tăng rõ rệt so với các dòng thuần. Giống đối chứng cũng có khả năng hồi phục nhanh.

Kết quả thí nghiệm về khối lượng thân khô giai đoạn sau 14 ngày gây úng nhân tạo được trình bày ở Biểu đồ 3.4.

HMP % Hb % Hb % HS %

Biểu đồ 3.4. Ưu thế lai về khối lượng thân khô các THL trong vụ Thu Đông sau 14 ngày gây úng

Hầu hết các THL đều cho UTL trung bình cao dao động từ 33,8 – 50,9, trong đó tổ hợp D2xD4 và D1xD2 cho ưu thế lai trung bình cao nhất là 50,9 % và 50,7 %. Hai THL này cũng cho ưu thế lai chuẩn cao nhất lần lượt là 15,5 % và 13,4%. THL cho ưu thế lai thực cao nhất là D1xD2 (39,4 %) và D2xD5 (37,2%) và thấp nhất là THL D1xD3 (22,9 %). Các THL trong thí nghiệm đều cho giá trị ưu thế lai chuẩn không cao (<15%). Riêng có 02 THL cho giá trị ƯTL âm là THL D2xD3 và D2xD5.

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 66 - 69)