Các chỉ tiêu theo dõ

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 37 - 40)

b. Thí nghiệm 2: đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng

2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõ

Theo dõi khi cây mọc ra, trước và sau khi xử lý ngập, ghi số liệu đo đếm chi tiết thực tế.

Theo dõi mỗi lần nhắc lại 05 cây/CT, không theo dõi 2 cây đầu hàng, cuối hàng. Những cây được theo dõi sẽ được đánh giá định kỳ từ đầu đến cuối đợt làm đề tài.

a. Chỉ số SPAD

Đo vào các thời điểm sau: ngay trước khi xử lý úng, ngay sau khi rút nước, 3 ngày sau khi rút nước. Lúc cây ngô được 7 lá thật và lúc cây ngô bắt đầu xuất hiện bông cờ, phun râu, sử dụng dụng cụ đo hàm lượng diệp lục (máy đo SPAD). Tiến hành đo trên các lá phát thành thục trên cây và tính trung bình. b. Tốc độ tích lũy chất khô (g chất khô/ cây/ ngày)

Lấy mẫu bằng cách loại bỏđất ở rễ và rửa sạch. Tách các bộ phận rễ, thân, sau đó sấy khô ở 105oC, 2h lấy ra cân 1 lần, sấy đến khi khối lượng không đổi, cân trọng lượng khô của mẫu và tính giá trị trung bình Tốc độ tích lũy chất khô (CGR) được tính theo công thức :

Trong đó : W1 : Khối lượng chất khô lấy mẫu lần trước (g) W2 : Khối lượng chất khô lấy mẫu lần sau (g)

Cách lấy mẫu: Trước khi gây úng tiến hành lấy mẫu lần 1, Ngay sau rút nước tiến hành lấy mẫu lần 2, lấy gốc cây làm tâm, đào xung quanh gốc cây một hình vuông có diện tích là 100cm2, đào sâu 10-15 cm. Sau đó chuyển vào xô ngâm cho tơi đất thu lấy thân lá và rễ.

Tỷ lệ cây chết:Theo dõi, đếm số cây trước và sau khi xử lý úng n x100%

n1, n2 là số cây trước và sau khi gây úng c. Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

- Ngày gieo ngày mọc, được tính ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất.

- Thời gian từ gieo hạt đến khi ngô trỗ cờ.

Ngày trỗ cờ: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có bông cờ thoát khỏi bẹ lá trên cùng.

- Thời gian từ gieo hạt đến khi ngô tung phấn.

Ngày tung phấn: khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm đã nở hoa được 1/3 trục chính.

- Thời gian từ gieo hạt đến khi ngô phun râu.

Ngày phun râu: khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm có râu dài ra ngoài lá bi 2-3 cm.

- Thời gian chênh lệch giữa trổ cờ và tung phấn. - Thời gian từ gieo hạt đến khi chín sữa.

Ngày chín sữa: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có hạt chín sữa. - Thời gian từ gieo hạt đến khi chín sáp.

Ngày chín sáp: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có hạt chín sáp. - Thời gian từ gieo hạt dến khi thu hoạch.

Ngày thu hoạch: Chín hoàn toàn khi chân hạt có điểm đen 100% cây hoặc 75% cây có lá bị khô.

d. Chỉ tiêu về hình thái

- Đo chiều cao cây (cm): vuốt lá đo từ sát mặt đất đến đầu múp lá, bắt đầu đo khi cây 5 lá. Đo mỗi tuần một lần.

- Theo dõi động thái ra lá (số lá/cây): lá thật được tính khi có lưỡi lá, định kỳ một tuần đếm một lần kết hợp với đo chiều cao cây, đánh dấu sơn để tiện cho việc đếm số lá.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): đo lúc ngô trỗ cờ xong, đo từ sát mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờđầu tiên.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ sát mặt đất đến điểm ra bắp hữu hiệu - Đo diện tích lá và chỉ số diện tích lá đo ở các thời kỳ 7 – 9 lá thật, thời kì xoắn nõn và thời kỳ chín sữa. Chiều dài đo từ gốc phiến lá đến ngọn phiến lá, chiều rộng đo tại vị trí lớn nhất của phiến lá.

* Công thức tính diện tích lá: S = Dtb x Rtb x 0,7 x Σsố lá + Dtb: là chiều dài trung bình của tất cả các lá trên cây + Rtb: là chiều rộng của tất cả các lá trên cây

+ 0,7: là số hiệu chỉnh.

* Chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2đất) = Diện tích lá (m2 lá)/ Diện tích đất - Chỉ tiêu về bắp: Trạng thái bắp, chiều dài bắp, đường kính bắp, số bắp hữu hiệu....

+ Chiều dài bắp: Đo từ gốc bắp đến hàng hạt cao nhất. + Đường kính bắp: Đo chỗ rộng nhất.

+ Bắp hữu hiệu: Bắp có trung bình mỗi hàng 8-10 hạt trở lên. e. Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Số bắp sinh học trên cây (tổng số bắp/ cây). - Số bắp hữu hiệu/cây.

- Tỉ lệ bắp hữu hiệu: Tổng số bắp có hạt cho thu hoạch/ số bắp.

- Số hàng hạt/bắp: Một hàng được tính khi có 50% số so với hàng dài nhất. - Số hạt/ hàng: Được tính theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. - Khối lượng 1000 hạt (g): Cân 1000 hạt ởđộ ẩm 14%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.

- Năng suất (tạ/ha) + Năng suất lý thuyết ởđộẩm 14%: NSLT= (số hàng hạt/ bắp × Số hạt/ hàng × Tỷ lệ bắp hữu hiệu/ô × Số cây/ha × P1000 hạt) / 108. + Năng suất thực thu ởđộẩm 14%: NSTT= RWP x KE x (100- A0) x 100/(100-14) x S0

Trong đó: RWP: khối lượng bắp thu hoạch trên ô (kg) KE: Tỷ lệ hạt/ bắp.

A0 : Độẩm hạt khi thu hoạch. S0 : Diện tích ô thí nghiệm.

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)