Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến khả năng tích lũy chất khô của các dòng ngô trong vụ Xuân

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 49 - 51)

b. Thí nghiệm 2: đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng

3.1.6.Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến khả năng tích lũy chất khô của các dòng ngô trong vụ Xuân

các dòng ngô trong v Xuân

Tốc độ tích lũy chất khô là chỉ tiêu đánh giá tổng quát hoạt động sinh trưởng của cây ngô thông qua chênh lệch khối lượng chất khô qua các lần lấy mẫu. Cây ngô tiến hành hấp thụ các chất dinh dưỡng từ nước và từ đất làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp. Quang hợp tổng hợp lên hợp chất hữu cơ và năng lượng giúp cây ngô sinh trưởng sinh khối, phát triển thân lá. Do đó nghiên cứu tốc độ tích lũy chất khô sẽ phản ánh tổng quát hoạt động sinh lý, sinh trưởng và phát triển của cây.

Trong điều kiện bất thuận như ngập úng, tùy vào mức độ và thời gian úng thì cây ngô có thể bị kìm hãm sinh trưởng hay dừng sinh trưởng. Mặt khác, trong điều kiện hô hấp yếu khí khi ngập úng quá trình phân giải hợp chất hữu cơ, các sản phẩm của quang hợp cho năng lượng thấp hơn rất nhiều so với hô hấp hảo khí. Do đó để cung cấp năng lượng đáp ứng cùng một hoạt động sống của cây thì trong điều kiện yếm khí tiêu tốn nhiều chất hữu cơ hơn. Vì vậy tốc độ tích lũy chất khô trong điều kiện ngập úng sẽ giảm. Do đó việc nghiên cứu tốc độ tích lũy chất khô cũng là một chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu úng của cây ngô.

Trong điều kiện ngập úng, khả năng tích lũy chất khô của các dòng không đồng đều nhau. Tốc độ tích lũy chất khô của dòng TB23 và D4 là cao nhất lần

lượt đạt 0,4; 0,32g/ngày. Công thức có tốc độ tích lũy chất khô chậm nhất là dòng D8 và D9 ở ngưỡng 0,18g/ngày. Tốc độ tích lũy chất khô các dòng còn lại dao động trong khoảng từ 0,2 – 0,3g/ngày.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến khả năng tích lũy chất khô của các dòng ngô trong vụ Xuân

CT M1 M2 M3 CGR1 CGR2 D1 1,2 2,6 7,8 0,2 0,74 D2 1,1 2,7 8,1 0,22 0,77 D3 1,6 3,2 11,6 0,22 1,2 D4 1,3 3,6 11,3 0,32 1,1 D5 1,2 2,8 7,9 0,22 0,72 D6 1,1 2,7 8,1 0,22 0,77 D7 1,2 3,3 10,4 0,3 1,01 D8 1,4 2,6 8,2 0,17 0,8 D9 1,2 2,5 7,3 0,18 0,68 D10 1,2 2,8 8,2 0,22 0,77 TB23 1,3 4,1 11,3 0,4 1,02 Trung bình 1,2 2,9 9,1 0,24 0,87

Ghi chú: M1, M2, M3 là khối lượng khô của lần lượt các lần lấy mẫu 1,2,3. CGR1 là tốc độ tích lũy chất khô trong giai đoạn ngập úng CGR2 là tốc độ

tích lũy chất khô giai đoạn phục hồi sau úng một tuần.

Tốc độ tích lũy chất khô ở giai phục hồi sau 7 ngày có sự biến động. Dòng có tốc độ tích lũy cao nhất là D3 (1,2g/ngày) và D4 (1,1g/ngày). Dòng thuần có tốc độ tích lũy chậm nhất là dòng D9 đạt 0,68g/ngày. Các dòng còn lại tốc độ tích lũy dao động trong khoảng từ: 0,72 – 1,02 g/ngày.

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 49 - 51)