Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 36 - 37)

b. Thí nghiệm 2: đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng

2.3.3. Kỹ thuật canh tác

a. Làm đất

Đất được bừa kỹ, san phẳng, chia băng, rạch luống. Phần đất xử lý úng được đánh bờ xung quanh (bờ cao 30 cm, rộng 50 cm) và có rải ni lông để giữ nước.

b. Khoảng cách và mật độ

Khoảng cách: Cây cách cây 25 cm, hàng cách hàng 70 cm. Mật độ: 5,7 vạn cây/ha.

c. Phân bón

Lượng phân bón cho 1 ha: 800kg phân vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O.

Cách bón:

+ Bón lót: toàn bộ phân vi sinh và phân lân trước khi gieo

+ Bón thúc lần 1 (khi cây được 3 – 5 lá thật): bón 1/3 N + 1/3 K2O + vun nhẹ quanh gốc.

+ Bón phân phục hồi: tùy vào sự thiếu N của cây ngô để tiến hành tưới phân đạm cho ngô hồi xanh trở lại (từ 2-4 kg/sào)

+ Bón thúc lần 2 (khi cây được 7 – 9 lá thật): bón 1/3 N + 1/3 K2O + vun cao chống đổ.

+ Bón thúc lần 3 khi cây ngô xoắn nõn (trước khi cây trỗ cờ 10 – 15 ngày): bón 1/3 N + 1/3 K2O + vun cao lần cuối.

d. Chăm sóc

Tưới nước: Tưới nước thường xuyên để đảm bảo độẩm thích hợp cho cây ngô sinh trưởng, phát triển (độ ẩm đất 70% là phù hợp). Tại thời điểm ngô 7 -9 lá, khi cây ngô xoắn nõn và khi chín sữa cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước cho cây. Phương pháp tưới chủ yếu là dùng thùng tưới, tháo rảnh.

Dặm cây: dùng hạt dự trữ trông vào vị trí các cây bị chết Tỉa cây:

+ Tỉa lần 1 khi cây 3 – 4 lá

+ Tỉa lần 2 khi cây 6 – 7 lá: Tỉa cốđịnh cây.

Phòng trừ sâu bệnh hại: thường xuyên theo dõi để phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt chú ý sâu xám hại ngô.

Thu hoạch: Tiến hành thu riêng từng dòng khi ngô chín sinh lý.

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)