Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến chỉ số SPAD của các dòng và tổ

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 64 - 66)

b. Thí nghiệm 2: đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng

3.2.5. Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến chỉ số SPAD của các dòng và tổ

hp ngô lai trong v Thu Đông

Từ bảng 3.13 cho thấy chỉ số SPAD của các dòng/THL đều giảm trong thời kỳ bị ngập úng. Giai đoạn trước gây úng chỉ số SPAD của các dòng dao động trong khoảng từ 37,3 – 47,9. Sau một tuần bị ngập chỉ xanh lá của các dòng/THL giảm so với công thức đối chứng từ 1,7 - 7,2. Ở công thức ngập chỉ số SPAD dao động trong khoảng từ 28,2 – 38,2 trong đó, tổ hợp D1xD4 và D1xD2 đạt chỉ số SPAD cao nhất lần lượt là 46,5 và 45,6. Chỉ số SPAD trung bình của dòng thuần thấp hơn giống ĐC (40,4) và THL (44,1). Tỉ lệ phần trăm về chỉ số SPAD giữa công thức ngập với đối chứng giữa các dòng và THL có sự chênh lệch nhau. THL D1xD4 và D2xD4 có tỉ lệ cao nhất lần lượt đạt 96,5% và 93,8%, THL D2xD3 (85,8%) có tỉ lệ giữa công thức ngập/đối chứng thấp nhất.

Đến tuần thứ 3 – sau ngày gây úng 14 ngày, ở công thức đối chứng chỉ số SPAD của các dòng/THL trong khoảng 40,7 – 55,8 trong đó tổ hợp D1xD2 (55,8), D1xD3 (54,8) và D1xD4 (54,8) có chỉ số SPAD cao nhất. Dòng D1 có

HMP %

Hb %

chỉ số xanh lá cao nhất ở cả công thức đối chứng (46,1) và công thức ngập (40,3), thấp nhất là dòng D3 và D5.

Ở công thức ngập, chỉ số SPAD trung bình của các dòng thuần là 37,2, dao động từ 34 (D5) - 41,3 (D1). Các THL có chỉ số SPAD trung bình sau 2 tuần gây úng là 45,4, cao hơn dòng thuần và cả giống ĐC (42,1).

Kết quả nghiên cứu về chỉ số SPAD trong thí nghiệm phù hợp với các công trình nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Lộc và cs (2013) rằng điều kiện ngập úng làm giảm hàm lượng chlorophill trong cây ngô.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến chỉ số SPAD của các dòng và tổ hợp ngô lai trong vụ Thu Đông

CT khi gây Trước ngập

Sau gây úng 7 ngày Sau gây úng 14 ngày ĐC (a) Ngập (b) Tỷ lệ b/a (%) ĐC (a) Ngập (b) Tỷ lệ b/a (%) D1XD2 47,1 50,0 45,6 91,2 55,8 47,2 84,6 D1XD3 44,5 46,6 40,1 86,1 54,8 44,9 81,2 D1XD4 47,9 48,2 46,5 96,5 52,8 47,5 89,9 D1XD5 44,8 47,9 41,8 87,3 49,9 45,9 84,0 D2XD3 42,4 45,9 39,4 85,8 50,0 41,9 83,8 D2XD4 45,5 47,0 44,1 93,8 54,8 48,3 88,1 D2XD5 41,0 45,3 39,1 86,3 48,9 42,2 86,2 TB THL 44,7 47,3 42,4 89,6 52,4 45,4 86,7 ĐC 44,1 46,3 40,4 87,3 51,5 42,1 81,2 D1 43,6 44,5 39,0 87,6 46,1 41,3 88,8 D2 37,3 39,1 34,8 89,0 40,7 36,9 90,6 D3 37,0 39,0 32,2 82,6 41,6 34,1 82,0 D4 40,5 42,7 36,7 86,0 45,4 39,9 87,9 D5 37,7 39,6 32,4 81,8 42,7 34,0 79,6 TB dòng 39,6 41,8 35,0 85,4 43,3 37,2 86,0 LSD0,05(G) 1,75 1,75 LSD0,05(N) 0,09 1,06 LSD0,05(GxN) 2,47 2,47 CV% 3,6 3,3

* Ưu thế lai thông qua ch s SPAD giai đon 14 ngày sau úng

Các THL có ưu thế rõ rệt trong việc duy trì chỉ số SPAD cao trong điều kiện ngập úng so với dòng bố mẹ (Biểu đồ 3.2). THL D2xD4 có ưu thế trung bình, ưu lai thực cao nhất (25,8%; 21,1%). THL D1xD4 cho ưu thế lai chuẩn cao nhất đạt 12,8%. Ngoài ra, tổ hợp D1xD2 cũng cho 3 giá trị ưu thế lai cao. THL có ưu thế lai trung bình thấp nhất là D1xD3 (12,3%), ưu thế lai thực thấp là THL D1xD3 (8,7%), THL cho ưu thế lai chuẩn thấp nhất là D2xD5 (0,3%) và tổ hợp D2xD3 (-0,5%).

Biểu đồ 3.2. Ưu thế lai về chỉ số SPAD giai đoạn sau úng 14 ngày của các tổ hợp ngô lai trong vụ Thu Đông

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)