Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến thời gian sinh trưởng của các dòng ngô trong vụ Xuân

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 42 - 43)

b. Thí nghiệm 2: đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng

3.1.2.Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến thời gian sinh trưởng của các dòng ngô trong vụ Xuân

dòng ngô trong v Xuân

Điều kiện ngập thời kỳ cây con làm kéo dài thời gian sinh trưởng của các dòng ngô tham gia thí nghiệm.

* Thời kỳ trỗ cờ

Ở công thức đối chứng, các dòng có thời gian trỗ cờ muộn nhất là D9 (74 ngày), D7 (74 ngày) và D8 (74 ngày). Các dòng có thời gian trỗ cờ sớm nhất là D4 (68 ngày) và D5 (68 ngày).

Ở công thức xử lý ngập, các dòng có thời gian trỗ cờ kéo dài hơn so với công thức đối chứng 1-3 ngày. Các dòng có thời gian trỗ cờ muộn nhất là D7 (76 ngày), D8 (76 ngày) và sớm nhất ở dòng D4 (69 ngày).

* Thời kỳ tung phấn

Ở công thức ngập, các dòng ngô tung phấn muộn hơn so với công thức đối chứng 1-2 ngày. Dòng D7 có thời gian tung phấn ở cả công thức ngập và đối chứng trùng nhau (77 ngày). Dòng D5 tung phấn sớm nhất (70 ngày), dòng D7, D8 và D9 tung phấn muộn nhất (77 ngày).

Từ bảng 3.2 cho thấy các dòng ngô thí nghiệm có thời gian từ trỗ cờđến tung phấn chênh lệch nhau từ 1 – 3 ngày.

* Thời kỳ phun râu

Ở công thức đối chứng, thời gian các dòng ngô phun râu trung bình là 75 ngày sau gieo. Dòng phun râu muộn nhất là D8 (78 ngày), D9 (78 ngày) và dòng D4 phun râu sớm nhất (70 ngày).

Ở công thức ngập, các dòng phun râu muộn hơn so với công thức đối chứng 1- 3 ngày. Riêng hai dòng D7 và D8 có thời gian phun râu trùng nhau ở cả công thức đối chứng và xử lý ngập (77 và 78 ngày).

Chênh lệch giữa thời gian tung phấn và phun râu diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng có tác dụng quyết định đến năng suất lúc thu hoạch. Sự chênh lệch này phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng dòng, điều kiên sinh thái từng vùng, khí hậu thời tiết, thời vụ. Dòng ngô có thời gian chênh lệch tung phấn và phun râu càng ngắn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh càng thuận lợi (nó quyết định

các yếu tố hình thành năng suất như: hàng hạt, số hạt/ hàng, số bắt hữu hiệu...). Ở công thức ngập, các dòng có thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu ngắn nhất là D7 (0 ngày); các dòng có thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu lớn nhất ở dòng D3 (4 ngày).

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 42 - 43)