Đặc điểm hình thái bắp của các dòng ngô trong vụ Xuân

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 52 - 53)

b. Thí nghiệm 2: đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng

3.1.8. Đặc điểm hình thái bắp của các dòng ngô trong vụ Xuân

3.1.8.1. Chiều dài bắp

Qua bảng 3.7 cho thấy, ở công thức đối chứng chiều dài bắp của các dòng ngô dao động trong khoảng 11,6 – 14,5 cm. Dòng có chiều dài bắp lớn nhất là dòng TB23 (14,5 cm), dòng có chiều dài bắp ngắn nhất là dòng D8 (11,6 cm). Ở công thức xử lí ngập chiều dài của các dòng ngô dao động trong khoảng 9,8 - 13,0 cm; dòng có chiều dài bắp lớn nhất là dòng TB23 (13 cm), dòng có chiều dài bắp ngắn nhất là dòng D1 (9,8 cm).

Tỉ lệ phần trăm giữa công thức ngập với đối chứng về chiều dài đóng bắp của các dòng dao động 75,38 – 95,04%. Dòng có tỉ lệ phần trăm cao nhất là dòng D10 (95,04%), D2 (92,43%), D4 (90,57%), đây là những dòng ít bị ảnh hướng của điều kiện ngập đến chiều dài bắp.

Bảng 3.7. Đặc điểm hình thái bắp của các dòng ngô trong vụ Xuân

Tên dòng

Chỉ tiêu theo dõi (cm)

Chiều dài bắp Chiều dài đuôi chuột Đường kính bắp

ĐC (a) (a)

Ngập

(b) Tỉ lệ b/a ĐC (a) Ngập (b) Tỉ lệ b/a ĐC (a) Ngập(b) Tỉ lệ b/a

D1 13,00 9,80 75,38 2,48 2,73 110,08 3,55 3,46 97,46 D2 11,90 11,00 92,43 2,60 2,90 111,53 3,30 3,25 98,48 D3 13,60 11,80 86,76 2,45 2,53 103,26 3,80 3,69 97,10 D4 13,80 12,50 90,57 3,05 3,32 108,85 3,62 3,45 95,30 D5 13,20 11,00 83,33 2,95 3,15 106,77 3,42 3,02 88,30 D6 12,50 10,30 82,40 2,50 2,60 104,00 3,50 3,40 97,14 D7 12,30 10,60 86,17 3,90 3,93 100,76 3,15 3,06 97,14 D8 11,60 10,00 86,20 3,40 3,80 111,76 3,43 3,12 90,96 D9 11,9 10,20 85,71 3,86 3,95 102,33 3,35 3,17 94,62 D10 12,1 11,50 95,04 3,00 3,60 120,00 3,57 3,39 94,95 TB23 14,50 13,00 89,65 2,37 2,50 105,48 3,55 3,45 97,46 TB 12,76 11,06 86,69 2,96 3,18 107,71 3,47 3,31 95,35

3.1.8.2. Đường kính bắp

Qua bảng 3.7 cho thấy, ở công thức đối chứng đường kính bắp của các dòng dao động trong khoảng 3,15 – 3,80 cm. Dòng có đường kính bắp lớn nhất là dòng D3 (3,80 cm), dòng có đường kính bắp nhỏ nhất là dòng D7 (3,15 cm). Đường kính bắp trung bình của ở dòng thuần là 3,47 cm.

Ở công thức xử lí ngập, đường kính bắp của các dòng đều giảm so với công thức đối chứng. Đường kính bắp trung bình của các dòng là 3,31 cm; trong đó dòng D3 (3,69cm) có đường kính bắp lớn nhất. Dòng D5 (3,02cm) và D7 (3,06 cm) có đường kính bắp nhỏ nhất.

Tỉ lệ phần trăm đường kính bắp giữa công thức ngập và công thức đối chứng của các dòng dao động từ 88,30 – 98,48%. Qua bảng chúng tôi thấy đa số các dòng đều có tỷ lệ phần trăm đường kính bắp giữa công thức ngập và công thức đối chứng trên 90%. Như vậy điều kiện ngập ít ảnh hưởng tới đường kính bắp của các dòng ngô thí nghiệm.

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)