Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến chỉ số SPAD của các dòng ngô trong vụ Xuân

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 48 - 49)

b. Thí nghiệm 2: đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng

3.1.5.Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến chỉ số SPAD của các dòng ngô trong vụ Xuân

trong v Xuân

Từ bảng 3.4 cho thấy chỉ số SPAD của các dòng đều giảm trong thời kỳ bị ngập úng. Giai đoạn trước gây úng chỉ số SPAD của các dòng dao động trong khoảng từ 26,6 – 38,1. Sau gây ngập 7 ngày, ở công thức đối chứng, chỉ số SPAD đạt 28,0 đến 39,4, trong đó hai dòng có chỉ số SPAD lớn nhất là D4 (39,4) và TB23 (36,6) và thấp nhất là dòng D2 (28,0). Hai dòng có tỷ lệ phần trăm giữa công thức ngập so với công thức đối chứng về chỉ số SPAD cao nhất là TB23 (95,2%) và D4 (92,1%); các dòng này có khả năng duy trì bộ lá xanh trong điều kiện ngập.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến chỉ số SPAD của các dòng ngô trong vụ Xuân

CT khi gây Trước ngập

Sau gây úng 7 ngày Sau gây úng 14 ngày ĐC

(a) Ngập (b) Ti lệ b/a (%) ĐC (a) Ngập (b) Tỉ lệ b/a (%)

D1 31,1 34,3 27,6 80,5 57,0 47,1 82,6 D2 26,6 28,0 23,6 84,3 45,9 40,1 87,3 D3 32,8 35,9 32,2 89,6 50,8 46,0 90,6 D4 38,1 39,4 36,3 92,1 53,2 50,4 94,8 D5 31,5 33,7 28,6 84,9 57,2 49,7 86,9 D6 27,6 29,7 25,0 84,2 45,9 39,6 86,3 D7 31,5 34,0 29,7 87,4 51,6 46,1 89,4 D8 29,6 32,5 23,3 71,7 60,6 44,7 73,8 D9 37,4 39,1 29,6 75,8 59,0 45,7 77,5 D10 30,2 32,9 20,8 63,3 59,7 39,0 65,3 TB23 33,8 36,6 34,8 95,2 47,3 46,2 97,6 Trung bình 31,84 34,2 28,3 82,6 53,5 45,0 84,7 Ghi chú: ĐC- Đối chứng (không xử lý ngập)

Sau gây ngập 14 ngày, ở công thức đối chứng chỉ số SPAD đạt trung bình 53,5, trong đó chỉ số SPAD cao nhất ở các dòng D8 (60,6), D10 (59,7) và thấp nhất ở dòng (45,8). Ở công thức ngập chỉ số SPAD trung bình đạt (45,0). Chỉ số

SPAD cao nhất ở các dòng D4 (50,4), D5 (49,7). Điều kiện ngập làm giảm trung bình 15,3 % về chỉ số SPAD so với công thức đối chứng. Tỷ lệ phần trăm về chỉ số SPAD giữa công thức đối chứng cao nhất ở các dòng TB23 (97,6%), D4 (94,8%) và thấp nhất ở dòng D10 (65,3); như vậy dòng TB23, D4 là những dòng ít bịảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến chỉ số SPAD.

Qua bảng số liệu cho thấy có sự phục hồi về chỉ số SPAD, mức độ hồi phục ở các dòng là khác nhau có ý nghĩa. Sau 7 ngày xử lý ngập, chỉ số SPAD giảm rõ rệt ở công thức ngập, tỷ lệ phần trăm giữa công thức ngập và đối chứng đạt 82,6 %. Sau 14 ngày xử lý ngập, tỷ lệ này tăng lên là 84,7 %.

Một phần của tài liệu đánh giá ưu thế lai một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu úng của các dòng ngô thuần tại gia lâm, hà nội (Trang 48 - 49)