cả, chính sách đầu tư vốn, chính sách khoa học, công nghệ, chính sách xã hội nông thôn, chính sách lương thực và an ninh lương thực. Có như vậy mới tạo cơ sở để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nước ta một cách nhanh chóng, hiệu quả.
3.3. Kinh nghiệm đúc kết từ quá trình đổi mới chính sách đất nông nghiệp nghiệp
* Giải quyết vấn đề ruộng đất phải xuất phát từ lợi ích của nông dân đồng thời phải phù hợp với lợi ích chung, xu thế chung của cách mạng:
Ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế đối với sản xuất nông nghiệp, là yêu cầu cơ bản và cấp thiết của người nông dân trong mọi thời kỳ cách mạng. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng đã giải quyết sáng tạo vấn đề ruộng đất và nông dân nhằm tập hợp lực lượng chính trị, tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân, nòng cốt liên minh công - nông, để tiến hành đấu tranh giành độc lập dân tộc. Vấn đề ruộng đất được giải quyết từng bước và đặt trong tổng thể vấn đề dân tộc. Nhờ đó, Đảng đã tập hợp xung quanh mình một lực lượng chính trị xã hội rộng lớn, nhân sức mạnh của giai cấp công nhân lên gấp bội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Trong những năm 1955-1957, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng đã đẩy mạnh cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu và bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến. Quyền sở hữu về ruộng đất của nông dân được đảm bảo. Điều đó đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.
Trong thời kỳ tập thể hóa nông nghiệp ở miền Bắc: Chính sách ruộng đất chỉ căn cứ vào thiết kế mô hình chung đã được định sẵn, không chú ý đến quyền lợi của nông dân nên đã không tạo được động lực kinh tế khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Nhưng trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nông dân lại có động lực chính trị: làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt. Mặt khác, trong chiến tranh mô hình tập thể hóa nông nghiệp, sở hữu tập thể về ruộng đất đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc huy
119
động sức người, sức của, thực hiện chính sách hậu phương quân đội v.v. Vì vậy, những hạn chế của mô hình này không bộc lộ gay gắt. Nông dân sẵn sàng chấp nhận phương án ăn chia bình quân chủ nghĩa, dốc sức xây dựng hậu phương miền Bắc, tích cực chi viện cho miền Nam, tiến hành kháng chiến thắng lợi.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, nông dân có quyền đòi hỏi quyền lợi về kinh tế trong khi đó Đảng và Nhà nước lại tiếp tục tăng cường mô hình tập thể hóa nông nghiệp ở miền Bắc, nhân rộng ra ở miền Nam. Lợi ích kinh tế của nông dân không được chú trọng. Cuối thập niên 70 thế kỷ XX, sau nhiều lần củng cố - phát triển hợp tác xã, mô hình tập thể hóa nông nghiệp đã bị đẩy tới mức quá bất hợp lý. Vì thế nó bộc lộ hết những yếu tố phi kinh tế và rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương tiến hành đổi mới. Nông nghiệp được chọn làm khâu đột phá. Công cuộc đổi mới này xuất phát từ chính quyền lợi của người nông dân. Ngay trong mục đích của Chỉ thị 100-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1981) đã nêu: “bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai và các cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn; không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên”.
Những năm 1979-1981: Cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động theo tinh thần Chỉ thị 100-CT/TƯ của Ban Bí thư đã đáp ứng được những yêu cầu của quần chúng nên nhanh chóng được thực hiện và nông dân ở các địa phương đều hưởng ứng cơ chế này. Ruộng đất bắt đầu được giao khoán. Tuy nhiên cơ chế khoán này vẫn thực hiện trên cơ sở duy trì chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và nhiều yếu tố của cơ chế quản lý cũ. Vì thế, sau một thời gian phát huy tác dụng tích cực, cơ chế khoán mới đã bộc lộ
120
những nhược điểm và hạn chế của nó. Đổi mới trong giai đoạn này còn mang tính cục bộ, chậm chạp nên không đủ khả năng để ngăn nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.
Thực hiện tư tưởng đổi mới của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), những đổi mới trong nông nghiệp mang tính căn bản vừa đem lại lợi ích cho nông dân vừa phù hợp xu thế đổi mới chung. Kinh tế hộ được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ. Các hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất, được quyển chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và quyền đó được pháp luật thừa nhận. Đây là mốc quan trọng đánh dấu một bước chuyển căn bản trong quá trình đổi mới chính sách đất nông nghiệp. Sự nới rộng quyền hạn của hộ nông dân đối với ruộng đất và được pháp luật thừa nhận qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện về kinh tế, pháp lý và cả tâm lý để phát huy hơn nữa tiềm năng của kinh tế hộ. Với các quyền hạn đó, hộ nông dân yên tâm đầu tư khai hoang, phục hóa, tăng vụ, cải tạo đất, chủ động trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Hình thức sở hữu - sử dụng này cũng góp phần thúc đẩy phân công lao động trong nông nghiệp, phát triển ngành nghề ở nông thôn và kinh tế nông nghiệp đã có những khởi sắc.
Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo nên sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Quan điểm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng xuất phát từ chính quyền lợi của người nông dân. Điều này được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nhận định là kết hợp chặt chẽ vấn đề kinh tế và xã hội nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người nông dân. Với chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước thì các khu công nghiệp, khu chế xuất, các hoạt động dịch vụ v.v. đã gia tăng ở nông thôn. Một số ngành sản xuất quan trọng đã hình thành gắn
121
với hoạt động chế biến, vận chuyển, phơi sấy, thiết bị phục vụ nông nghiệp. Tất cả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và làm bộ mặt nông thôn đổi mới. Đời sống của người nông dân được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhiều địa phương đã không chú trọng đến lợi ích của nông dân: thu hồi đất của nông dân nhưng đền bù không thỏa đáng, không thu xếp việc làm cho nông dân mất đất, cán bộ cơ sở tham nhũng, đất nông nghiệp sau khi thu hồi lại không được sử dụng có hiệu quả, thậm chí là để đất hoang vì quy hoạch treo v.v. Những tiêu cực đó làm cho nông dân bất bình sinh ra khiếu nại, khiếu kiện.
Như vậy bài học kinh nghiệm đầu tiên mà thực tế lịch sử đã chứng minh là trong quá trình giải quyết vấn đề đất nông nghiệp phải xuất phát từ lợi ích của nông dân đồng thời phải được giải quyết hài hòa với lợi ích chung, xu thế chung của cách mạng.
* Đổi mới chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần có cái nhìn tổng thể và phải mang tính chiến lược:
Đổi mới chính sách nông nghiệp nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là quá trình đổi mới từng bước. Đổi mới từng bước đã được thực tế chứng minh là đúng nhưng đổi mới không mang tầm chiến lược sẽ đem lại những hạn chế. Điều này được thể hiện rõ qua nhiều lần thay đổi chính sách không mang tầm chiến lược.
Chỉ thị 100-CT/TƯ được coi là bước đột phá đầu tiên vào mô hình tập thể hóa nông nghiệp cùng với cơ chế quản lý của nó. Bước chuyển từ khoán việc sang khoán sản phẩm, từ khoán đội đến khoán hộ gia đình ở một số khâu chính là bước quá độ từ kiểu quản lý và tổ chức sản xuất tập thể của hợp tác xã sang phát huy quyền tự chủ của xã viên đồng thời cũng từ đây vai trò của kinh tế hộ xã viên được thừa nhận. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đi đúng hướng nhưng lại không có cái nhìn chiến lược bởi trên thực
122
tế vẫn duy trì chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và nhiều yếu tố của cơ chế cũ.
Đổi mới chính sách nông nghiệp theo tinh thần Chỉ thị 100-CT/TƯ mang tính cục bộ được tiến hành trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Cho nên sau một thời gian phát huy tích cực, cơ chế khoán mới đã bộc lộ những nhược điểm, hạn chế. Đi kèm theo đó là cơ chế quản lý vĩ mô chậm được đổi mới đã làm cho tình hình sản xuất nông nghiệp thêm trầm trọng. Đây chính là một bài học kinh nghiệm của việc đổi mới không mang tính tổng thể và tầm chiến lược trong chính sách.
Một ví dụ nữa ta có thể thấy rõ hơn bài học kinh nghiệm này đó là bài toán về tích tụ ruộng đất: Để thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì không thể chấp nhận một nền nông nghiệp sản xuất manh mún trong khi cả nước tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu như trước đây, khi giao ruộng để thực hiện khoán sản phẩm đến hộ, nông dân đòi hỏi phải có tốt - có xấu, có gần - có xa, có thấp - có cao thì những năm sau đó tư tưởng manh mún, nhỏ hẹp ấy đã phải nhường cho một ước nguyện mang tính thời đại - cần những diện tích rộng lớn, liền vùng, liền khoảnh để sản xuất hàng hóa. Trước yêu cầu đó, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách tích tụ ruộng đất với quan điểm: quá trình tích tụ ruộng đất phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và phải gắn với việc chuyển dịch một phần lớn lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp dịch vụ tại nông thôn và cả đô thị. Đó là chủ trương đúng. Xu hướng tích tụ ruộng đất được mở rộng với nhiều hình thức: chuyển nhượng đất, thuê đất, mượn đất, dồn đổi, tập trung đất…
Tuy đạt được những thành tựu về tích tụ ruộng đất nhất định nhưng trong quá trình tích tục ruộng đất đã không có những bài toán dài hơi hơn trong chính sách cho nên đã bộc lộ những vướng mắc cần được tháo gỡ về cơ chế chính sách như:
123
Chưa có quy hoạch về phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo hướng hiện đại và bền vững. Mức hạn điền, thời hạn sử dụng đất ngắn đã không khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất yên tâm đầu tư phát triển lâu dài.
Chưa có chính sách hỗ trợ đào tạo quản lý, kỹ thuật, thông tin thị trường, khuyến khích liên kết, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại.
Chưa có chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề cho nông dân để rút bớt lao động nông nghiệp, tạo tiền đề cho tích tụ ruộng đất.
Chính vì thiếu cái nhìn tổng thể và chiến lược đã buộc Đảng và Nhà nước liên tục phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách để giải quyết những bất cập nảy sinh. Đây cũng chính là một kinh nghiệm lịch sử quan trọng trong đổi mới chính sách nông nghiệp nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.
* Để có chính sách phù hợp phải luôn coi trọng công tác tổng kết thực tiễn:
Sự hình thành đường lối đổi mới ở Việt Nam không phải theo một bài bản đã được vạch sẵn mà là xuất phát từ việc bắt buộc phải giải quyết yêu cầu bức xúc của thực tiễn.
Quá trình hoàn thiện chủ trương, chính sách phần lớn cũng xuất phát từ việc phải giải quyết vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.
Đổi mới trong chính sách nông nghiệp đã chứng minh cho kinh nghiệm lịch sử này.
Cơ chế quản lý theo mô hình tập thể hóa nông nghiệp với quyền sở hữu ruộng đất thuộc về tập thể, sau một thời gian phát huy tác dụng đã bộc lộ những hạn chế, làm cho người nông dân không còn gắn bó với ruộng đất, không có ý thức cải tạo, chăm sóc ruộng đất. Hơn thế, không có sự phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu nhà nước và quyền sở hữu tập thể nên dẫn đến quản lý ruộng đất lỏng lẻo, sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả, kinh tế nông nghiệp làm vào tình trạng khủng hoảng.
124
Từ thực tế đó cùng với việc ở nhiều địa phương đã tiến hành “khoán chui” buộc Đảng và Nhà nước phải thay đổi chủ trương, chính sách khác cho phù hợp hơn. Hình thức khoán sản phẩm đến hộ xã viên từ đó được ra đời theo tinh thần của Chỉ thị số 100 CT/TƯ của Ban Bí thư. Có thể nói cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp mới này là sự sáng tạo xuất phát từ quần chúng ở một số địa phương.
Nhưng sau gần 10 năm thực hiện, tác dụng kích thích của chính sách giao khoán này không còn hiệu quả, làm cho sản xuất nông nghiệp lại bị suy giảm. Sự suy thoá. nông nghiệp ở thời điểm 1986-1987 và sự vận dụng sáng tạo ở một số địa phương trong việc khoán gọn đến hộ lại là cơ sở thực tiễn cho một quyết định cải cách mạnh mẽ và táo bạo hơn đó là sự ra đời của Nghị quyết 10/NQ-TƯ của Bộ Chính trị và sự ra đời của Luật Đất đai năm 1987. Nghị quyết chủ trương giao ruộng đất ổn định, lâu dài để hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm đến hộ xã viên. Vai trò của kinh tế hộ được phát huy trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Hộ nông nghiệp có bước chuyển đổi trên các quan hệ cơ bản: từ sở hữu hình thức về tư liệu sản xuất trở thành người được sử dụng lâu dài ruộng đất-tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển quan trọng, vượt ra khỏi giai đoạn trì trệ kéo dài, thiếu lương thực triền miên, thu nhập thực tế tăng nên đời sống hộ nông dân đã có điều kiện cải thiện đời sống.
Nhưng kết quả mới chỉ là bước đầu, thực tế lại nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi phải giải quyết: ruộng đất manh mún; vấn đề giao ruộng cho hộ nông dân còn nhiều bất cập làm cho người nông dân chưa thật sự yên tâm đầu tư vào sản xuất; ruộng đất chưa được thừa nhận quyền chuyển nhượng đã cản trở quá trình chuyển nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Những chủ trương, chính sách của Nhà nước lúc này đã không chứa nổi những biến đổi liên tục của tình hình thực tế. Để giải quyết những bất cập này, Đảng và Nhà nước nghiên cứu tình hình thực tiễn và đề ra những chủ trương, chính sách mới. Theo đó, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
125
Trung ương Đảng khóa VII đã ra Nghị quyết tiếp tục đổi mới và phát triển