Chủ trương đổi mới của Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng

Một phần của tài liệu chinh sách đất nông nghiệp của đảng cộng sản việt nam 1979 2006 (Trang 37 - 39)

Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986)

Tình trạng khủng hoảng không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp như đã nêu ở phần trên mà còn là khủng hoảng kinh tế xã hội nói chung, nhất là tình trạng lạm phát ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sau khi đổi tiền vào năm 1985. Điều này càng tạo sức ép cần phải đổi mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đại hội đã quyết định bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, trong 5 năm (1986-1990) tập trung thực hiện ba chương trình, mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; coi nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ; khẳng định dứt khoát xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Đại hội VI đánh dấu bước chuyển biến căn bản về tư duy kinh tế của Đảng, là cơ sở lý luận và tạo môi trường mới - môi trường nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cho quá trình đổi mới căn bản và toàn diện cơ chế quản lý nông nghiệp. Đại hội tiếp tục xác định vị trí hàng đầu của nông nghiệp xuất phát từ yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất

33

hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay đổi theo hướng hạ thấp tỷ lệ đầu tư vào quốc doanh, tăng tỷ trọng đầu tư vào thủy lợi và thủy nông, phục vụ thâm canh và mở rộng diện tích đất canh tác trên các vùng còn nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, đường lối đổi mới của Đảng chậm được cụ thể hoá trên lĩnh vực nông nghiệp. Văn kiện Đại hội VI xác định: “Giải phóng năng lực sản

xuất, trước hết và chủ yếu là năng lực sản xuất của hàng chục triệu lao động với hàng triệu hecta đất”, “Thực hiện liên kết quốc doanh, tập thể, gia đình, cá thể, tư nhân nhằm tận dụng lao động và đất đai, khuyến khích kinh tế gia đình trồng các cây có giá trị”[16, tr. 457]. Nhưng do chưa nhận thức đầy đủ

về kinh tế hộ cũng như về những hạn chế của chính sách Khoán 100, Đại hội đề ra mục tiêu “hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và

người lao động” mà thực chất chỉ là tiếp tục cải tiến - hoàn thiện cơ chế

Khoán 100. Cho nên đến đầu năm 1988, trên thực tế, hợp tác xã nông nghiệp vẫn là chủ thể, là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu trong nông nghiệp, vẫn thực hiện cơ chế khoán sản phẩm theo tinh thần Chỉ thị 100 đã không còn vai trò tích cực nữa, bao trùm và cản trở sức sáng tạo, năng động của nông dân. Năm 1987-1988 vật tư nông nghiệp do Trung ương cấp giảm 50%, giá vật tư nông nghiệp tăng đột biến điều này càng làm đời sống nông dân thêm khó khăn.

34

Bảng 1.1: Diện tích - năng suất - sản lƣợng lúa giai đoạn 1976 - 1987 Năm Diện tích (1000

ha)

Năng suất (tạ/ ha) Sản lƣợng (1000 tấn) 1976 5.297,3 22,32 11.827,2 1977 5.468,7 19,37 10.597,1 1978 5.462,5 17,92 9.789,9 1979 5.485,2 20,71 11.362,9 1980 5.600,2 20,79 11.647,4 1981 5.651,9 22,00 12.415,2 1982 5.711,4 25,20 14.390,1 1983 5.611,0 26,30 14.743,3 1984 5.675,0 27,30 15.505,6 1985 5.703,9 27,80 15.847,8 1986 5.688,6 28,10 16.002,9 1987 5.588,5 27,00 15.102,6

Nguồn: Số liệu thống kê nông nghiệp 35 năm

Một phần của tài liệu chinh sách đất nông nghiệp của đảng cộng sản việt nam 1979 2006 (Trang 37 - 39)