Đảng và Nhà nước, các ngành có liên quan cần liên tục nghiên cứu, tổng kết sự phát triển của nông nghiệp nói chung và đất nông nghiệp nói riêng một cách thường xuyên hơn trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm hay,
115
những thành tựu cũng như những hạn chế, yếu kém để đề ra đường lối, chính sách phát triển cho phù hợp với các giai đoạn tiếp theo.
- Cần có sự phân biệt rạch ròi giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu trong hệ thống pháp luật, nhất là phải có những văn bản hướng dẫn thực hiện Luật để những chủ trương của Đảng sớm đi vào cuộc sống.
- Đảng và Nhà nước ta cần bỏ hạn điền về mặt thời gian và nối rộng hạn điền về mặt không gian. Nhà nước nên quyết định giao lâu dài quyền sử dụng đất cho người sản xuất nông nghiệp và không nên hạn chế quy mô nắm giữ quyền sử dụng đất trong khuôn khổ như đã thực hiện theo quy định. Việc giao lâu dài quyền sử dụng đất nông nghiệp giống như đã thực hiện đối với đất thổ cư sẽ không chỉ góp phần làm cho người sản xuất nông nghiệp yên tâm sản xuất, đầu tư vào nông nghiệp mà còn đảm bảo quyền chủ thể nắm giữ quyền sử dụng. Trong khi đó, việc mở rộng hạn điền tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa và sản xuất hàng hóa.
- Trong quá trình thực hiện chính sách thu hồi quyền sử dụng đất, nhất là quyền sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước phải đảm bảo quyền tài sản cá nhân trong quyền sử dụng đất bằng cách hạn chế thu hồi bắt buộc và gia tăng hình thức thu hồi tự nguyện. Đồng thời với điều đó là phải kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn và áp dụng phương thức thu hồi bắt buộc hay tự nguyện cho mỗi trường hợp thu hồi quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch trên cơ sở đảm bảo quyền tài sản cá nhân của người nắm giữ quyền sử dụng, ngăn chặn tình trạng tham nhũng.
- Về tích tụ ruộng đất, thị trường đất đai phát triển dẫn đến tình trạng một số nông dân (chủ yếu hộ trung bình và giàu) tích tụ ruộng đất. Quá trình tích tụ ruộng đất là quá trình phân công lao động, hình thành kinh tế nông trại sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Sự hình thành kinh tế trang trại cho phép nông dân sản xuất hàng hoá với hiệu quả đầu tư cao, thu hút lao động nhàn rỗi ở
116
nông thôn. Tuy nhiên, quá trình tích tụ ruộng đất lại gặp khó khăn từ tâm lý của người nông dân.
Dù Luật Đất đai cho phép người nông dân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất nhưng trên phạm vi cả nước, hiện tượng chuyển giao đất để làm nghề khác diễn ra chưa phổ biến. Tâm lý giữ đất đang là lực cản trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong nhiều làng nghề thủ công, nhiều hộ không cần đất canh tác nhưng họ vẫn giữ đất không chuyển nhượng cho thuê nhân công làm ruộng có khi lỗ. Trong khi đó các hộ thuần nông cần đất canh tác thì không có. Tâm lý “bám ruộng đất” còn do hàng thủ công không có thị trường tiêu thụ ổn định, nên nông dân sợ sẽ phiêu lưu khi họ chuyển giao ruộng đất để làm nghề khác.
Mặt khác, tích tụ ruộng đất lại nảy sinh những hệ lụy khác như một bộ phận nông dân mất đất nhưng không tìm kiếm được việc làm khác. Vì vậy Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất để quá trình này diễn phục vụ tốt cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Đối với hộ nông dân không có ruộng đất hay ít đất do những nguyên nhân bất khả kháng, thiết tha và có khả năng sản xuất đất nông nghiệp, tuỳ theo khả năng của từng địa phương, từng đối tượng có thể giải quyết cho họ theo quỹ đất đai mới khai phá, tạo điều kiện cho họ vay vốn để chuộc lại đất và giúp họ canh tác có hiệu quả. Với những hộ nông dân không có khả năng sản xuất nông nghiệp, nên chuyển họ sang làm dịch vụ nông, lâm nghiệp nhưng phải có chính sách đảm bảo quyền lợi của người lao động và tiền công để giải quyết đời sống cho họ. Trước mắt, từng bước giúp nông dân chủ yếu sống bằng nghề nông khắc phục khó khăn về vốn, kỹ thuật để không phải chuyển nhượng, mặt khác cần tạo ra nhiều cơ hội việc làm để nông dân có việc làm, thực hiện “ly nông bất ly hương” và ai giỏi nghề gì làm nghề đó.
117
Về lâu dài, cần thay đổi quan niệm “người cày có ruộng” bằng quan niệm mới “người lao động có việc làm”. Điều đó có nghĩa là không phải mọi nông dân đều phải có ruộng đất mà là mọi người lao động đều phải có việc làm. Trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì vấn đề lao động có việc làm là chính. Việc làm có thể gắn với ruộng đất hay gắn với công nghiệp nông thôn hay dịch vụ. Có việc làm, có thu nhập mới giải quyết được đời sống cho nông dân nói chung đặc biệt là những người nông dân không có đất.
- Về tình trạng ruộng đất manh mún: trong quá trình thực hiện giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, một số địa phương đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn và đầu tư cho nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa, kết hợp với công tác quy hoạch lại hệ thống kênh mương và đường giao thông nội đồng, bê tông hoá hệ thống thủy lợi. Từ chỗ mỗi hộ có 10-20 thửa đất, sau khi dồn điền, đổi thửa mỗi hộ chỉ còn 3-5 thửa. Như vậy, mặc dù đã được khắc phục một phần nhưng kết quả còn hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần phải tiếp tục có những hướng giải pháp mới để khắc phục tình trạng này.
- Dù sớm hay muộn chúng ta cũng phải có cơ chế chính sách mang tính bảo hộ, bảo hiểm, trợ giá, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, quy hoạch ác vùng sản xuất, quy hoạch nông thôn, nông nghiệp. Có như vậy mới tạo niềm tin, sự yên tâm, gắn bó lâu dài những người tham gia sản xuất nông nghiệp, những nông dân với mảnh ruộng của mình.
- Việc giải quyết tốt mối quan hệ ruộng đất là cơ sở quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tính đến năm 2006, sau hơn 20 năm thực hiện Khoán 10 và gần 15 năm thực hiện Luật Đất đai đã chứng minh quá trình đổi mới chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Song cũng cần phải tiếp tục đổi mới, bổ sung hoàn thiện các chính sách pháp luật về đất đai. Luật Đất đai cũng như các văn bản dưới luật phải đồng bộ, cụ thể hoá cao, dễ đọc, dễ nhớ, dễ vận dụng, tránh rời rạc. Mặt khác cần có chính sách đồng bộ trong hệ thống các
118