Giao khoán ruộng đất ổn định, lâu dài theo tinh thần Nghị

Một phần của tài liệu chinh sách đất nông nghiệp của đảng cộng sản việt nam 1979 2006 (Trang 41)

quyết số 10-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (5/4/1988)

Tháng 8/1986, Bộ Chính trị họp Hội nghị bàn về quan điểm kinh tế. Tuy nhiên, phải đến tháng 4/1988 tức là phải sau gần 2 năm tính từ thời điểm Hội nghị thì Nghị quyết 10 mới được ban hành. Đường lối đổi mới cùng những chuyển biến và đòi hỏi của thực tiễn là cơ sở để ngày 5/4/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”.

Nghị quyết 10-NQ/Tư của Bộ Chính trị có hai nội dung cơ bản là: sử dụng đúng đắn nhằm phát huy vai trò của các thành phần kinh tế nông nghiệp và đổi mới quản lý nhà nước trong nông nghiệp. Điểm nổi bật liên quan đến vấn đề đất nông nghiệp là ở nội dung:

“Tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ và

hộ xã viên, đến người lao động và đến tổ, đội sản xuất tuỳ theo điều kiện của ngành nghề cụ thể ở từng nơi, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch phân phối từ đầu” và “phải điều chỉnh diện tích giao khoán,

khắc phục tình trạng phân chia ruộng đất manh mún hiện nay, đảm bảo cho người nhận khoán canh tác trên diện tích có quy mô thích hợp và ổn định trong khoảng 15 năm. Phải phân loại các loại ruộng đất và xác định đúng định mức, đơn giá đối với từng khâu trên từng loại đất để làm cơ sở giao khoán và ổn định mức khoán trong 5 năm; chỉ sửa đổi mức khoán khi điều kiện vật chất - kỹ thuật đã thay đổi. Tùy tình hình cụ thể mà hợp tác xã và tập đoàn sản xuất quyết đinh những khâu do tập thể đảm nhiệm và những khâu khoán cho xã viên (không nhất thiết tập thể làm 5 khâu, xã viên làm 3 khâu). Và đảm bảo cho các hộ xã viên

37

nhận khoán thu được khoảng trên dưới 40% sản lượng khoán trở lên tuỳ theo số lượng khâu do hộ xã viên đảm nhiệm” [22, tr.8].

Qua đó cho thấy Nghị quyết 10 đề ra cơ chế khoán mới, xác định hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị chủ quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với hợp tác xã và đây cũng là lần đầu tiên kinh tế hộ gia đình được thừa nhận. Từ đó, các hợp tác xã nông nghiệp đều phải tiến hành giao khoán ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác cho các hộ xã viên và rút dần sự can thiệp vào quyền chủ động kinh doanh của các hộ đồng thời quyền hạn của hợp tác xã đối với các vấn đề như: quản lý đất đai, định đoạt kế hoạch sản xuất, điều động lực lượng lao động, phân phối sản phẩm không còn được như trước. Và như vậy theo điều kiện của hợp đồng giao khoán, đất nông nghiệp được giao cho người nông dân theo phương thức mỗi gia đình sẽ nhận đất với các đặc điểm giống nhau: gần và xa, tỉ lệ màu mỡ cao và thấp. Trên cơ sở đó, đất nông nghiệp được phân bổ thành từng mảnh giao cho các hộ nông dân.

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã cụ thể hoá toàn diện tư tưởng đổi mới của Đại hội VI trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Nếu Chỉ thị 100 của Ban Bí thư ra đời trong khuôn khổ hạn chế của nền kinh tế hai thành phần, cơ chế kế hoạch hoá, tập trung thì Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị được phát huy trong môi trường nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang được thiết lập đồng bộ. Thực hiện “Khoán 10” trong nông nghiệp thực chất là xây dựng, phát huy vai trò của nền kinh tế hộ nông nghiệp trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Theo đó, hộ nông nghiệp có bước chuyển đổi trên các quan hệ cơ bản: từ sở hữu hình thức về tư liệu sản xuất trở thành người được nhận khoán lâu dài ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Cụ thể là quy định việc giao khoán ruộng (đất trồng trọt) tới hộ được ổn định trong vòng 15 năm và mức khoán được ổn định trong 5 năm, chỉ sửa đổi khi điều kiện vật chất, kỹ thuật đã thay đổi và đảm bảo cho các hộ xã viên nhận khoán thu được khoảng trên dưới 40% sản lượng khoán trở lên. Đó là điểm “đổi mới”, “đột phá” cơ bản của Nghị quyết 10 xét riêng về phương diện chính sách “khoán”

38

trong nông nghiệp nói chung và đối với đất nông nghiệp nói riêng so với các chính sách trước đây. Từ việc được quyền nhận khoán ruộng đất lâu dài hơn, kinh tế gia đình trở thành một chủ thể kinh tế giữ vai trò chính trong việc tạo ra sản phẩm nông nghiệp; từ sản xuất theo theo mệnh lệnh, gò ép, bắt buộc, bị động sang chủ động sản xuất, tự hoạch toán. Người nông dân cũng gắn bó hơn với mảnh ruộng của mình và đầu tư vào sản xuất. Từ đó Nghị quyết 10 trở nên hoàn thiện và triệt để hơn các chính sách về khoán đã có trước đó. Những chính sách khoán trước đây hoàn toàn xuất phát từ tư tưởng khắc phục, duy trì và củng cố hệ thống chính sách kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có - chính sách tập trung, quan liêu, bao cấp; phương thức tập thể hoá về sở hữu đặc biệt là đất đai, tổ chức lao động và phân phối. Và những đổi mới, đột phá của những chính sách này hoặc là mang tính bộ phận hoặc thậm chí là những hệ quả chính sách ngoài dự kiến. Trong khi đó, Nghị quyết 10 xuất phát từ chủ trương xoá bỏ hệ thống chính sách nông nghiệp, nông thôn đã có và xây dựng một hệ thống chính sách kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên trên quan điểm kinh tế mới - Nghị quyết Đại hội Đảng VI (1986).

Khi đó, hộ gia đình được quyền tự quyết nhiều hơn đối với các hoạt động sản xuất của họ. Trong nền kinh tế bắt đầu vận động theo cơ chế thị trường thì việc sử dụng đất một cách linh hoạt có ý nghĩa quan trọng bởi:

- Việc sử dụng đất linh hoạt cho phép nông dân có thể ứng xử với các tín hiệu thị trường như: giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra. Giá đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến mức đầu tư và chi phí sản xuất, trong đó giá đầu ra lại có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và mức độ thu hồi vốn đầu tư.

- Bởi vì giá cả luôn luôn biến động nên việc linh hoạt trong sử dụng đất sẽ giúp cho nông dân tận dụng các cơ hội của thị trường đồng thời giảm thiểu rủi ro do thay đổi giá cả.

- Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết do đó mức độ rủi ro cao. Trong điều kiện như vậy, sản xuất không linh hoạt và cứng nhắc sẽ không cho phép nông dân thích ứng với những hoàn cảnh

39

không bình thường. Nông dân sẽ có lợi nhiều hơn khi sử dụng đất linh hoạt và sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro, đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất và do đó tăng thu nhập của họ.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế nông nghiệp khi đó và so với mục tiêu “thực sự giải phóng sức sản xuất” và “chuyển nền nông

nghiệp còn mang nặng tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá theo hướng chuyên môn hoá kết hợp kinh doanh tổng hợp” thì còn có những hạn chế:

Về vấn đề sở hữu, sử dụng ruộng đất, Nghị quyết mới điều chỉnh quan hệ sở hữu trong cấu trúc mô hình hợp tác xã nông nghiệp theo kiểu cũ: hộ xã viên đã được giao đất lâu dài và có quyền sử dụng ruộng đất một cách chủ động, nhưng hợp tác xã vẫn là đơn vị quản lý ruộng đất nông nghiệp, là một đặc quyền để chi phối, ràng buộc hộ nông nghiệp theo sự quản lý của mình. Tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất chưa được thừa nhận quyền chuyển nhượng sử dụng, cản trở quá trình nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hoá.

Vấn đề giao ruộng đất cho hộ nông nghiệp còn có bất cập. Ruộng đất có thể giao tới 15 năm nhưng 5 năm đã định lại mức khoán nếu điều kiện thay đổi, làm cho người nhận khoán chưa mạnh dạn đầu tư cải tạo ruộng đất. Tính bình quân trong thực tế giao ruộng khoán làm ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún, gây khó khăn cho cơ giới hoá, sản xuất hàng hoá, hạn chế việc khai thác tiềm năng đất đai, vốn và cả kinh nghiệm của những gia đình sản xuất giỏi ở nông thôn.

Có thể nói Khoán 10 đã đột phá vào khâu trọng yếu - giao khoán ruộng đất ổn định cho nông dân. Nhưng cũng có thể thấy “quyền nhận khoán” những thửa ruộng nhỏ bé, manh mún này của người nông dân là thứ quyền chưa đầy đủ, hơn nữa lại trở thành mong manh, yếu ớt trước cơn bão thị trường đang đòi hỏi.

Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm của Trung ương Đảng khoá VI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng đảm bảo thực hiện Nghị

40

quyết Đại hội VI của Đảng (20/6/1988). Đồng thời trong quá trình thực hiện, đối chiếu với thực tế, nông dân biết được nhiều việc làm sai trái, không đúng với chính sách quản lý và sử dụng ruộng đất của một số cấp uỷ đảng và chính quyền nên đã có những đòi hỏi giải quyết vấn đề ruộng đất theo đúng những chính sách mới của Đảng và Nhà nước, Bộ Chính trị ra Chỉ thị giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất (Số 47-CT/TƯ ngày 31/8/1988) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký. Chỉ thị nêu rõ nội dung: Một số tình hình về vấn đề ruộng đất, phương hướng giải quyết vấn đề ruộng đất, những chủ trương và biện pháp, tổ chức thực hiện.

Khi đề cập đến tình hình ruộng đất, Chỉ thị 47-CT/TƯ đã khách quan nhận định: “Hiện nay ở một số địa phương, nhất là ở miền Tây và miền Đông

Nam Bộ một số nông dân đang đòi lại ruộng đất cũ, có nơi xảy ra tranh chấp gay gắt” và “ở trung du miền núi có sự tranh chấp ruộng đất giữa đồng bào dân tộc tại chỗ với đồng bào các địa phương khác đến sản xuất khai hoang, phát triển kinh tế mới”.

Tư tưởng chỉ đạo của Đảng thể hiện trong Chỉ thị này: “Bảo đảm phát

triển sản xuất nông sản hàng hoá, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nông dân”, “giải quyết vấn đề ruộng đất gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI” và “phải làm cho cán bộ, đảng viên thông suốt với các chủ trương, chính sách của Đảng về ruộng đất, khắc phục những điều bất hợp lý do một số cán bộ, đảng viên gây ra, làm gương cho nông dân giải quyết nhữung vấn đề phức tạp về ruộng đất trong nội bộ nông dân lao động”

[22, tr. 10].

Về biện pháp thực hiện, Chỉ thị nêu các vấn đề giải quyết đất nông nghiệp ở các khía cạnh:

- Giải quyết tranh chấp ruộng đất trong nội bộ nông dân và các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã.

41

- Việc quy định đất nông nghiệp giữa những hộ hiện nay sống bằng nghề buôn bán, lao động tự do, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc dịch vụ nông nghiệp với quỹ ruộng để giao thêm cho các hộ có khả năng và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu ruộng đất để sản xuất.

- Quy định với ruộng đất xâm canh.

- Quy định đối với những vụ tranh chấp ruộng đất giữa nông dân địa phương với các tổ chức kinh tế nhà nước (nông trường, lâm trường, cơ quan, đơn vị của nhà nước nói chung).

- Quy định đối với ruộng đất chiếm dụng trái phép hoặc sử dụng quá nhiều, không hợp lý.

- Quy định đối với những vụ tranh chấp ruộng đất giữa đồng bào đến xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào dân tộc địa phương.

- Quy định đối với ruộng đất do xoá bỏ tàn dư bóc lột phong kiến của phú nông, tư sản nông thôn; do tịch thu, trưng thu của các loại phản động và ruộng đất hiến qua các thời kỳ cách mạng.

- Các vụ tranh chấp ruộng đất hương hoả, thổ cư.

Chỉ thị nêu rõ tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc giải quyết vấn đề cấp bách về ruộng đất là xuất phát từ thực trạng ruộng đất trong nông dân và nông thôn đang diễn biến hết sức phức tạp. Các cấp, các ngành cần thấy cả việc làm đúng và sai để định ra hướng giải quyết cho phù hợp với thực tế địa phương. Một số nơi trong quá trình thực hiện các chính sách về đất nông nghiệp đã rút lại phần lớn số đất mà các đối tượng chiếm dụng sai trái, rút lại đất mà tập đoàn sản xuất đã khoán sai đối tượng, sửa việc điều chỉnh ruộng đất bình quân theo nhân khẩu và giao khoán theo hợp đồng lao động “quy” một cách máy móc, để khoán lại cho hợp lý và đúng đối tượng trước hết là các hộ trung nông thường, bần nông bị cắt đất và các gia đình chính sách. Nhờ đó nông dân lao động và các gia đình thuộc diện chính sách đồng tình hưởng ứng, tạo ra không khí phấn khởi, tin tưởng ở nông thôn.

42

Trong hệ thống chính sách Đất đai của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn này còn có:

- Quyết định số 13-HĐBT ngày 1/2/1989 của Bộ Chính trị về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất.

- Nghị định số 30-HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Đất đai.

- Quyết định 201-QĐ/ĐKTK ngày 15/7/1989 của Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Thông tư số 302-TT/ĐKTK ngày 28/10/1989 của Tổng cục quản lý ruộng đất. Hướng dẫn thi hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Thông tư liên bộ số 05-TT/TB ngày 18/12/1991 của Bộ Thuỷ sản và Tổng cục quản lý ruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch trong vườn nằm gọn trong đất thổ cư cho hộ gia đình; ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm gia đình. Với những mặt nước chưa sử dụng có thể giao cho tổ chức, cá nhân không hạn chế.

- Ngày 15/7/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 327/CT chính sách sử dụng ruộng đất đồi núi trọc, rừng,bãi bồn ven biển và mặt nước với nội dung: lấy hộ gia đình sản xuất để giao đất rừng, giao đất bãi bồi với những điều kiện rộng rãi: mỗi hộ được giao đất rừng tùy khả năng trong đó 5000m2 kinh tế vườn (nếu là đất rừng), 300m2 (nếu là đất trồng cây công nghiệp), 700m2 (nếu là đất bãi bồi). Nhà nước dành 60% vốn dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng, 40% còn lại cho hộ gia đình vay không lấy lãi. Những hộ chuyển vùng đến vùng kinh tế mới được phép chuyển quyền sử dụng đất canh tác, đất thổ cư để lấy tiền làm vốn. Trong Quyết định này, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cũng khuyến khích các doanh nghiệp, các công ty tư nhân trong nước và nước ngoài bỏ vốn đầu tư dưới hình thức đồn điền, trang trại.

Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã thực sự đi vào cuộc sống trong đó có những thay đổi căn bản thực hiện giao khoán đất nông

43

nghiệp. Điều này thể hiện trước hết là các hợp tác xã nông nghiệp đều đã tiến hành giao khoán ruộng đất cùng các tư liệu sản xuất khác cho các hộ xã viên đồng thời rút dần sự can thiệp vào quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các hộ. Như vậy là quyền hạn của các hợp tác xã trong quản lý đất đai, định đoạt kế hoạch sản xuất, điều động lực lượng lao động và phân phối sản phẩm không còn được như trước.

Việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1986-1990 là bước quá độ của sự

Một phần của tài liệu chinh sách đất nông nghiệp của đảng cộng sản việt nam 1979 2006 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)