Giao quyền sử dụng đất nông nghiệp những chủ trương đầu tiên

Một phần của tài liệu chinh sách đất nông nghiệp của đảng cộng sản việt nam 1979 2006 (Trang 55 - 61)

Thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 đã giúp Việt Nam quyết tâm đoạn tuyệt với cơ chế quản lý cũ và xác lập cơ chế quản lý mới. Những thành tựu tuy còn hạn chế nhưng cho phép khẳng định phương hướng cải cách nền kinh tế là đúng đắn, tạo niềm tin và đà thuận lợi cho bước đổi mới mạnh mẽ hơn trong giai đoạn sau.

Thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1986-1990 càng trở nên có ý nghĩa quan trọng khi đặt trong bối cảnh quốc tế lúc đó. Việt Nam nhờ tiến hành đổi mới trước khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện nên khi nguồn bao cấp quốc tế bị đột ngột cắt giảm vào những năm 1990-1991, thị trường xuất nhập khẩu bị hẫng hụt thì kinh tế Việt Nam tuy có bị ảnh hưởng nhưng nhìn chung không bị xáo trộn lớn. Điều đó thể hiện tính chủ động, sáng tạo, khả năng tự đổi mới của Đảng cũng như nhân dân ta.

Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995 với lòng tin và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân kiên quyết đi theo con đường đổi mới. Cục diện chính trị vẫn giữ được ổn định. Đó là điều kiện hết sức to lớn để Việt Nam tiếp tục thực hiện những tư tưởng đổi mới mà Đại hội Đảng VI (1986) đã vạch ra. Tuy nhiên tiếp tục công cuộc đổi mới, Việt Nam còn phải trải qua nhiều khó khăn do tình hình đất nước chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết.

Tháng 6/1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đánh dấu bước chuyển biến từ cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên cơ sở coi trọng yếu tố thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã

51

hội chủ nghĩa. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã nêu: “Kinh tế tập thể trong nông nghiệp

đã chuyển sang thực hiện rộng rãi cơ chế khoán, hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng đất, bước đầu giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng lao động và vốn của nhân dân” [24, tr.432]. Đại hội

khẳng định: “Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị là đúng đắn, phù hợp với điều

kiện kinh tế nước ta và nguyện vọng của nông dân” [24, tr.438]. Từ đó đề ra

chủ trương đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Văn kiện Đại hội VII là văn kiện đầu tiên của Đảng nêu ra khái niệm “kinh tế hộ” và quyết định một số vấn đề cấp bách đối với nông nghiệp, nông thôn trong đó nhấn mạnh: “Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước giao cho hộ

nông dân sử dụng lâu dài. Hội nghị Trung ương lần thứ 12 cho rằng không thể tư hữu hóa ruộng đất vì sẽ dẫn đến phân hóa lớn về giai cấp, cản trở việc quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng và sẽ làm căng thẳng thêm vấn đề tranh chấp ruộng đất vốn đã phức tạp” [24, tr.584].

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội VII và với việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn sau đó được cụ thể hoá bằng Hiến pháp 1992, quy định Nhà nước giao quyền sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, Quyết định 201-QĐ/ĐKKT của Tổng cục Quản lý ruộng đất về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến hộ nông nghiệp v.v.

Chính vì thế tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ( tháng 11/1991) về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh tế xã hội trong những năm 1991-1995 cũng đã đề cập đến vấn đề giao quyền sử dụng đất - vấn đề quan trọng để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, kinh tế hộ cá thể và tư nhân phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng nông thôn mới:

“Trong năm 1992, phải hoàn chỉnh việc thể chế hóa chính sách ruộng

đất, bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai và các vản bản dưới luật nhằm đảm bảo quyền quản lý thống nhất của Nhà nước với toàn bộ đất đai, đồng

52

thời xác đinh rõ trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng đất, đặc biệt là nông dân đối với ruộng đất được Nhà nước giao cho sử dụng ổn định lâu dài. Người được giao quyền sử dụng đất canh tác không được tự ý chuyển thành đất không canh tác và có trách nhiệm bảo vệ mầu mỡ của đất. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê thế chấp, thừa kế

quyền sử dụng đất phải được pháp luật quy định cụ thể theo hướng khuyến khích nông dân an tâm đầu tư” [24, tr.532].

Bên cạnh đó còn quan tâm đến vấn đề việc chuyển nhượng sử dụng đất nông nghiệp: “Quy định rõ các điều kiện cho phép chuyển nhượng quyền sử

dụng ruộng đất, ngăn ngừa tình trạng người sống bằng nghề nông không còn ruộng đất, người mua quyền sử dụng không phải để sản xuất mà để buôn bán ruộng đất, phát canh thu tô” [24, tr.546]. Và để chuẩn bị chu đáo và thực hiện

dứt điểm chủ trương Nhà nước giao đất cho hộ nông dân và cấp giấy chứng nhận, Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ:

“Việc giao đất phải phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng loại đất theo

nguyên tắc công khai, dân chủ, có lý, có tình, bảo đảm công bằng xã hội và đoàn kết nông thôn, đảm bảo mọi người sống bằng nghề nông đều có đất canh tác. Xử lý nghiêm khắc mọi hành vi lợi dụng chức quyền để bao chiếm đất đai. Diện tích đất đã giao cho nông, lâm trường và các đơn vị khác, nay cần kiểm tra lại việc sử dụng; đối với phần đất chưa sử dụng, hoặc sử dụng kém hiệu quả, Nhà nước thu hồi lại để giao cho nông dân sử dụng. Đất nông nghiệp chuyển sang dùng vào mục đích phi nông nghiệp phải được xét duyệt hết sức chặt chẽ, gắn với quy hoạch, kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp và khu dân cư” [24, tr.469].

Chính thời điểm này khi Việt Nam chuẩn bị soạn thảo hiến pháp và sau đó sửa đổi Luật Đất đai các cuộc tranh luận về chính sách đất đai bùng nổ, theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sửu trong một công trình nghiên cứu của ông có đề cập đến ba quan điểm nổi bật. Quan điểm thứ nhất cho rằng đất đai phải do

53

Nhà nước quản lý và sở hữu dưới danh nghĩa “toàn dân”; theo quan điểm này thì nhà nước sẽ giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân và các thực thể khác sử dụng trong một thời hạn nhất định và cho phép các chủ sở hữu quyền sử dụng đất có một số quyền phụ.

Nhưng một số nhà nghiên cứu và cố vấn chính sách lại có một quan điểm khác vì cho rằng đất đai không chỉ là phương tiện sản xuất mà còn là một dạng tài sản đặc biệt thì cả nhà nước và cá nhân nên là chủ sở hữu và theo đó nên có 3 chế độ sở hữu đất đai bao gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá thể. Quan điểm thứ hai này muốn trao cho người dân và các thực thể xã hội khác nhiều quyền hơn trong sở hữu và sử dụng đất đai.

Một số quan điểm khác lập luận rằng nên phát triển ba hình thức sở hữu đất đai đó là sở hữu: tư nhân, nhà nước và hỗn hợp. áp dụng lập luận này vào đất nông nghiệp, sở hữu hỗn hợp có nghĩa nhà nước sở hữu đất nông nghiệp và giao quyền sử dụng cho người và tổ chức để sử dụng. Riêng đối với các loại đất khác, quan điểm này cũng muốn thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân.

Trong bối cảnh đó, tháng 6/1993, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã ra Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn”. Nội dung Nghị quyết đề cập khá toàn diện các khía

cạnh của nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới thể hiện trên ba nội dung chủ yếu:

Thứ nhất, về cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, Nghị quyết tiếp tục chủ trương kiên trì và nhất quán thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Thứ hai, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp đã dần dần tạo ra sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn không còn thuần nông như trước nữa mà có sự khôi phục và bước đầu phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp. Do đó, vấn đề đặt ra là phải có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông thôn.

54

Thứ ba, Nghị quyết chủ trương đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Nghị quyết xác định chức năng nhiệm vụ của tổ chức đảng bộ cơ sở, tổ chức chính quyền và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức này phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo tinh thần đó, ngay trong nội dung thứ nhất của Nghị quyết nêu về cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp đã đề cập đến vấn đề thực hiện chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân - một vấn đề nóng bỏng ở nông thôn thời kỳ này.

Một lần nữa, Nghị quyết khẳng định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Luật đất đai (sửa đổi) quy định rõ nội dung các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bảo đảm cho người sống bằng nghề nông, nhất là những gia đình chính sách phải có ruộng đất, được quyền sử dụng lâu dài, được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định, nhằm khuyến khích sử dụng và phát triển quỹ đất có hiệu quả làm cho đất đai ngày càng màu mỡ, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn, thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Quy định thời gian sử dụng đất hợp lý đối với cây ngắn ngày và cây lâu năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất có nhu cầu và điều kiện sẽ được quyền tiếp tục sử dụng. Chính sách hạn điền phải phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Đối với người đang canh tác trên mức hạn điền, Chính phủ có quy định và hướng dẫn riêng để họ an tâm sản xuất. Nhà nước có chính sách bảo đảm kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong việc khai thác và sử dụng đất đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển. Đối với quỹ đất công ích, nơi nào có nhu cầu thì được để lại không quá 5% diện tích canh tác của xã, nhưng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả” [24, tr.491].

55

Qua đó có thể thấy, nếu như so với Nghị quyết 10 NQ/TƯ của Bộ Chính trị, mặc dù Nghị quyết 10 đã chủ trương giao khoán ruộng đất ổn định lâu dài cho các hộ xã viên (đây là một bước tiến lớn so với chính sách khoán ruộng theo tinh thần của Chỉ thị 100 của Ban Bí thư) nhưng lại chưa xác định được quyền hạn của người sử dụng và ruộng đất lại bị chia nhỏ, manh mún thì Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai và lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VII đã dần khắc phục những hạn chế đó của Nghị quyết 10.

Nghị quyết thể hiện tinh thần đổi mới về vấn đề ruộng đất với việc cho rằng cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1987. Đồng thời, những vấn đề bất cập về ruộng đất: hạn điền, đất trống, đồi núi trọc, đất công v.v cũng cần phải nghiên cứu thêm. Những nội dung đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tháng 6/1996 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII quyết định đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết Đại hội cũng chỉ ra những đường hướng căn bản cho việc tháo gỡ một số vướng mắc đang cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong đó ở khía cạnh đất nông nghiệp với các giải pháp:

Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư, nghiệp; hình thành các vùng tập trung chuyên canh,… đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong, ngoài nước.

Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa…

Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết công nghiệp đô thị.

Phát triển ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hàng dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

56

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại.

Để đưa nông nghiệp, nông thôn bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với những giải pháp nêu trên, Đại hội chú ý đến nhiều vấn đề trong đó có vấn đất nông nghiệp: “Hình thành các vùng tập trung chuyên canh sẽ thúc bách quá trình tập trung ruộng đất theo quy mô lớn, phát triển kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá quy mô lớn” [25, tr.207]. (Đồng thời, Đại hội

cũng nêu lên một số chủ trương nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn: “hoàn thành cơ bản việc giao đất, khoán rừng cho hộ nông dân” [24, tr.207]). Mặt khác, Đại hội cũng chỉ ra: “mối quan hệ giữa mở rộng quy mô

sản xuất, tích tụ ruộng đất như là một xu thế nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn với thực trạng một bộ phận nông dân không còn đất, phải làm thuê nên việc tổ chức thực hiện có nhiều lúng túng” [25, tr.246].

Từ đánh giá trên, Hội nghị Trung ương 4 Khóa VIII (12/1996) đã cụ thể hoá, bổ sung một số nội dung vào đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong nội dung của Nghị quyết cũng xuất hiện những quan điểm mới về vấn đề đất nông nghiệp như: “khuyến khích và giúp đỡ các

hộ nông dân đổi đất cho nhau để khắc phục tình trạng ruộng đất quá manh mún”. Đây cũng là chủ trương khắc phục tính manh mún trong vấn đề ruộng

đất ở nông thôn Việt Nam thời điểm này. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII đã chủ trương đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn với các chương trình lớn: thoát lũ và ngọt hóa đồng bằng Sông Cửu Long, cải tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở nghề cá v.v. Đối với đất trồng rừng, Đại hội cũng chủ trương thực hiện Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

Một phần của tài liệu chinh sách đất nông nghiệp của đảng cộng sản việt nam 1979 2006 (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)