Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và rút kinh nghiệm qua các thí điểm, ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 100/CT- TƯ về Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động
và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp. Qua đó cho thấy rằng
“khoán chui”, một mặt, phản ánh sự bắt đầu đổ vỡ khó tránh khỏi của mô hình tập thể hóa triệt để ruộng đất, sức lao động và tư liệu sản xuất khác của nông dân; mặt khác , phản ánh tính tất yếu kinh tế-khôi phục lại chức năng kinh tế hộ nông dân.
Chỉ thị 100-CT/TƯ nêu rõ: mục đích của việc thực hiện cơ chế khoán mới trong nông nghiệp là nhằm “bảo đảm phát triển sản xuất và nâng
cao hiệu quả kinh tế, trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai, tư liệu sản xuất hiện có, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, củng cố, tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn; không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống xã viên, tăng tích luỹ của hợp tác xã; làm tròn nghĩa vụ và không ngừng tăng khối lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước” [18, tr.11].
Để đạt được mục đích, Chỉ thị 100/CT-TƯ ở phần II đã nêu ra các hình thức khoán, chủ trương mở rộng “khoán sản phẩm” và đã đề cập đến vất đề ruộng đất rất rõ ràng:
“Phải kiên quyết ngăn ngừa và khắc phục tình trạng khoán trắng cho xã
viên. Không được giao ruộng đất cho xã viên tự ý sử dụng; không giao cho từng cá nhân xã viên tự đảm nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch” và “Tổ chức tốt việc giao diện tích
27
thực hiện sản lượng khoán, tránh để ruộng đất bị chia cắt manh mún, gây trở ngại cho việc sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Khi diện tích giao khoán cho người lao động được phân bố hợp lý, thì có thể ổn định trong vài ba năm để xã viên yên tâm thâm canh trên diện tích đó. Về mức sản lượng khoán, cần xem xét hàng năm cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế” [18, tr.12].
Qua nội dung đó đã cho thấy đất nông nghiệp sẽ được giao khoán cho tổ đội sản xuất, các nhóm lao động và người lao động trong các hợp tác xã nhằm sử dụng một cách ổn định qua từng năm. Đây là một bước đột phá trong qúa trình đổi mới các chính sách về nông nghiệp của Việt Nam nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Bởi:
Ban Bí thư chủ trương: giao diện tích ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm và người lao động sử dụng và có thưởng phạt công minh của hợp tác xã đối với đội sản xuất, đồng thời cải tiến các hình thức khoán của đội sản xuất đối với xã viên. Nhưng thực chất, các hợp tác xã đều giao diện tích ruộng đất đến các hộ xã viên và thường là hộ đảm nhận 3 khâu: cấy trồng, chăm sóc, thu hoạch; hợp tác xã phụ trách 5 khâu: làm đất, thủy lợi, giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh.
Người nông dân từ chỗ thụ động, lao động theo sự phân công của hợp tác xã nay đã chủ động canh tác trong nông nghiệp, có quyền hưởng toàn bộ các sản phẩm vượt khoán, với chế độ khoán sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp, thực chất đã kích thích lợi ích vật chất đối với người nông dân, mặt khác đã bước đầu thừa nhận vai trò mới của kinh tế hộ gia đình nông dân.
Quan hệ sở hữu ruộng đất không có sự thay đổi, nhưng quan hệ sử dụng ruộng đất đã có những thay đổi lớn. Trước chế độ khoán, ngoài ruộng 5% do các hộ gia đình xã viên trực tiếp sử dụng, số ruộng đất còn lại trong hợp tác xã nông nghiệp chỉ được trực tiếp sử dụng tập thể. Với sự thừa nhận chế độ khoán, việc trực tiếp sử dụng ruộng đất đã phổ biến mang tính chất hộ gia đình hay việc trực tiếp sử dụng ruộng đất với quy mô hộ gia đình bước
28
đầu đã thay thế cho việc sử dụng ruộng đất tập thể trong các hợp tác xã nông nghiệp.
Bước “đột phá” của Chỉ thị 100/CT-TƯ đã được thể hiện ngay ở mục
đích của văn bản đó chính là: phát triển sản xuất, năng cao hiệu quả kinh tế, năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động. Khoán 100 đã đưa lại tác dụng phân chia lại chức năng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu - sử dụng, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hóa về mặt kinh tế bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất. Và xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã bước đầu phá vỡ những yếu tố cấu thành mô hình tập thể hóa trong nông nghiệp.
Có thể nói nội dung của Chỉ thị 100/CT-TƯ ngày 13/1/1981 mặc dù đã có kinh nghiệm của thực tiễn ở các địa phương, có tác động của các hoạt động truyền thông đại chúng, song về cơ bản vẫn duy trì các quan điểm trong Thông báo số 22. Hai điểm khác biệt cơ bản của Chỉ thị 100 so với Thông báo số 22 và cũng là điểm đổi mới: Chỉ thị 100 được thảo luận rộng rãi tới cấp cơ sở và Chỉ thị 100 đã làm rõ việc giao ruộng khoán và định mức khoán.
Chỉ thị 100 đã hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động; xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên ruộng khoán và được hưởng trọn phần vượt khoán. Chỉ thị 100 là khâu đột phá mở đầu sự đổi mới đã có tác dụng ngăn chặn sự sa sút và tạo đà đi lên trong nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Theo tinh thần của Chỉ thị ở các địa phương miền Bắc, miền Trung đã triển khai việc thực hiện và hầu hết đều thực hiện khoán đến hộ, thường khoán trong ba khâu: cấy trồng, chăm sóc, thu hoạch. Riêng ở Nam Bộ do công tác cải tạo nông nghiệp còn có những khó khăn nên Đảng chủ trương phải làm từng bước và vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Nhưng những người nông dân Nam Bộ vốn quen với nề nếp quản lý tự chủ trong công việc đã nhanh chóng hưởng ứng cách khoán trên, nhất là ở một số huyện của tỉnh Tiền Giang và
29
Đồng Nai. Một số hợp tác xã nếu như trước trước đây thuộc loại yếu kém thì sau khi áp dụng cách khoán, thì sản xuất và thu nhập đều tăng.
Sản lượng lương thực tăng qua các năm, năm 1981 là 15 triệu tấn, 1982 là 16,82 triệu tấn (so với năm trước tăng 12,13%), năm 1983 là 16,985 triệu tấn (tăng so với năm trước là 0,9%). Sản lượng nông sản khác tăng nhanh như lạc: 1982/1981 là 12,26%. Đời sống của nông dân nói riêng và của xã hội nói chung được cải thiện. Như vậy, nhờ cơ chế khoán mới đã góp phần chặn đứng xu hướng giảm sút liên tục của sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1976-1980 [42, tr.34].
Tính đúng đắn của cơ chế khoán mới theo tinh thần Chỉ thị 100/CT-TƯ được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng khẳng định và sự ra đời của Chỉ thị này được các học giả và những nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam coi như một bước “đột phá” trong chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp.
Quay trở lại với Khoán 100, đây mới chỉ là cải tiến hình thức khoán, chuyển từ khoán việc sang khoán sản phẩm cuối cùng, từ khoán cho đội sản xuất đến khoán cho hộ xã viên giới hạn trong một số việc nhưng quyền sử dụng đất của nông dân chưa được khẳng định. Khoán 100 vẫn ràng buộc hộ xã viên với hợp tác xã ở nhiều khâu trong quy trình làm đất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu vì liên quan đến chủng loại hàng hoá do Nhà nước quản lý. Trong khi đó, các khâu do tập thể đảm nhiệm, quản lý theo cơ chế khoán việc, không gắn trách nhiệm lao động với hiệu quả sản xuất nên ảnh hưởng xấu đến chất lượng lao động và tính chủ động, sáng tạo của hộ nhận khoán. Ruộng khoán và mức khoán không ổn định, thường xuyên thay đổi một cách tuỳ tiện. Có hợp tác xã chia lại ruộng theo vụ, làm xã viên không tích cực đầu tư cải tạo đồng ruộng. Xã viên không được làm chủ ruộng đất trong khi đó việc chống khoán trắng lại dẫn đến tình trạng các hợp tác xã muốn nắm lại nhiều khâu trong quá trình sản xuất nhưng thực tế lại không đảm bảo được tốt những khâu đó. Theo báo cáo của các địa phương, chẳng hạn trường hợp của tỉnh Thái Bình, cho thấy cụ thể hơn những hạn chế của khoán sản phẩm theo
30
Chỉ thị 100 như sau: “Từ cuối năm 1985 trở lại đây, nhịp độ phát triển chậm
dần, cơ cấu sản xuất và kinh tế dừng lại, thế độc canh, tự cấp, tự túc quay trở lại”. Và thực tế đến năm 1986, số nợ của nông dân Tiền Hải (Thái Bình) tăng
gấp 11 lần so với năm 1980. Còn ở Hà Nam Ninh, sau ba năm thực hiện khoán thì nông dân nợ nhà nước lên đến 22.500 tấn thóc và tình trạng như vậy cũng diễn ra phổ biến ở các tỉnh phía Nam [16, tr.45].
Những hạn chế trên chưa được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, khoa học. Do vậy, giống như những năm 1960, cuối những năm 1970 - đầu những năm 1980, các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách cấp Trung ương cho dù đã có thể nhận ra những hạn chế của hệ thống chính sách vẫn cho rằng, một mặt, những hạn chế của hệ thống chính sách kinh tế nói chung và chính sách nông nghiệp nói riêng chỉ là phần nhỏ, tạm thời và có thể khắc phục được; mặt khác đường lối, chủ trương, chính sách chung là đúng, chỉ có khâu thực hiện chính sách là chưa tốt.
Từ năm 1981 đến năm 1985, nhiều Chỉ thị của Trung ương tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế khoán mới dựa trên tinh thần đổi mới của Chỉ thị 100/ CT-TƯ: Thông tư 138/TT-TƯ ngày 11/11/1981 của Ban Bí thư chủ trương mở rộng việc áp dụng hình thức khoán sản phẩm trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất ở Nam Bộ và theo đó đã cho phép các hộ gia đình xã viên tận dụng nguồn đất đai mà hợp tác xã, nông lâm trường chưa sử dụng để đưa hết vào sản xuất đồng thời đất khai hoang phục hóa được miễn thuế trong thời hạn 5 năm; Chỉ thị 29 (11/1983) hướng dẫn mở rộng hình thức khoán sản phẩm kết hợp với giao đất tới hộ nông nghiệp ở miền núi và trung du, thực hiện cơ chế khoán gọn cho hộ nông nghiệp ở miền Bắc; Chỉ thị 35 (1/1984) cho phép hộ nông nghiệp tận dụng đất đai sản xuất nông nghiệp và không đánh thuế sản xuất kinh doanh, được quyền tiêu thụ sản phẩm làm ra, miễn thuế 5 năm đối với đất phục hoá. Chỉ thị của Ban bí thư số 19 -CT/TƯ (ngày 3/5/1983) về hoàn thành điều chỉnh ruộng đất, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ mà thời gian sau đó đã nhận
31
định có những điểm không đúng như: chủ trương “chia cấp ruộng đất cho
những hộ nông dân chưa có hoặc thiếu ruộng đất, tính theo bình quân nhân khẩu của xã”; “ở những nơi đã điều chỉnh ruộng đất song còn chênh lệch ít nhiều về ruộng đất trong nội bộ nông dân thì kết hợp với xây dựng tập đoàn và thực hiện khoản sản phẩm để giải quyết tiếp” [37, tr.86], đã dẫn đến tình
trạng xáo canh, cào bằng về ruộng đất ở nông thôn. Chủ trương này đã không xem xét khả năng sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ. Những hộ nông dân có khả năng sản xuất nông sản hàng hoá lại thiếu ruộng đất để sản xuất. Do đó nền sản xuất nông sản hàng hoá ở nông thôn Nam Bộ đã phát triển một bước, nay đã giảm sút. Các hộ nông dân nghèo hoặc các hộ không quen làm nghề nông được chia cấp ruộng đất nhưng thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nên sản xuất kém hiệu quả và Nhà nước thì chưa đủ điều kiện đầu tư tiếp sức cho nông dân. Trong khi đó, lợi dụng chủ trương điều chỉnh ruộng đất, một số cán bộ, đảng viên dựa vào chức quyền chiếm nhiều ruộng đất nhưng dùng không hết, nông dân đã nhiều lần đòi lại nhưng chưa được giải quyết, nông dân rất bức xúc.
Vì vậy, sau một thời gian, nếu năm 1986, lương thực sản xuất của nước ta đạt 18.37 triệu tấn thì năm 1987 chỉ còn 17,5 triệu tấn(giảm gần 80 vạn tấn), trong khi đó dân số cả nước tăng thêm 1,5 triệu người làm cho lương thực đầu người giảm từ 300,8 kg xuống còn 280 kg, riêng miền Bắc từ 245,6 kg xuống còn 230,6 kg - mức thấp nhất kể từ năm 1981. Đó là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp tạo nên những cơn sốt về lương thực ở miền Bắc mà đỉnh cao là nạn đói giáp hạt những năm đầu 1988 xảy ra ở 21 tỉnh thành phố phía Bắc với hơn 9,3 triệu người, bằng 39,7% số nhân khẩu nông nghiệp. Trong đó số người đói gay gắt, đứt bữa vào những tháng giáp hạt 1988 là 3,6 triệu người [42, tr.35].
Do vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982) cho đến trước Hội nghị Trung ương 8 (Khoá V) tháng 6/1985, về cơ bản, Đảng và Nhà nước vẫn chưa có những chính sách mới mang ý nghĩa tích cực hơn sơ với những
32
quan điểm và giải pháp chính sách được ban hành từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 9/1979) và Chỉ thị 100 vào tháng 1/1981. Qua đó cho thấy những chuyển biến tích cực của nông nghiệp, nông thôn nhờ chính sách Khoán 100 và cả những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách ấy cũng đòi hỏi ngày càng gay gắt phải dỡ bỏ hoàn toàn cơ chế tập trung bao cấp trong nông nghiệp, tái lập kinh tế hộ nông dân trong khuôn khổ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo những quy luật của thị trường. Kinh tế nông nghiệp sau một vài năm khởi sắc lại rơi vào tình trạng khủng hoảng và từ đó đòi hỏi đổi mới căn bản và đồng bộ hơn.
1.3. Tiếp tục chủ trƣơng giao khoán ruộng đất cho các hộ xã viên:
1.3.1. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986)
Tình trạng khủng hoảng không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp như đã nêu ở phần trên mà còn là khủng hoảng kinh tế xã hội nói chung, nhất là tình trạng lạm phát ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sau khi đổi tiền vào năm 1985. Điều này càng tạo sức ép cần phải đổi mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đại hội đã quyết định bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, trong 5 năm (1986-1990) tập trung thực hiện ba chương trình, mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; coi nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ; khẳng định dứt khoát xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Đại hội VI đánh dấu bước chuyển biến căn bản về tư duy kinh tế của Đảng, là cơ sở lý luận và tạo môi trường mới - môi trường nền kinh tế hàng