Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ dăm gỗ tại công ty cổ phần đầu tư thúy sơn (Trang 48 - 50)

38

Nhƣ đã đề cập ở phần đầu. Theo thống kê của các chuyên gia, dựa vào sản lƣợng xuất khẩu mà vào năm 2011, Việt Nam đã vƣợt mặt Úc trở thành nƣớc xuất khẩu dăm mảnh lớn nhất thế giới. Và hiện nay, Việt Nam vẫn giữ vững đƣợc vị trí này.

Hình 4.8 Châu Á-Thái Bình Dƣơng nhập khẩu gỗ dăm theo nguồn, 2013 Qua thập niên đầu của thế kỷ 21, Úc là nhà cung cấp gỗ dăm chiếm ƣu thế sang các thị trƣờng châu Á. Ví dụ, trong năm 2007, nƣớc này chiếm 36% thị phần gỗ dăm cho các nƣớc nhập khẩu ở châu Á. Nhƣng bắt đầu từ năm 2008, xuất khẩu dăm gỗ từ Đông Nam Á, chủ yếu là các loài khác nhau của cây keo, bắt đầu tăng nhanh và chia sẻ trong khu vực của thị trƣờng gỗ dăm tăng từ 21% năm 2007 lên trên 60% vào năm 2013. Tổng sản lƣợng của gỗ dăm xuất khẩu tăng gần gấp bốn lần từ 3,0 triệu tấn khô trong năm 2007 lên 11.800.000 tấn khô vào năm 2013. Trong đó, Việt Nam trở thành nhà cung cấp gỗ dăm hàng đầu cho các thị trƣờng châu Á vào năm 2013, chiếm 38% thị phần tại Châu Á – TBD, đứng thứ 2 là Úc chiếm 17% thị phần. Bên cạnh còn có các nhà cung cấp gỗ dăm quan trọng nhƣ: Thái Lan (13%), Chilê (12%), Indonesia (7%), Nam Phi (6%), Malaysia (2%) và một số nhà cung cấp khác (1%). Thực tế cho thấy, thị phần xuất khẩu dăm gỗ nắm giữ bởi Öc và Nam Phi đã giảm từ hơn 53% năm 2007 xuống dƣới 23% vào năm 2013. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu từ hai nhà cung cấp này đã giảm từ 7,6 triệu tấn khô trong năm 2007 xuống còn 4,4 triệu tấn khô vào năm 2013.

Tuy nhiên thông qua 8 tháng đầu năm 2014 này, đã có một sự đảo ngƣợc mạnh là thay đổi xu hƣớng thị phần của thị trƣờng Đông Nam Á giảm xuống còn 54,9%, trong khi cổ phiếu của tổ chức Öc và Nam Phi tăng đến 28,4%. Việc ta hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của mình sẽ giúp ta thuận lợi hơn trong

39

việc giao thƣơng trên thị trƣờng. Từ đó, giữ vững đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng, đƣa ngành dăm gỗ phát triển bền vững và ổn định hơn.

Đối thủ cạnh tranh trong nước

Mặt hàng dăm gỗ không phải là một ngành độc quyền nên việc có đối thủ cạnh tranh là điều không tránh khỏi. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VFA), năm 2009 cả nƣớc mới có 47 nhà máy sản xuất dăm gỗ với sản lƣợng xuất khẩu khoảng 2,3 triệu tấn /năm, đến năm 2012 đã tăng lên 112 nhà máy với tổng công suất có thể đạt đƣợc là 8 triệu tấn /năm. Và con số này tiếp tục tăng trong những năm tới khi mà nhu cầu thị trƣờng vẫn còn nóng nhƣ hiện nay. Họ không những là đối tác mà còn là đối thủ cạnh tranh chính trên thị trƣờng về nguyên liệu, khách hàng,…

Nhƣng xét về Đồng bằng sông Cửu Long thì công ty CPĐT Thúy Sơn là doanh nghiệp có chỗ đứng lẫn uy tín cao tại Đồng bằng. Trƣớc đây, đối thủ cạnh tranh của công ty sẽ là công ty Mỹ Lâm, công ty TNHH Hƣng Phú, công ty Mekong Delta nhƣng sau khó khăn trong ngành gỗ các công ty này đã ngừng hoạt động sản xuất nên hiện nay công ty cạnh tranh với công ty Thúy Sơn là công ty TNHH Hào Hƣng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ dăm gỗ tại công ty cổ phần đầu tư thúy sơn (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)