Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ dăm gỗ tại công ty cổ phần đầu tư thúy sơn (Trang 47 - 48)

Ta thấy rằng, tuy ngành sản xuất - chế biến gỗ dăm là một ngành mới ra đời nhƣng đã phát triển một cách nhanh chóng, thực tế cho thấy số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất và chế biến dăm gỗ không ngừng tăng lên (Ví dụ: Việc có hàng trăm DN xuất khẩu dăm gỗ nhƣ Quảng Ninh 50 cơ sở, Bình Định 70 cơ sở, 2 năm trƣớc Quảng Ngãi có 5 - 6 nhà máy trong Khu kinh tế Dung Quất hiện nay lên đến 11 nhà máy, nếu cả tỉnh lên đến 21 nhà máy). Trƣớc sức ép của nhiều DN ra đời đã ảnh hƣởng quan trọng đến quá trình tiêu thụ khi mà nguyên nhân xuất phát từ nguồn nguyên liệu:

Thứ nhất, ngành công nghiệp chế biến dăm gỗ phát triển mạnh, việc cấp phép ồ ạt cho các nhà máy chế biến dăm gỗ đã dẫn đến nhiều hệ lụy, thấy rõ nhất là việc các DN thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất. Và để có nguồn nguyên liệu duy trì hoạt động các DN đã thực hiện bằng nhiều cách trong đó có những cách làm ảnh hƣởng đến uy tín, chất lƣợng và sự tồn tại của các DN trong ngành cụ thể là: nhiều nhà máy mua gỗ rừng trồng không chọn lọc ngay cả rừng chƣa đúng tuổi. Thậm chí, nhiều DN cạnh tranh bằng cách nâng giá thu mua… Điều này giúp cho những hộ trồng rừng có lợi nhƣng dẫn đến DN thì gặp khó khăn và đứng trƣớc nguy cơ phá sản bởi sức ép từ lãi vay ngân hàng, vốn lƣu động…

Thứ hai, Ngày nay, các thị trƣờng nhập khẩu họ đòi hỏi các nƣớc xuất khẩu khi hợp tác phải vƣợt qua các yêu cầu về hàng rào kĩ thuật mà họ đƣa ra, đó là lý do mà liên tiếp các đạo luật kiểm soát gỗ nhập khẩu đƣợc ban hành. Ví

37

dụ: nguồn nguyên liệu cung cấp cho khách hàng đòi hỏi các yêu cầu chặt chẽ nhƣ: chứng nhận nguồn gốc gỗ, nguồn cung cấp gỗ phải ổn định, có chứng chỉ FSC (chứng nhận nguồn gốc gỗ ổn định), tuy nhiên những đạo luật này không ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp sử dụng gỗ nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Tóm lại, đầu vào ổn định thì đầu ra mới phát triển đƣợc.

Liên hệ với công ty CPĐT Thúy Sơn, hiện nay hộ nông dân là nguồn cung ứng nguyên liệu chủ yếu cho công ty và nguồn nguyên liệu này đƣợc thu mua từ các tỉnh nhƣ: An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng,… Ngoài ra, công ty Thúy Sơn (TSG) còn sở hữu trên 1,200 ha rừng đang trồng và khai thác các loại cây Tràm, Keo lai và Bạch đàn. Liên kết với các lâm trƣờng nhƣ U Minh Hạ, Cà Mau với diện tích trên 29.000 ha. . Đƣợc biết từ khi thành lập đến năm 2013 Công ty chủ yếu sử dụng nguyên liệu mua từ các hộ nông dân. Và vào đầu năm 2014, bổ sung vào nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất cho Công ty, là rừng trồng của Công ty đã đƣợc đƣa vào sản xuất (rừng trồng đến tuổi khai thác).

Bên cạnh đó, công ty đã đƣợc cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2008, chứng chỉ quản lý rừng FSC. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty ra thị trƣờng.

Hình 4.7 Giấy chứng nhận ISO 9001:2008 của Công ty CPĐT Thúy Sơn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ dăm gỗ tại công ty cổ phần đầu tư thúy sơn (Trang 47 - 48)