Ảnh hưởng của công thức phân bón đến khả năng phân cành hai giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và công thức bón phân hợp lý cho cây lạc tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 69 - 72)

lc MD9 và L18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 ra sớm, phát triển nhanh và cân đối sẽ tăng diện tích phần có hoa gần gốc tạo điều kiện cho cây hình thành nhiều quả và tích luỹ chất khô cao, là cơ sởđể lạc cho năng suất cao, Sangha và Sandlu (1974) cho rằng, số cành cấp 2 trên cây có tương quan thuận với số quả/cây (Vũ Công Hậu và CS,, biên dịch, 1995).

Nghiên cứu khả năng phân cành của các giống lạc ở các liều lượng kali bón khác nhau chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.16.

Số cành cấp 1: số cành cấp 1 của các công thức có sự sai khác ở mức ý nghĩa, biến động từ 3,10-3,85 cành/cây, Công thức CT3 giống L18 có số cành cấp 1 cao nhất (3,85 cành/cây), thấp nhất là công thức CT4 giống MD9 (3,10 cành/cây).

So sánh trung bình số cành cấp 1 ở các công thức bón phân nhận thấy, công thức bón phân khác nhau số cành cấp 1 biến động từ 3,15 - 3,75 cành/cây. Trong

đó, số cành cấp 1 cao nhất ở công thức phân bón CT3 (3,75 cành/cây) và có sự sai khác ý nghĩa với các công thức bón còn lại, số cành cấp 1 thấp nhất là ở công thức bón CT1 (3,15 cành/cây).

So sánh trung bình số cành cấp 1 ở các giống nhận thấy, hai giống khác nhau số cành cấp 1 có sự sai khác ở mức ý nghĩa, giống L18 có số cành cấp 1 lớn hơn giống MD9.

Số cành cấp 2: kết quả phân tích phương sai cho thấy số cành cấp hai của các công thức có sự sai khác ở mức ý nghĩa, biến động từ 2,3 – 2,87 cành/cây, Công thức CT3 giống L18 có số cành cấp 2 cao nhất, thấp nhất là công thức CT4 giống MD9.

Kết quả trung bình số cành cấp 2 ở các công thức bón cho thấy, công thức bón khác nhau có ảnh hưởng đến số cành cấp 2 trên cây, số cành câp 2 cao nhất ở

công thức bón CT3 (2,81 cành/cây).

Kết quả trung bình số cành cấp 2 ở các giống cho thấy giống MD9 có số

cành cấp 2 thấp hơn giống L18.

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của công thức phân bón đến số cành cấp 1, cấp 2 và chiều dài cành cấp 1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

(Gi) phân bón (CT) 1 (cành/cây) (cành/cây) cấp 1 (cm)

L18 CT1 3,55 2,78 45,20 CT2 3,25 2,60 44,82 CT3 3,85 2,87 47,05 CT4 3,20 2,50 45,06 MD9 CT1 3,35 2,67 36,78 CT2 3,15 2,36 35,50 CT3 3,65 2,75 38,46 CT4 3,10 2,30 35,10 TB giống MD9 3,31 2,52 L18 3,46 2,69 TB CT bón CT1 3,45 2,72 CT2 3,20 2,48 CT3 3,75 2,81 CT4 3,15 2,40 CV% 10,8 10,8 LSD0,05 CT 0,49 0,37 Gi 0,34 0,36 CT*Gi 0,69 0,52

Chiều dài cành cấp 1: Công thức bón phân khác nhau có ảnh hưởng đến chiều dài cành cấp 1 của giống, Trên cả hai giống MD9 và L18, chiều dài cành cấp 1 cao nhất ở công thức bón CT3 (47,05 cm giống L18; 38,46 cm giống MD9), thấp nhất là công thức bón CT4 (35,10 cm giống MD9), và CT2(44,82cm giống L18). Cùng công thức bón, giống L18 có chiều dài cành cấp 1 cao hơn giống MD9.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và công thức bón phân hợp lý cho cây lạc tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)