Thân cây lạc là bộ khung nâng đỡ các bộ phận trên mặt đất của cây. Mặt khác, thân là nơi diễn ra quá trình vận chuyển, trao đổi chất giữa bộ phận trên mặt
đất và dưới mặt đất.
Chiều cao thân chính là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính phần nào giúp đánh giá được khả năng sinh trưởng và cho năng suất của các giống. Chiều cao cây được quy định bởi đặc tính di truyền của giống và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, tăng nhanh trong thời kỳ ra hoa và đạt tốc độ cao nhất vào cuối thời kỳ hoa rộ. Khi cây chuyển sang thời kỳ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
đâm tia hình thành quả thì tốc độ tăng chiều cao thân giảm rõ rệt. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc thí nghiệm chúng tôi thu
được kết quảđược trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (Cm) Giống Thời gian sau gieo (ngày)
20 30 40 50 60 70 80 Thu hoạch L14 (đ/c) 6,41 13,07 23,45 30,68 36,84 38,62 40,47 41,93 MD9 6,61 12,20 21,58 27,90 32,74 35,84 37,02 38,46 L20 5,93 13,53 23,81 30,68 36,50 37,37 39,34 39,80 L23 6,26 13,40 23,71 30,96 36,38 37,27 39,22 42,37 L15 6,37 13,56 23,66 30,85 36,52 37,67 38,78 41,26 CTL1 8,03 14,51 25,07 32,41 39,15 43,3 45,46 46,81 L18 6,31 13,48 22,91 30,86 36,67 37,62 39,62 42,08
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, chiều cao thân chính của các giống lạc khác nhau có độ tăng trưởng khác nhau và tăng dần theo thời gian sinh trưởng, tốc độ tăng mạnh nhất là ở giai đoạn ra hoa đến làm quả tức là từ sau trồng 30 - 60 ngày. Tại thời điểm 60 ngày sau gieo chiều cao thân chính của các giống lạc giao động trong phạm vi từ 32,74 cm – 39,15 cm. Trong đó giống CTL1 đạt chiều cao lớn nhất (46,81 cm), thấp nhất là giống MD9 (32,81 cm). Giống đối chứng L14 có chiều cao 36,84cm, lớn thứ hai sau giống CTL1. Các giống còn lại đều có chiều cao thấp hơn giống đối chứng.
Kết thúc quá trình ra hoa, cây lạc bước vào giai đoạn đâm tia, hình thành quả, quả chắc, lúc này chiều cao thân chính tăng chậm. Đến khi thu hoạch, các giống đạt chiều cao thân chính cuối cùng, giao động trong khoảng 38,46 – 46,81 cm, trong đó thấp nhất là giống MD9 (38,46 cm), cao nhất là giống CTL1 (46,81 cm). Giống đối chứng L14 đạt 41,93 cm thấp hơn giống L18 (42,08 cm) , L23(42,37 cm) và cao hơn các giống còn lại.
Như vậy với mỗi giống lạc, ứng với các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau thì động thái tăng trưởng chiều cao thân chính cũng khác nhau.