2.1.1. Vật liệu nghiên cứu:
Thí nghiệm bao gồm 7 giống :
1. Giống L14 : do Trung tâm đậu đỗ viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn (Đ/c), giống cho năng suất cao 45 -60 tạ/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có nhiều đặc tính nông học tốt, chịu thâm canh cho năng suất cao.
2. Giống L15 : do Trung tâm đậu đỗ viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn. Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish đứng, chịu thâm canh, có khả
năng kháng bệnh lá và chống chịu trung bình với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chịu hạn tốt.
3. Giống L18: do Trung tâm đậu đỗ viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn. Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish đứng, có khả năng kháng bệnh lá và chống chịu trung bình với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chịu hạn tốt.
4. Giống L20 : do Trung tâm đậu đỗ viện cây Lương thực Thực phẩm tuyển chọn. Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish, lá có dạng hình trứng thuôn dài, màu xanh nhạt có 4 lá chét. Qủa có gân, mỏ quả trung bình, eo quả nông, vỏ quả mỏng. Hạt to, vỏ lụa màu hồng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
5. Giống L23: do Trung tâm đậu đỗ viện cây Lương thực Thực phẩm tuyển chọn.. Giống có năng suất quả trung bình 50 - 55 tạ/ha, thâm canh có thểđạt 53 tạ/ha, năng suất quả khô của L23 cao hơn L14 từ 13-23% trong vụ xuân và 20% ở vụ thu đông, L23 có khả năng chịu hạn, kháng cao với bệnh gỉ sắt, đốm nâu, héo xanh vi khuẩn và sâu chích hút, kháng trung bình với bệnh đốm đen tốt, chống đổ tốt.
6. Giống CTL1: do bộ môn Cây công nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tuyển chọn.
7. Giống MD9: do viện Bảo vệ thực vật tuyển chọn. Giống cho năng suất trung bình, thân có màu xanh, lá xanh đậm, chiều cao trung bình 35-40 cm, cứng cây, chống đổ và khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Phân đạm Ure (46% N)
Phân lân Lâm Thao (Supe lân 16% P2O5 ) Kaliclorua (60% K2O)
Phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh : thành phần Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; Acid Humic: 2,5%;
Trung lượng: Ca: 1,0%; Mg: 0,5%; S: 0,3%;
Các chủng Vi sinh vật hữu ích: Aspergillus sp: 1 x 106 CFU/g; Azotobacter: 1x106CFU/g; Bacillus: 1x,106 CFU/g.
Phân bón hữu cơ sinh học Quế Lâm: Thành phần; độẩm: 30%, hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; axit humic; 2,5%: trung lượng: Ca:1%; Mg:0,05%; S: 0,3%.
Phân bón Bông lúa vàng: độẩm: 25% : hữu cơ: 23%.
Đa lượng: Nts: 4%; P2O5hh: 2%; K2O: 2%.
Trung lượng : Ca: 2%; Mg: 1,5%; Vi lượng (ppm);
B: 600; Mn: 600; Zn: 600; Cu:600; Vi sinh vật hữu ích: Bacillus mycoidec, Rhizobicum, Aspergillus: 1x,106 CFU/g mỗi loại.
Phân bón Việt Nhật: Thành phần: 16%N; 8% P2O5 ;14% K2O; 12% S; 1000ppm ZnO; 1500ppm Boron.
2.1.2. Thời gian,địa điểm và điều kiện đất đai nghiên cứu.
* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2014 đến tháng 10/2014. * Địa điểm nghiên cứu: huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
* Điều kiện đất đai: thí nghiệm được bố trí trên đất thịt pha cát (đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng và sông Luộc). Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, phản ứng dung dịch đất chua pHKCL : 5,5 – 6,5, hàm lượng OC (1%), đạm tổng số trung bình (0,15%), lân tổng số trung bình (0,05%), lân dễ tiêu (0,5 – 2mg/100g đất), kali tổng số (0,1%), kali dễ tiêu (4mg/100g đất). Tổng số lượng cation trao đổi ở tầng mặt khoảng 8 – 11meq/100g đất.(nguồn phòng nông nghiệp huyện Tiên Lữ).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại Tiên Lữ, Hưng Yên ”.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của hai giống lạc MD9, L18.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thí nghiệm 1:
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại Tiên Lữ, Hưng Yên ”.
* Sơđồ Thí nghiệm.
CT3 CT5 CT1 CT2 CT4 CT6 CT7
CT5 CT4 CT6 CT3 CT2 CT7 CT1
CT2 CT3 CT4 CT6 CT1 CT5 CT4
Thí ghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ(RCB) với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô là 5m x 2m = 10m2