thân chính
Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của hai giống lạc thí nghiệm ở các công thức phân bón khác nhau chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 3.12
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của công thức bón phân đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của hai giống lạc L18 và MD9
ĐVT: cm Giống (Gi) Công thức (CT)
Thời gian sau gieo (ngày)
20 30 40 50 60 70 80 Thu hoạch L18 CT1 6,56 14,02 23,47 31,11 38,20 39,92 41,23 46,05 CT2 6,06 13,34 21,58 29,09 35,78 36,45 38,93 42,57 CT3 6,45 14,21 23,58 31,23 38,59 40,11 42,17 45,21 CT4 6,21 13,11 20,97 28,89 35,29 36,17 37,29 42,23 MD9 CT1 6,75 13,60 23,68 31,05 36,97 38,06 41,07 44,12 CT2 6,65 13,31 23,47 30,97 36,07 37,21 40,29 42,38 CT3 6,82 13,93 24,07 31,97 38,01 39,03 42,95 43,54 CT4 6,52 13,23 20,64 27,90 35,97 37,07 39,78 41,96 Các công thức bón phân khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao thân chính và động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc.
Tốc độ tăng trưởng tăng chiều cao thân chính tăng mạnh nhất từ sau gieo 30 - 60 ngày, thời điểm này cây lạc bước vào thời kỳ ra hoa và làm quả. Tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh nhất ở công thức bón CT1 và CT3, tăng chậm nhất ở công thức bón CT4 trên cả hai giống thí nghiệm. Sau gieo 30 ngày, chiều cao thân chính của cây ở công thức bón CT1 là 13,60-14,02cm (giống MD9-giống L18) và ở công thức bón CT3 là 13,93-14,21 cm (giống MD9-giống L18), công thức bón CT4 chỉ đạt 13,21 cm (giống MD9) và 13,11 cm (giống L18); ở thời điểm 40 ngày sau gieo chiều cao thân chính ở công thức bón CT1, CT3 lần lượt là 23,47-23,68 cm (giống MD9-giống L18) và 23,58-24,07 cm (giống L18-giống MD9); ở công thức bón CT4 là 23,64 cm (giống MD9) và 20,97 cm (giống L18). Từ 30-40 ngày sau gieo chiều cao thân chính ở 2 công thức phân bón CT1 và CT3 đã tăng hơn 9cm, còn lại công thức phân bón CT4 chỉ tăng hơn 6 cm; Thời điểm 60 ngày sau gieo, chiều cao thân chính bón theo công thức bón CT1 và CT3 lần lượt là 36,97-38,20 cm (giống MD9- giống L18) và 38,01-38,59 cm (giống MD9-giống L18), công thức bón CT4 là 35,97
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 cm (giống MD9) và 35,29 cm (giống L18). Như vậy, từ 30-60 ngày sau gieo chiều cao thân chính ở công thức bón CT1 và CT3 đã tăng hơn 24 cm (giống MD9) và 23 cm (giống L18), còn công thức bón CT4 chỉ tăng hơn 21 cm trên cả hai giống MD9 và L18.
Công thức bón CT4 có chiều cao thân chính thấp nhất trên cả hai giống thí nghiệm (chiều cao thân chính thời điểm thu hoạch giống MD9 là 41,96 cm; giống L18 là 42,23 cm); Công thức bón CT1 có chiều cao thân chính cao nhất (chiều cao thân chính thời điểm thu hoạch giống MD9 là 44,12 cm; giống L18 là 46,05 cm).
Cùng công thức bón phân giống L18 có chiều cao thân chính cao hơn giống MD9.
3.2.3. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến chỉ số diện tích lá
Lá là bộ máy quang hợp quan trọng của cây và là yếu tố quyết định trong quá trình hình thành năng suất của cây trồng. Thời kỳ từ ra hoa đến hình thành quả, hạt là thời kỳ thân, cành phát triển mạnh nhất đồng thời đây cũng là thời kỳ diện tích lá tăng mạnh nhất. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chỉ số diện tích lá (LAI) tăng dần và đạt cực đại vào giai đoạn hình thành quả, hạt, thời kỳ này bộ lá có cường độ
quang hợp mạnh nhất, LAI càng cao khả năng quang hợp càng lớn, tuy nhiên nếu cao quá sẽ không tốt vì các tầng lá dưới bị che khuất ánh sáng, làm giảm khả năng quang hợp của cây, do đó năng suất chất khô, năng suất hạt cũng giảm. Hiện nay, biện pháp nâng cao chỉ số diện tích lá ngoài nâng cao mật độ gieo trồng thì điều chỉnh liều lượng kali bón hợp lý cũng là biện pháp đang được áp dụng. Theo dõi ảnh hưởng của công thức bón phân đến chỉ số diện tích lá chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.13
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của công thức phân bón đến chỉ số diện tích lá hai giống lạc MD9 và L18 ĐVT: m2lá/m2đất Giống (Gi) Công thức bón (CT) Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ quả chắc L18 CT1 1,80 3,82 4,96 CT2 1,92 4,28 5,25 CT3 1,82 3,78 4,86 CT4 1,60 3,48 4,50 MD9 CT1 1,75 3,34 4,82 CT2 1,90 3,88 5,12 CT3 1,78 3,42 4,78 CT4 1,56 3,19 4,41 CT1 3,58 4,89 TB CT CT2 4,08 5,19 CT3 3,60 4,82 CT4 3,34 4,46 TB giống MD9 3,45 4,78 L18 3,84 4,89 CV% 8,2 4,8 LSD0,05 CT 0,38 0,94 Gi 0,29 0,20 CT*Gi 0,65 0,72
Thời kỳ bắt đầu ra hoa: chỉ số diện lá của các công thức dao động từ 1,60 - 1,92 m2lá/m2đất, cao nhất là công thức bón CT2 (30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ Quế Lâm), trên giống L18 (1,92 m2lá/m2đất), thấp nhất là công thức bón phân CT4 (30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ
Bông lúa vàng), giống MD9 (1,56 m2lá/m2đất).
Cùng công thức bón phân chỉ số diện tích lá giống L18 có xu hướng cao hơn giống MD9.
Thời kỳ hoa rộ: Qua bảng 3.13 cho thấy chỉ số diện tích lá ở các công thức bón phân nhận thấy, các loại phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá, trung bình chỉ số diện tích lá biến động từ 3,19 -4,28 m2lá/m2đất. Công thức phân bón CT2 có chỉ số diện tích lá cao nhất trên giống L18 (4,28 m2lá/m2đất) thấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 nhất là công thức bón CT4 (3,19 m2lá/m2đất).
So sánh trung bình chỉ số diện tích lá ở các giống: hai giống khác nhau chỉ số
diện tích lá chưa khác nhau ở mức ý nghĩa, giống MD9 có chỉ số diện tích lá (3,45 m2lá/m2đất) thấp hơn giống L18 (3,84 m2lá/m2đất).
Thời kỳ quả chắc: khi so sánh chỉ số diện tích lá ở các công thức bón chúng tôi thấy, các loại phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá của giống, Chỉ số diện tích lá trung bình dao động từ 4,41-5,25 m2lá/m2đất, cao nhất là ở công thức bón CT2 (5,25 m2lá/m2đất) nhưng chưa có sự sai khác so với các công thức còn lại, thấp nhất là ở công thức bón CT4 (4,41 m2lá/m2đất).
So sánh trung bình chỉ số diện tích lá ở các giống cho thấy, chỉ số diện tích lá ở
hai giống khác nhau, giống L18 có chỉ số diện tích lá là 4,89 m2lá/m2đất cao hơn giống MD9 với chỉ số diện tích lá là 4,78 m2lá/m2đất.