Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Số cành trên cây lạc là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất bởi nó có liên quan trực tiếp đến số quả. Ở nước ta lạc trồng chủ yếu thuộc nhóm Spanish, thân đứng thường có hai cấp cành là cành cấp 1 và cành cấp 2. Trong đó, lạc thường ra hoa tập trung ở cặp cành cấp 1 đầu tiên, chiếm 60 – 70% số quả của cây, các cành khác chiếm 30%. Cành ra sớm phát triển nhanh, cân đối sẽ làm cơ sở cho việc tích luỹ chất khô, tạo điều kiện cho lạc đạt năng suất cao, vì vậy số cành càng nhiều, cành khỏe, phát triển tốt thì cho ra nhiều hoa, hình thành nhiều quả. Ngoài đặc tính của giống, thân cây và cành phát sinh, phát triển nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độẩm, ánh sáng,,,,các biện pháp kỹ thuật và chăm sóc như mật độ, thời vụ, phân bón…. Theo dõi số cành cấp 1, cấp 2 và chiều dài cành cấp 1 chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Tổng số cành trên cây và chiều dài cành cấp 1 Giống Số cành cấp 1 (cành/cây) Số cành cấp 2 (cành/cây) Tổng số cành/cây Chiều dài cành cấp 1 (cm) L14 (đ/c) 3,25 2,45 5,70 43,77 MD9 3,82 2,34 6,16 33,77 L20 3,18 2,26 5,44 41,32 L23 2,96 3,24 6,20 42,40 L15 3,34 2,84 6,18 40,83 CTL1 4,05 3,23 7,28 39,23 L18 3,19 2,51 5,70 44,12
Qua bảng 3.4 cho thấy số cành cấp 1 của các giống dao động từ 2,96 – 4,05 cành/cây. Trong đó giống có số cành cấp 1 nhiều nhất là CTL1(4,05 cành/cây), giống có số cành cấp 1 ít nhất là giống L23(2,96 cành /cây). Giống đối chứng L14 có số cành cấp 1 là 3,25 cành/cây cao hơn giống L18, L20. Các giống còn lại đều có số cành cấp 1 nhiều hơn giống đối chứng. Số cành cấp 2 của các giống biến động từ 2,26 – 3,24 cành/cây, trong đó giống có số cành cấp 2 nhiều nhất là giống L23(3,24 cành/cây), giống có số cành cấp 2 ít nhất là giống L20(2,26 cành/cây). Giống đối chứng L14 có số cành cấp 2 là 2,45 cành cao hơn giống MD9,các giống còn lại đều có số cành cấp 2 nhiều hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 giống đối chứng.
Tổng số cành/ cây của các giống dao động từ 5,44 – 7,28 cành/cây. Trong đó giống có tổng số cành nhiều nhất là CTL1(7,28 cành/cây) và giống L20 có tổng số
cành ít nhất(5,44 cành/cây). Giống đối chứng L14 và giống L18 có tổng số cành là 5,7 cành, các giống còn lại đều có tổng số cành nhiều hơn giống đối chứng.
Chiều dài cành cấp 1 của các giống dao động từ 33,77 – 44,12 cành/cây, Trong đó giống có chiều dài cành cấp 1 lớn nhất là L18(44,12 cành/cây), giống có chiều dài cành cấp 1 nhỏ nhất là MD9(33,77 cành/cây). Giống đối chứng L14 có chiều dài cành cấp 1 là 43,77 cm và cao hơn các giống còn lại.
3.1.5. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống lạc
Nốt sần ở lạc là sản phẩm của quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần
Rhizobium vigna và rễ cây lạc, Vi khuẩn xâm nhập vào rễ lạc ở vị trí của miền lông hút, sau đó theo mạch dẫn xâm nhập vào rễ bằng các “dây xâm nhập”. Do sự xâm nhập của vi khuẩn, rễ sinh trưởng không bình thường, lông hút rụng đi, ở một số vùng rễ, tế
bào phân chia mạnh nhằm khu trú vi khuẩn, tạo nên những nốt sần. Tế bào nốt sần kết hợp với đường do lá quang hợp được với đạm của không khí tạo ra chất protein cung cấp cho cây và vi khuẩn. Như vậy, vi khuẩn cộng sinh với cây lạc, cung cấp tới 50 - 70% tổng sốđạm cần thiết cho cây.
So với một số cây họ đậu khác thì nốt sần của lạc thường được hình thành muộn hơn. Những nốt sần đầu tiên xuất hiện khi lạc có 4 - 5 lá thật, những nốt này thường nhỏ, dịch nốt sần màu hồng nhạt. Số lượng nốt sần tăng dần trong quá trình sinh trưởng của lạc và đạt cực đại vào thời kỳ hình thành quả và hạt. Lúc này nốt sần to hơn và có màu hồng thẫm. Trong thời kỳ chín tới khi thu hoạch phần lớn nốt sần già vỡ và rụng, do đó làm giảm số lượng nốt sần trên cây. Đánh giá khả năng hình thành nốt sần của cây lạc chính là đánh giá khả năng cốđịnh đạm và giá trị cải tạo đất của nó. Số lượng nốt sần hữu hiệu nhiều, khối lượng lớn thì khả năng cố định đạm càng cao, góp phần tăng năng suất lạc.
Theo dõi khả năng hình thành nốt sần của các giống trong thí nghiệm qua các thời kì thu được bảng 3.5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Giống Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả chắc Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) L14 (đ/c) 23,53 0,16 51,33 0,26 108,27 0,73 MD9 26,71 0,17 57,33 0,25 90,70 0,67 L20 27,71 0,17 55,30 0,24 81,71 0,50 L23 28,81 0,19 60,07 0,29 110,70 0,70 L15 27,61 0,17 50,67 0,24 119,87 0,69 CTL1 29,91 0,2 70,69 0,27 121,13 0,87 L18 26,67 0,17 55,71 0,24 80,76 0,60 Qua theo dõi trong thời kỳ bắt đầu ra hoa cho thấy số lượng và khối lượng nốt sần ở mức thấp, biến động của số lượng nốt sần trong khoảng 23,53 – 29,91 nốt/cây và khối lượng nốt sần biến động trong phạm vi 0,16 - 0,20 g/cây, trong đó
đạt cao nhất là giống CTL1 (29,91 nốt/cây; 0,20 g/cây), thấp nhất là giống L14 (23,53 nốt/cây; 0,16 g/cây), Các giống còn lại đều có số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu cao hơn giống đối chứng.
Bước vào thời kỳ ra hoa rộ, sự tăng nhanh về số lượng nốt sần cũng kéo theo sự tăng lên của khối lượng nốt sần. Sự chênh lệch về số lượng nốt sần thể hiện trong phạm vi 50,67 – 70,69 nốt/cây. Đạt cao nhất là giống CTL1 (70,69 nốt/cây), thấp nhất là giống L15 (50,67 nốt/cây). Giống đối chứng L14 đạt 51,33 nốt/cây, thấp hơn các giống còn lại.
Cùng với sự tăng lên về số lượng nốt sần, khối lượng nốt sần cũng tăng lên nhiều, biến động trong phạm vi 0,24 - 0,29 g/cây, trong đó cao nhất là giống L23 (0,29 g/cây) thấp nhất là giống L18, L15 và L20 cùng đạt 0,24g/cây. Ở thời kỳ này khối lượng nốt sần của giống đối chứng L14 đạt 0,26 g/cây và cao hơn giống MD9(0,25g/cây).
Thời kì quả vào chắc, số lượng và khối lượng nốt sần tăng lên rất nhiều, đạt giá trị cao nhất trong 3 thời kì. Số lượng nốt sần của các giống giao động trong khoảng 80,76 – 121,13 nốt/cây. Trong đó giống có số lượng đạt mức cao nhất là CTL1 (121,13 nốt/cây), thấp nhất là giống L18 (80,76 nốt/cây). Giống đối chứng L14 đạt 108,27 nốt/cây, cao hơn các giống MD9 (90,70 nốt/cây), L20 (81,71
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 nốt/cây), Các giống còn lại đều có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng, cụ thể
là: L23 (110,70 nốt/cây), L15 (119,87 nốt/cây).
Khối lượng nốt sần cũng tăng lên rất nhiều so với thời kỳ trước đó, biến động trong phạm vi 0,50 - 0,87 g/cây, trong đó cao nhất là khối lượng nốt sần của giống CTL1 (0,87 g/cây), thấp nhất là giống L20(0,50 g/cây). Ở thời kỳ này, khối lượng nốt sần của giống đối chứng L14 cũng tăng lên đáng kể đạt 0,73 (g/cây), cao hơn các giống còn lại.
Như vậy, khả năng hình thành nốt sần của các giống trong thí nghiệm đều có sự khác nhau ở từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. Một số giống có khả
năng hình thành nốt sần tốt như CTL1, L15 và L23.
3.1.6. Chỉ số diện tích lá của các giống lạc
Chỉ số diện tích lá nói lên khả năng che phủ của cây ở mức mật độ nhất định, chếđộ phân bón và điều kiện ngoại cảnh thích hợp thì thân lá phát triển mạnh đó là
điều kiện cho năng suất sau này. Chỉ số diện tích lá cao hợp lý, quang hợp thuận lợi thì năng suất lạc sẽ tăng. Để nâng cao năng suất lạc trên đồng ruộng thông qua tăng chỉ số diện tích lá, trong sản xuất hiện nay đã đề ra một số biện pháp kỹ thuật có hiệu quả như: điều chỉnh mật độ gieo trồng, chọn tạo giống và bón phân hợp lý. Theo dõi về chỉ số diện tích lá của các giống lạc ở các giai đoạn khác nhau chúng tôi thu
được kết quả trình bày ở bảng 3.6 Bảng 3.6 : Diện tích lá DTL và chỉ số diện tích lá LAI của các giống Giống Thời kỳ Bắt đầu ra hoa Thời kỳ Ra hoa rộ Thời kỳ Quả chắc DTL (dm2/cây) LAI (m2lá/m2đất) DTL (dm2/cây) LAI (m2lá/m2đất) DTL (dm2/cây) LAI (m2lá/m2đất) L14 (đ/c) 4,36 1,75 10,30 4,13 12,07 4,85 MD9 4,26 1,71 8,17 3,28 11,76 4,72 L20 5,06 2,03 8,76 3,51 12,69 5,10 L23 4,07 1,63 8,76 3,52 12,06 4,84 L15 4,26 1,71 9,01 3,62 12,76 5,12 CTL1 4,07 1,63 10,76 4,32 14,61 5,86 L18 4,36 1,75 9,06 3,64 12,31 5,02 LSD0,05 0,46 0,45 CV% 6,9 5,0
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Qua bảng 3.6 cho thấy: qua 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và quả chắc thì diện tích lá và chỉ số diện tích lá đều có sự khác biệt, trong đó diện tích lá và chỉ
số diện tích lá có mối tương quan chặt chẽ nhau.
Thời kì bắt đầu ra hoa, diện tích lá của các giống biến động trong khoảng từ
4,07 – 5,06 dm2/cây, trong đó giống L20 có diện tích lá cao nhất (5,06 dm2/cây), thấp nhất là L23 và CTL1 (4,07 dm2/cây). Giống đối chứng L14 và giống L18 cùng đạt 4,36 dm2/cây. Các giống còn lại đều có diện tích lá thấp hơn giống đối chứng. Tương
ứng với diện tích lá thì chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng giống cũng biến động trong khoảng từ 1,63 – 2,03 m2 lá/m2 đất, trong đó cao nhất là giống L20 (2,03 m2 lá/m2đất) và thấp nhất là giống CTL1 và giống L23 (1,63 m2 lá/m2đất).
Vào thời kì ra hoa rộ, cùng với sự phát triển của thân lá, diện tích lá của các dòng giống cũng tăng lên, dao động trong khoảng 8,17 – 10,76 dm2/cây. Trong đó cao nhất là giống CTL1 với 10,76 dm2/cây, thấp nhất là giống MD9 với 8,17 dm2/cây.
Thời kì này chỉ số diện tích lá của các dòng giống cũng tăng lên nhiều, đạt từ
3,28- 4,32 (m2 lá/m2 đất), cao nhất là giống CTL1, thấp nhất là giống MD9. Với mức ý nghĩa 95%, giống CTL1 không có sự khác biệt so với giống đối chứng, những giống còn lại có sự sai khác so với giống đối chứng.
Theo đúng quy luật sinh trưởng phát triển, trong thời kỳ quả chắc cùng với sự
phát triển mạnh của thân lá thì diện tích lá cũng tăng mạnh kéo theo chỉ số diện tích lá cũng tăng lên. Diện tích lá biến động trong khoảng 11,76 – 14,61 dm2/cây. Trong đó cao nhất là CTL1 và thấp nhất là MD9. Chỉ số diện tích lá cũng biến động trong khoảng từ 4,72 – 5,86 (m2 lá/m2 đất). Trong đó cao nhất là CTL1 và thấp nhất là MD9.Với mức ý nghĩa 95%, giống CTL1 có sự khác biệt so với giống đối chứng, các giống còn lại không có sự khác biệt so với giống đối chứng.
Như vậy, tất cả các giống lạc tham gia thí nghiệm đều có diện tích lá và chỉ số
diện tích lá tăng nhanh từ khi ra hoa đến khi quả vào chắc. Sự biến động không giống nhau ở các dòng giống theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây, có ảnh hưởng đến năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
3.1.7. Khả năng tích lũy chất khô của các giống
Chất khô tích lũy được ở một thời điểm nhất định của một giống phản ánh một cách tổng hợp quá trình đồng hóa, trao đổi chất của chúng với môi trường. Do vậy, có thể nói đây là cơ sở để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của mỗi dòng giống trong điều kiện cụ thể.
Sản phẩm chất khô được tích lũy trên đơn vị diện tích là cơ sở vật chất để tạo nên năng suất cây trồng. Tuy nhiên, lượng chất khô tích lũy phải nằm trong một giới hạn nhất định, nếu cao quá hay thấp quá đều làm giảm năng suất kinh tế.
Khả năng tích lũy chất khô của các giống qua các thời kì được trình bày ở
bảng 3.7 Bảng 3.7: Khả năng tích lũy chất khô của các giống (g/cây) Giống Khả năng tích lũy chất khô Thời kỳ Bắt đầu ra hoa Thời kỳ Ra hoa rộ Thời kỳ Quả chắc L14 (đ/c) 3,52 13,68 34,75 MD9 3,05 12,06 31,93 L20 3,24 13,21 34,75 L23 3,53 12,71 33,94 L15 3,27 11,82 35,86 CTL1 3,54 12,11 33,91 L18 3,12 11,63 32,73 LSD0,05 1,49 1,71 CV% 6,70 2,80
Ở thời kỳ bắt đầu ra hoa, lượng chất khô tích lũy không lớn, biến động trong phạm vi 3,05 – 3,54 g/cây, trong đó cao nhất là CTL1 (3,54 g/cây) thấp nhất là MD9 (2,80 g/cây), Giống đối chứng L14 có khả năng tích lũy chất khô ở thời kỳ này là 3,52 g/cây. Giống L23 có lượng chất khô tích lũy cao hơn giống đối chứng. Các giống còn lại đều có lượng chất khô tích lũy thấp hơn giống đối chứng.
Vào thời kì hoa rộ, khi thân lá bắt đầu phát triển mạnh thì khả năng tích lũy chất khô của các giống cũng tăng lên rõ rệt. Lượng chất khô tích lũy được của các dòng giống trong thời kì này giao động trong khoảng từ 11,63 – 13,68 g/cây. Trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 tích lũy chất khô thấp nhất, và kết quả phân tích phương sai cho thấy, thời kỳ này khả năng tích lũy chất khô của các giống: L18, L15, CTL1, MD9 có sự sai khác so với giống đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05. Các giống còn lại chưa có sự khác biệt so với giống đối chứng.
Kết thúc thời gian nở hoa, lạc bước vào thời kỳđâm tia hình thành quả và quả
vào chắc. Lúc này thân lá và trọng lượng hạt tăng lên nhiều vì thế lượng chất khô tích lũy được tăng lên rõ rệt và đạt giá trị cao nhất trong ba thời kì, giao động từ 31,93 – 35,86 g/cây. Trong đó đạt cao nhất là giống L15 (35,86 g/cây), thấp nhất là giống MD9 (31,93 g/cây), Giống đối chứng L14 và giống L20 cùng đạt 34,75 g/cây.
Quá trình theo dõi khả năng tích lũy chất khô của các dòng giống tham gia thí nghiệm cho thấy có sự khác nhau giữa các thời kỳ, đạt cao nhất trong thời kỳ
quả chắc. Đây cũng là lúc quả lạc được hình thành và phát triển.
3.1.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống
Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân hạn chế năng suất lạc, mức độ
gây hại nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giống, mật độ, thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc…Trong điều kiện vụ Hè thu đầu vụ thường gặp mưa nên rất hay gặp bệnh lở cổ rễ vào giai đoạn đầu, giai đoạn sau đó thường gặp một số sâu bệnh hại như sâu hại lá, bệnh héo xanh, bệnh rỉ sắt, bệnh thối quả… Để đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lạc, chúng tôi đã tiến hành theo dõi và thu
được kết quả trình bày ở bảng 3.8.
Theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống tham gia thí nghiệm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chúng tôi thu được bảng số liệu sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Bảng 3.8 : Mức độ nhiễm sâu, bệnh của các giống Giống Bệnh đốm nâu TK làm quả(cấp bệnh 1 - 9) Bệnh lở cổ rễ TK cây con (%) Bệnh Thối quả(%) Bệnh gỉ sắt TK làm quả (cấp 1 - 9) Sâu hại lá TK cây con (%) L14 (đ/c) 3 1,84 3,25 3 18,78