Phương pháp xử lý số liệ u

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và công thức bón phân hợp lý cho cây lạc tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 44)

Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng phần mềm IRISTAT 5.0 và Exel.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lạc.

3.1.1. Thi gian sinh trưởng và phát trin ca mt s ging lc.

*Thời gian nảy mầm

Sự nảy mầm của hạt là bước khởi đầu trong chu kỳ sinh trưởng của cây trồng nói chung và của cây lạc nói riêng. Ở giai đoạn này, trong hạt lạc có những biến đổi sinh hóa sâu sắc, chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái hoạt động để hình thành cơ thể mới hoàn chỉnh. Hạt hút nước mạnh, sau đó các men phân giải mà chủ

yếu là men phân giải Protein, Lipit hoạt động, phân giải thành các chất đơn giản hơn, nhờđó lạc mới mọc mầm được. Trong thời kỳ này, thời gian và tỷ lệ mọc mầm là hai yếu tố liên quan trực tiếp đến phẩm chất hạt giống cũng như mật độ cây trên

đồng ruộng.Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống

Giống Thời gian từ gieo đến mọc mầm (ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%)

L14 (đ/c) 5 85,44 MD9 6 96,22 L20 6 81,78 L23 5 86,06 L15 5 91,11 CTL1 6 93,22 L18 5 91,94

Qua bảng trên cho thấy thời gian từ gieo đến mọc mầm của các giống biến

động trong khoảng từ 5 – 6 ngày. Trong đó L14, L23, L15, L18 là giống có thời gian mọc mầm ngắn nhất (05 ngày), các giống còn lại có thời gian mọc mầm là 6 ngày. Như vậy, trên cùng một loại đất, lượng phân bón và các biện pháp kỹ thuật tác động là như nhau song thời gian mọc mầm của các giống luôn có sự sai khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Tỷ lệ mọc mầm của các giống biến động trong khoảng từ 81,78% - 96,22%, trong đó thấp nhất là giống L20 (81,78%), cao nhất là giống MD9(96,22%). Giống

đối chứng L14 có tỷ lệ nảy mầm là 85,44% thấp hơn so với các giống còn lại. Như vậy, quá trình nảy mầm của các giống phụ thuộc nhiều vào bản chất giống, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm

đất…nên với mỗi giống khác nhau luôn có thời gian và tỷ lệ mọc mầm khác nhau.

3.1.2. Thi gian sinh trưởng ca các ging.

Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian tính từ lúc gieo đến khi thu hoạch. Trong sản xuất nông nghiệp thì đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc bố trí thời vụ

và cơ cấu cây trồng. Đồng thời đây cũng là căn cứđể phân biệt các giống.

Thời gian sinh trưởng không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Trong

điều kiện mưa nhiều, bón nhiều phân nhất là phân đạm muộn thì sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của cây. Các giống có thời gian nảy mầm ngắn, ra hoa sớm, tập trung thường cho nhiều quả chắc, năng suất cao. Vì vậy nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống lạc làm cơ sở cho việc bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ, xác định được công thức luân canh và các biện pháp kỹ thuật tác động đến năng suất.

Tiến hành theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống từ khi mọc đến khi chín bằng cách xác định tỷ lệ quả chắc trên cây để xác định thời điểm thu hoạch trên

đồng ruộng thu được kết quả trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống (ngày)

Giống sinh cành cthời gian phát ấp1 gieo thờđếi gian tn ra hoa ừ thra hoa ời gian sinh trthời gian ưởng

L14 (đ/c) 17 29 19 112 MD9 18 29 19 106 L20 17 29 20 115 L23 17 30 20 103 L15 17 28 19 105 CTL1 16 28 18 121 L18 17 28 19 117

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 cành cấp 1 của giống lạc chúng tôi nhận thấy đây là những cành mang hoa, quả đầu tiên, quyết định nhất đến năng suất lạc. Đây cũng là một trong những đặc tính của giống và chịu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật.

Các giống khác nhau thời gian phát sinh cành cấp 1 khác nhau,giống có thời gian phát sinh cành cấp 1 sớm nhất là giống CTL1(16 ngày), giống phát sinh cành cấp 1 muộn nhất là MD9(18 ngày), các giống còn lại là 17 ngày.

Thời gian từ gieo đến ra hoa: Các giống khác nhau có thời gian từ khi gieo

đến ra hoa có sự sai khác. Thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống biến động từ

28 – 30 ngày. Trong đó giống có thời gian từ gieo đến ra hoa dài nhất là L23 (30 ngày), ngắn nhất là L15, CTL1 và L18 (28 ngày), các giống còn lại đều có thời gian từ gieo đến ra hoa bằng giống đối chứng L14 (29 ngày).

Thời gian ra hoa: Các giống khác nhau có thời gian ra hoa khác nhau và biến

động từ 18-20 ngày, ngắn nhất là giống CTL1 với thời gian ra hoa là 18 ngày, dài nhất là giống L20 và L23 với thời gian ra hoa là 20 ngày, các giống còn lại có thời gian ra hoa là 19 ngày.

Thời gian sinh trưởng: Các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 103 – 121 ngày, giống ngắn ngày nhất là giống L23 (103 ngày), giống dài ngày nhất là giống CTL1(121 ngày), giống L18 có thời gian sinh trưởng là 117 ngày, giống đối chứng L14 có thời gian sinh trưởng là 112 ngày.

3.1.3. Động thái tăng trưởng chiu cao thân chính

Thân cây lạc là bộ khung nâng đỡ các bộ phận trên mặt đất của cây. Mặt khác, thân là nơi diễn ra quá trình vận chuyển, trao đổi chất giữa bộ phận trên mặt

đất và dưới mặt đất.

Chiều cao thân chính là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính phần nào giúp đánh giá được khả năng sinh trưởng và cho năng suất của các giống. Chiều cao cây được quy định bởi đặc tính di truyền của giống và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, tăng nhanh trong thời kỳ ra hoa và đạt tốc độ cao nhất vào cuối thời kỳ hoa rộ. Khi cây chuyển sang thời kỳ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

đâm tia hình thành quả thì tốc độ tăng chiều cao thân giảm rõ rệt. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc thí nghiệm chúng tôi thu

được kết quảđược trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (Cm) Giống Thời gian sau gieo (ngày)

20 30 40 50 60 70 80 Thu hoạch L14 (đ/c) 6,41 13,07 23,45 30,68 36,84 38,62 40,47 41,93 MD9 6,61 12,20 21,58 27,90 32,74 35,84 37,02 38,46 L20 5,93 13,53 23,81 30,68 36,50 37,37 39,34 39,80 L23 6,26 13,40 23,71 30,96 36,38 37,27 39,22 42,37 L15 6,37 13,56 23,66 30,85 36,52 37,67 38,78 41,26 CTL1 8,03 14,51 25,07 32,41 39,15 43,3 45,46 46,81 L18 6,31 13,48 22,91 30,86 36,67 37,62 39,62 42,08

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, chiều cao thân chính của các giống lạc khác nhau có độ tăng trưởng khác nhau và tăng dần theo thời gian sinh trưởng, tốc độ tăng mạnh nhất là ở giai đoạn ra hoa đến làm quả tức là từ sau trồng 30 - 60 ngày. Tại thời điểm 60 ngày sau gieo chiều cao thân chính của các giống lạc giao động trong phạm vi từ 32,74 cm – 39,15 cm. Trong đó giống CTL1 đạt chiều cao lớn nhất (46,81 cm), thấp nhất là giống MD9 (32,81 cm). Giống đối chứng L14 có chiều cao 36,84cm, lớn thứ hai sau giống CTL1. Các giống còn lại đều có chiều cao thấp hơn giống đối chứng.

Kết thúc quá trình ra hoa, cây lạc bước vào giai đoạn đâm tia, hình thành quả, quả chắc, lúc này chiều cao thân chính tăng chậm. Đến khi thu hoạch, các giống đạt chiều cao thân chính cuối cùng, giao động trong khoảng 38,46 – 46,81 cm, trong đó thấp nhất là giống MD9 (38,46 cm), cao nhất là giống CTL1 (46,81 cm). Giống đối chứng L14 đạt 41,93 cm thấp hơn giống L18 (42,08 cm) , L23(42,37 cm) và cao hơn các giống còn lại.

Như vậy với mỗi giống lạc, ứng với các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau thì động thái tăng trưởng chiều cao thân chính cũng khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Số cành trên cây lạc là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất bởi nó có liên quan trực tiếp đến số quả. Ở nước ta lạc trồng chủ yếu thuộc nhóm Spanish, thân đứng thường có hai cấp cành là cành cấp 1 và cành cấp 2. Trong đó, lạc thường ra hoa tập trung ở cặp cành cấp 1 đầu tiên, chiếm 60 – 70% số quả của cây, các cành khác chiếm 30%. Cành ra sớm phát triển nhanh, cân đối sẽ làm cơ sở cho việc tích luỹ chất khô, tạo điều kiện cho lạc đạt năng suất cao, vì vậy số cành càng nhiều, cành khỏe, phát triển tốt thì cho ra nhiều hoa, hình thành nhiều quả. Ngoài đặc tính của giống, thân cây và cành phát sinh, phát triển nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độẩm, ánh sáng,,,,các biện pháp kỹ thuật và chăm sóc như mật độ, thời vụ, phân bón…. Theo dõi số cành cấp 1, cấp 2 và chiều dài cành cấp 1 chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Tổng số cành trên cây và chiều dài cành cấp 1 Giống Số cành cấp 1 (cành/cây) Số cành cấp 2 (cành/cây) Tổng số cành/cây Chiều dài cành cấp 1 (cm) L14 (đ/c) 3,25 2,45 5,70 43,77 MD9 3,82 2,34 6,16 33,77 L20 3,18 2,26 5,44 41,32 L23 2,96 3,24 6,20 42,40 L15 3,34 2,84 6,18 40,83 CTL1 4,05 3,23 7,28 39,23 L18 3,19 2,51 5,70 44,12

Qua bảng 3.4 cho thấy số cành cấp 1 của các giống dao động từ 2,96 – 4,05 cành/cây. Trong đó giống có số cành cấp 1 nhiều nhất là CTL1(4,05 cành/cây), giống có số cành cấp 1 ít nhất là giống L23(2,96 cành /cây). Giống đối chứng L14 có số cành cấp 1 là 3,25 cành/cây cao hơn giống L18, L20. Các giống còn lại đều có số cành cấp 1 nhiều hơn giống đối chứng. Số cành cấp 2 của các giống biến động từ 2,26 – 3,24 cành/cây, trong đó giống có số cành cấp 2 nhiều nhất là giống L23(3,24 cành/cây), giống có số cành cấp 2 ít nhất là giống L20(2,26 cành/cây). Giống đối chứng L14 có số cành cấp 2 là 2,45 cành cao hơn giống MD9,các giống còn lại đều có số cành cấp 2 nhiều hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 giống đối chứng.

Tổng số cành/ cây của các giống dao động từ 5,44 – 7,28 cành/cây. Trong đó giống có tổng số cành nhiều nhất là CTL1(7,28 cành/cây) và giống L20 có tổng số

cành ít nhất(5,44 cành/cây). Giống đối chứng L14 và giống L18 có tổng số cành là 5,7 cành, các giống còn lại đều có tổng số cành nhiều hơn giống đối chứng.

Chiều dài cành cấp 1 của các giống dao động từ 33,77 – 44,12 cành/cây, Trong đó giống có chiều dài cành cấp 1 lớn nhất là L18(44,12 cành/cây), giống có chiều dài cành cấp 1 nhỏ nhất là MD9(33,77 cành/cây). Giống đối chứng L14 có chiều dài cành cấp 1 là 43,77 cm và cao hơn các giống còn lại.

3.1.5. Kh năng hình thành nt sn hu hiu ca các ging lc

Nốt sần ở lạc là sản phẩm của quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần

Rhizobium vigna và rễ cây lạc, Vi khuẩn xâm nhập vào rễ lạc ở vị trí của miền lông hút, sau đó theo mạch dẫn xâm nhập vào rễ bằng các “dây xâm nhập”. Do sự xâm nhập của vi khuẩn, rễ sinh trưởng không bình thường, lông hút rụng đi, ở một số vùng rễ, tế

bào phân chia mạnh nhằm khu trú vi khuẩn, tạo nên những nốt sần. Tế bào nốt sần kết hợp với đường do lá quang hợp được với đạm của không khí tạo ra chất protein cung cấp cho cây và vi khuẩn. Như vậy, vi khuẩn cộng sinh với cây lạc, cung cấp tới 50 - 70% tổng sốđạm cần thiết cho cây.

So với một số cây họ đậu khác thì nốt sần của lạc thường được hình thành muộn hơn. Những nốt sần đầu tiên xuất hiện khi lạc có 4 - 5 lá thật, những nốt này thường nhỏ, dịch nốt sần màu hồng nhạt. Số lượng nốt sần tăng dần trong quá trình sinh trưởng của lạc và đạt cực đại vào thời kỳ hình thành quả và hạt. Lúc này nốt sần to hơn và có màu hồng thẫm. Trong thời kỳ chín tới khi thu hoạch phần lớn nốt sần già vỡ và rụng, do đó làm giảm số lượng nốt sần trên cây. Đánh giá khả năng hình thành nốt sần của cây lạc chính là đánh giá khả năng cốđịnh đạm và giá trị cải tạo đất của nó. Số lượng nốt sần hữu hiệu nhiều, khối lượng lớn thì khả năng cố định đạm càng cao, góp phần tăng năng suất lạc.

Theo dõi khả năng hình thành nốt sần của các giống trong thí nghiệm qua các thời kì thu được bảng 3.5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Giống Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả chắc Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) L14 (đ/c) 23,53 0,16 51,33 0,26 108,27 0,73 MD9 26,71 0,17 57,33 0,25 90,70 0,67 L20 27,71 0,17 55,30 0,24 81,71 0,50 L23 28,81 0,19 60,07 0,29 110,70 0,70 L15 27,61 0,17 50,67 0,24 119,87 0,69 CTL1 29,91 0,2 70,69 0,27 121,13 0,87 L18 26,67 0,17 55,71 0,24 80,76 0,60 Qua theo dõi trong thời kỳ bắt đầu ra hoa cho thấy số lượng và khối lượng nốt sần ở mức thấp, biến động của số lượng nốt sần trong khoảng 23,53 – 29,91 nốt/cây và khối lượng nốt sần biến động trong phạm vi 0,16 - 0,20 g/cây, trong đó

đạt cao nhất là giống CTL1 (29,91 nốt/cây; 0,20 g/cây), thấp nhất là giống L14 (23,53 nốt/cây; 0,16 g/cây), Các giống còn lại đều có số lượng và khối lượng nốt sần hữu hiệu cao hơn giống đối chứng.

Bước vào thời kỳ ra hoa rộ, sự tăng nhanh về số lượng nốt sần cũng kéo theo sự tăng lên của khối lượng nốt sần. Sự chênh lệch về số lượng nốt sần thể hiện trong phạm vi 50,67 – 70,69 nốt/cây. Đạt cao nhất là giống CTL1 (70,69 nốt/cây), thấp nhất là giống L15 (50,67 nốt/cây). Giống đối chứng L14 đạt 51,33 nốt/cây, thấp hơn các giống còn lại.

Cùng với sự tăng lên về số lượng nốt sần, khối lượng nốt sần cũng tăng lên nhiều, biến động trong phạm vi 0,24 - 0,29 g/cây, trong đó cao nhất là giống L23 (0,29 g/cây) thấp nhất là giống L18, L15 và L20 cùng đạt 0,24g/cây. Ở thời kỳ này khối lượng nốt sần của giống đối chứng L14 đạt 0,26 g/cây và cao hơn giống MD9(0,25g/cây).

Thời kì quả vào chắc, số lượng và khối lượng nốt sần tăng lên rất nhiều, đạt giá trị cao nhất trong 3 thời kì. Số lượng nốt sần của các giống giao động trong khoảng 80,76 – 121,13 nốt/cây. Trong đó giống có số lượng đạt mức cao nhất là CTL1 (121,13 nốt/cây), thấp nhất là giống L18 (80,76 nốt/cây). Giống đối chứng L14 đạt 108,27 nốt/cây, cao hơn các giống MD9 (90,70 nốt/cây), L20 (81,71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 nốt/cây), Các giống còn lại đều có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng, cụ thể

là: L23 (110,70 nốt/cây), L15 (119,87 nốt/cây).

Khối lượng nốt sần cũng tăng lên rất nhiều so với thời kỳ trước đó, biến động trong phạm vi 0,50 - 0,87 g/cây, trong đó cao nhất là khối lượng nốt sần của giống CTL1 (0,87 g/cây), thấp nhất là giống L20(0,50 g/cây). Ở thời kỳ này, khối lượng nốt sần của giống đối chứng L14 cũng tăng lên đáng kể đạt 0,73 (g/cây), cao hơn

Một phần của tài liệu nghiên cứu xác định giống và công thức bón phân hợp lý cho cây lạc tại huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)