Cần xây dựng chương trình cải tạo, chăm sóc giúp đỡ trẻ em vi phạm pháp luật đặc biệt là trẻ em phạm tội, nhất là ở các địa phương, bởi vì điều

Một phần của tài liệu “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” (Trang 60 - 61)

pháp luật đặc biệt là trẻ em phạm tội, nhất là ở các địa phương, bởi vì điều này không chỉ giúp cho trẻ em nhận rõ bổn phận của mình mà thông qua đó còn xác định rõ vai trò trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội cùng địa phương đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2.3.4 Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

Việc quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng thế hệ trẻ ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta chú ý từ rất sớm. Đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đề cập tới vấn đề này, trong đó đều thống nhất khẳng định đây là trách nhiệm to lớn của Đảng, toàn dân, đồng thời thể hiện tính ưu việt của xã hội ta. Trên thực tế, từ khi đổi mới tới nay, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới lại nảy sinh những khó khăn, phức tạp mới. Do đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo vệ quyền trẻ em, trong giai đoạn hiện naychúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp:

- Cần có sự phân công trách nhiệm một cách cụ thể và rõ ràng giữa các cơ quan, tổ chức và các cá nhân tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương.

-Các tổ chức Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những công tác quan trọng của toàn bộ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và thực hiện của mình. Các cấp uỷ Đảng phải có nghị quyết đúng đắn; chính quyền từ Trung ương đến cơ sở phải đề ra được những giải pháp cụ thể về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương, từng vùng để đảm bảo cho những chỉ thị của Đảng và Nhà nước có hiệu quả trong thực tế. Các đoàn thể chính trị - xã hội, nhà trường phải trở thành lực lượng nòng cốt để tổ chức thực hiện có kết quả các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em địa phương. Các gia đình, cha mẹ, anh, chị phải đóng vai trò chủ động tích cực nhất và có trách nhiệm cao nhất trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con em mình theo hướng dẫn của các cơ quan khoa học và giáo dục xã hội.

Một phần của tài liệu “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w