Bảo đảm quyền chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

Một phần của tài liệu “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” (Trang 42 - 44)

Xác định tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, trong thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã tiến hành triển khai: “Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2001- 2010” và Chương trình hành động: “Vì trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001- 2010” rộng khắp, bao phủ trên khắp

240/240 xã, phường, thị trấn, thể hiện dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi năm 2010 là 5,36 %o giảm 4,82%o so với năm 2001 [2,2]. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi năm 2010 là 7,52 %o giảm 5,67 %o so với năm 2001 [2,2]. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đến năm 2010 đạt 18 % giảm 16,2% so với năm 2001 [2,2].

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được cung cấp vitamin A hằng năm đạt trên 90% (riêng các huyện đồng bằng đạt 100%) [2,2]. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng tạo miễn dịch cơ bản đạt trên 95%; toàn Tỉnh đã thanh toán bại liệt và bệnh uốn ván sơ sinh [2,2]. Các chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp và kiểm soát bệnh ỉa chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi được duy trì thường xuyên, nhất là ở các huyện miền núi.

Về khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện theo Luật. Đã triển khai khám bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi ngay tại trạm y tế xã, phường, thị trấn giúp cho việc tiếp cận của người dân được thuận lợi và kịp thời khi có nhu cầu; trẻ em cư ngụ gần bệnh viện chuyên khoa nhi, bệnh viện đa khoa tuyến trên đều trực tiếp khám chữa bệnh tại tuyến điều trị cao nhất của khu vực.

Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong nhân dân được tiến hành thường xuyên qua nhiều kênh tư vấn trực tiếp cung cấp tờ rơi, phát thanh truyền hình, góp phần nâng cao nhận thức phòng bệnh cho người dân; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố phát triển, đến cuối năm 2010 có trên 60% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia [2,3].

Tuy nhiên, do công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân vùng sâu, vùng xa chưa tốt; hệ thống y tế tuyến cơ sở còn thiếu và yếu nhiều về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn thấp, chưa nhận thức đúng về sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ

em cho nên vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

- Trước hết về số liệu: Số liệu trẻ em tử vong và số liệu tử vong mẹ do biến thai sản, nhất là trẻ em tử vong dưới 1 tuổi rất khó thống kê thật chính xác, do phong tục tập quán nhiều trường hợp trẻ em chết người dân không khai báo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, có sự khác biệt giữa các vùng và giữa các huyện, thành phố. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi còn rất cao (toàn Tỉnh đến năm 2010 có 20,91%), trong đó có nhiều huyện tỷ lệ rất cao như Bắc Trà My, Phước Sơn, Đông Giang xấp xỉ 40% [2,3].

- Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS đến tháng 6/2010 toàn Tỉnh có 14 em trong đó có 2 em đã chết. Tai nạn thương tích trẻ em xảy ra nhiều, bình quân hằng năm 450 vụ, chủ yếu là đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc,…[2,3]

- Gần 13.000 trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm [2,3].

- Trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w