Quyền được vui chơi giải trí và phát triển năng khiếu.

Một phần của tài liệu “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” (Trang 26 - 27)

Trẻ em là đối tượng còn non nớt về thể lực và tinh thần không chỉ được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà còn phải được vui chơi giải, trí lành mạnh. Vui chơi, giải trí đối với trẻ em là điều kiện không thể thiếu được để trẻ em phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ và nhân cách. Học tập và vui chơi, vui chơi để học tập có mối quan hệ logic và rất khoa học trong quá trình chăm sóc và dạy dỗ trẻ em. Điều 17 LBVCS&GDTE năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi” [28,Đ17] và Điều 18: “Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em

đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển năng khiếu” [28,Đ18]. Trên cơ sở đó, các cơ quan Nhà nước nghiên cứu để đưa ra các chương trình học tập, vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và du lịch cho phù hợp với từng lứa tuổi các em. Nhà nước khuyến khích và bảo trợ việc xây dựng, bảo vệ sử dụng tốt những cơ sở vật chất, kỹ thuật phương tiện phục vụ trẻ em. Nhà nước còn giao cho các Bộ ngành theo chức năng của mình có kế hoạch thực hiện hoặc phối hợp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh phục vụ trẻ em ngày càng một tốt hơn các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, văn hóa phẩm, đồ chơi, dụng cụ thể dục thể thao,...

Cùng với việc đảm bảo quyền vui chơi, giải trí cho trẻ em, LBVCS&GDTE năm 2004 quy định nghiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác, tại Điều 29: “Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của các em” [28,Đ29] và trong trường hợp sử dụng những cơ sở đó vào việc có lợi khác, không ảnh hưởng đến việc phục vụ trẻ em dành một phần công trình vui chơi, giải trí cho trẻ em hoạt động như thư viện, câu lạc bộ,...thì phải được sự thỏa thuận của cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở đó và phải bảo đảm không để cơ sở đó bị xuống cấp. Nếu vì lợi ích chung cần sử dụng những cơ sở đó vào mục đích khác thì phải được thỏa thuận của ngành chủ quản và được UBND cấp có thẩm quyền quản lý quyết định, sau khi đã bố trí cơ sở khác tương xứng để thay thế.

Việc quy định như vậy đã thấy rõ trách nhiệm hết sức lớn đối với Nhà nước, đồng thời xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có vi phạm, bảo vệ sự phát triển hài hòa của các em và vì trẻ em

Một phần của tài liệu “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w