Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ e mở Việt Nam

Một phần của tài liệu “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” (Trang 38 - 42)

Tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục biến động nhanh và phức tạp hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, thiên tai nặng nề đã ảnh hưởng đến an sinh xã hội, trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tác động và để lại hậu quả lâu dài. Để khắc phục điều đó, thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban ngành, đoàn thể có liên quan, nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được ban

hành; Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010 được triển khai có hiệu quả nên công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ.

Thứ nhất, quyền được sống còn của trẻ em được bảo vệ. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm mạnh ở tất cả các vùng, bình quân cả nước giảm từ 36,7%o (1999) xuống còn 16%o (2009) [1,9]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) ở trẻ em giảm mạnh qua các năm ở toàn bộ các khu vực sinh thái từ 31,9% (2001) giảm còn 18,9% (2009) [1,9]. Không còn bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A [1,9]. Không còn trường hợp uốn ván sơ sinh [1,9]. Tính đến thời điểm tháng 4 - 2010 cả nước không còn ca nào mắc vi rút bại liệt hoang dại [1,9]. Trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi ở các quận, huyện được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắcxin [1,9]. Việc khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng được triển khai thực hiện có hiệu quả [1,9]. Đến nay 100% số cơ sở khám, chữa bệnh công lập đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi [1,9].

Thứ hai, quyền phát triển của trẻ em có sự cải thiện đáng kể. Trẻ em không chỉ cần được sống mà còn phải được chăm sóc và giáo dục để phát triển một cách toàn diện.

Xuất phát từ quan điểm trên, Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đầu tư đảm bảo cho mọi trẻ em được chăm sóc và phát triển. Về công tác giáo dục trẻ, đến năm 2010, mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp trên toàn quốc. Bên cạnh việc tăng số lượng trường học, cơ sở vật chất trường lớp cũng được cải thiện. Đối với giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo tăng lên rõ rệt từ 78% năm 2000 tăng lên 95% năm 2010 [1,13]. Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt đối với trẻ em gái, trẻ em người dân tộc và trẻ em sống trong các gia đình nghèo. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển mạnh và có tiến bộ rõ rệt.

Thứ ba, quyền được bảo vệ của trẻ em.

Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong vòng 10 năm qua đã có bước chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc từ 40% năm 2001 tăng lên khoảng 75% vào năm 2010 [1,14]. Tỷ lệ trẻ em được hưởng chính sách trợ cấp theo Nghị định 67/2007/NĐ - CP và sửa đổi theo Nghị định 13/2010/NĐ - CP của Chính phủ đã tăng gấp đôi. 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý miễn phí khi gia đình trẻ em có nhu cầu trợ giúp [1,15]. Khoảng 69.750 trẻ em khuyết tật đã được phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, gần 5 nghìn em đã được phẫu thuật mổ tim bẩm sinh [1,15]. Hiện nay cả nước có trên 400 cơ sở chăm sóc tập trung các đối tượng xã hội, trong đó có trên gần 300 cơ sở của Nhà nước và trên 100 cơ sở do các tổ chức xã hội, tôn giáo, tư nhân thành lập, nuôi dưỡng khoảng 20 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt [1,16].

Thứ tư, quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em

Trong lĩnh vực chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần cho trẻ em, tính đến năm 2008 cả nước có khoảng 4.200 điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em ở cấp xã [1,19]. Hệ thống Nhà văn hoá thiếu nhi cấp tỉnh và huyện năm 2003 có 274, năm 2008 tăng lên 307 [1,19]. Tính đến năm 2009 cả nước có 148 điểm vui chơi dành cho trẻ em cấp tỉnh; 773 điểm vui chơi cấp huyện; 3.673 Nhà văn hoá cấp xã, 37.134 Nhà văn hoá thôn bản, 34.303 thôn có sân thể thao [1,19]; hệ thống thiết chế văn hoá này góp phần tích cực vào việc tạo cho trẻ em có không gian tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và bổ ích.

Các cơ quan thông tin đại chúng đã dành sự quan tâm thích đáng đến trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được tiếp cận và hưởng thụ tinh hoa văn hóa. Hiện nay có khoảng 50 nhà xuất bản tham gia xuất bản sách thiếu nhi và các loại sách hướng dẫn, nuôi dạy trẻ [1,20]. Bên cạnh đó còn cập nhật công nghệ

thông tin hiện đại, xuất bản các loại sách báo điện tử phục vụ trẻ em tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm truyền thông cho trẻ em [1,20].

Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta còn thấp, nhận thức của một số Bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương, của cộng đồng xã hội về việc thực hiện các quyền của trẻ em chưa đầy đủ cũng như công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước còn chưa thường xuyên, do đó, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta còn nhiều hạn chế.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao so với các nước trên thế giới. Việc tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng của trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vẫn còn nhiều rào cản, mặc dù Nhà nước đã có chính sách trợ giúp cho các em.

Vẫn còn một bộ phận trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa tiếp cận được với giáo dục, nhất là nhóm trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang, lao động kiếm sống, trẻ em nhiễm HIV và gần đây là nhóm trẻ em bị rối nhiễu tâm trí. Chất lượng giáo dục ở vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Tỷ lệ trẻ em từ 3 - 5 tuổi đến trường mầm non, mẫu giáo còn thấp.

Tình trạng ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng trẻ em; tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật vẫn xảy ra và gây nên bức xúc trong dư luận xã hội. Tình trạng buôn bán, bắt cóc trẻ em; xuất bản các ấn phẩm bạo lực, khiêu dâm trẻ em; sử dụng trẻ em để buôn bán ma túy, mại dâm vì mục đích thương mại chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra phổ biến ở các vùng đồng bào dân tộc và vẫn còn gần 10% trẻ em chưa được đăng ký khai sinh đúng độ tuổi. Tình trạng bỏ rơi trẻ em và trẻ em bị lây nhiễm HIV đang là những vấn đề đáng báo động. Tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị vẫn diễn ra đối với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là đối với trẻ em nhiễm HIV, khuyết tật nặng.

Hầu hết các địa phương trong cả nước đều thiếu điểm vui chơi, giải trí và sinh hoạt văn hóa tinh thần cho trẻ em; quyền tham gia của trẻ vào các hoạt động xã hội còn hạn chế và vẫn còn mang tính hình thức.

Qua phân tích trên cho thấy, thực trạng về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Nước ta trong thời gian qua, bao gồm những thành tựu và cả những hạn chế trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên cơ sở đó, khắc phục tồn tại và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền trẻ em.

2.2.Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một Tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung có 18 huyện thành phố với 241 xã phường, thị trấn; Diện tích tự nhiên: 10.466 km2; Dân số: gần 1,5 triệu người. Theo báo cáo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến cuối năm 2010 tổng số trẻ em tỉnh Quảng Nam từ 0 - 16 tuổi: 399.589 em (Trẻ em nữ 201.275 em, chiếm tỷ lệ: 50,21%). Trong đó: Trẻ em từ 0 - 6 tuổi: 137.196 em, chiếm tỷ lệ 32,94%; Trẻ em từ 7 - 16 tuổi: 262.343 em, chiếm tỷ lệ 68,06%.

Cùng với cả nước, tỉnh Quảng Nam cũng triển khai thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001- 2010. Sau 10 năm thực hiện, tình hình trẻ em ở tỉnh Quảng Nam đã có nhiều thay đổi tích cực.

Một phần của tài liệu “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w