Quyền được thừa kế

Một phần của tài liệu “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” (Trang 29 - 31)

Trẻ em có năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự vì vậy cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật thừa kế. BLDS năm 2005 đã khẳng định quyền bình đẳng của mọi cá nhân không phân biệt độ tuổi trong việc để lại tài sản của mình cho người khác cũng như hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em và trên cơ sở nhận thức rằng, trẻ em chưa thể tự kiếm sống, chưa thể tự lập khi mất bố mẹ, BLDS năm 2005 đã mở rộng đối tượng người thừa kế không chỉ là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế mà còn đối với trường hợp sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng “đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” [7,Đ635].

Cũng nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của trẻ em, BLDS năm 2005 cũng quy định về thừa kế thế vị trong phạm vi hai đời khi thừa kế theo pháp luật. Nghĩa là trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản mà có cháu thì được hưởng phần di sản mà đáng lẻ ra cha mẹ được hưởng; nếu các cháu cũng đã chết mà có chắt thì chắt được hưởng phần di sản đó. Quy định này là trường hợp ngoại lệ về chủ thể của quan hệ thừa kế theo quy định tại Điều 635 BLDS năm 2005, theo đó người chỉ còn sống vào thời điểm mở thừa kế mới được thừa kế. Như vậy, nếu có trẻ em là con hoặc là cháu của người thừa kế đã chết trước khi mở thừa kế thì quyền thừa kế không bị tiêu trừ mà được chuyển cho con hoặc cháu.

Quyền thừa kế của trẻ em cũng được BLDS năm 2005 bảo vệ một cách vững chắc hơn bằng chế định kỷ phần bắt buộc, theo đó, trẻ em cùng người có quan hệ ruột thịt gần gũi khác luôn được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc và kỷ phần bắt buộc này là 2/3 phần thừa kế mà trẻ em có quyền được hưởng theo thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 669 bao gồm:

a. Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ, chồng

Có thể nói rằng, BLDS năm 2005 đã tiếp tục truyền thống của pháp luật về thừa kế, thể hiện đậm nét tinh thần nhân đạo, công bằng trong việc bảo vệ quyền thừa kế của trẻ em. Là đối tượng chịu sự thiệt thòi mất mát lớn nhất khi có người thân, trước hết là cha mẹ qua đời, trẻ em đã dành được sự ưu tiên ở mức độ đáng kể khi phân chia di sản, bảo đảm điều kiện vật chất để các em sinh sống và được hưởng sự chăm sóc, giáo dục.

Một phần của tài liệu “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w