PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu cá tra fillet của công ty cổ phần thủy sản mekong mekongfish (Trang 33)

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: số liệu được thu thập từ Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải Quan, một số bài báo cáo Từ Hiệp Hội Thủy Sản Việt Nam và các dữ liệu,báo cáo tài chính từ phòng ban kinh doanh của công ty Mekongfish.

2.2.5 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng biểu bảng và đồ thị để có cái nhìn chung về xu hướng tăng giảm của các yếu tố như sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, tỷ giá tăng giảm,… bên cạnh đó, sử dụng phương pháp so sánh để phân tích chi tiết mức độ biến động các yếu tố trên qua cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường nhằm nhận biết được nguyên nhân và có cái nhìn tổng quát. Ngoài ra phương pháp thay thế liên hoàn cũng được sử dụng nhằm phân tích yếu tố sản lượng và đơn giá ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu qua 3 năm của công ty.

Mục tiêu 2: vận dụng lý thuyết, sử dụng phương pháp suy luận để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cá tra fillet của công ty.

Mục tiêu 3: sử dụng kết quả phân tích từ các mục tiêu trên để tìm ra giải pháp thích hợp nhằm giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong doanh nghiệp.

2.5.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là một nhánh của toán học liên quan đến việc thu thập, phân tích, giải thích và trình bày dữ liệu (Hoàng Trọng, 2008).

Thông kê mô tả bao gồm các phương pháp tóm tắt hoặc mô tả dữ liệu để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp phổ biến thường được sủ dụng là lập biểu bảng, vẽ đồ thị,..

23

2.5.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp dùng để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm các muc đích sau đây:

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số chỉ tiêu kỳ kế hoạch. Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tựong và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kỳ kết quả này với kết quả trước.

Đánh giá mực độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng so sánh giữa kết quả của bộ phận hay của đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể hoặc so sánh kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác có cùng qui mô hoạt động, trong cùng lĩnh vực hoạt động.

Các điều kiện khi thực hiện phép so sánh: các số liệu đưa ra so sánh phải cùng nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính, cùng đơn vị đo lường và cùng được thu thập trong cùng một khoảng thời gian. Bên cạnh đó các chỉ tiêu phân tích phải được quy đổi về cùng qui mô và điều kiện kinh doanh.

Kỹ thuật so sánh:

So sánh số tuyệt đối: là kết quả biểu thị khối lượng, qui mô biến động của các hiện tượng kinh tế. Được tính bằng cách lấy trị số chỉ tiêu kỳ phân tích trừ cho trị số chỉ tiêu kỳ gốc.

So sánh số tương đối: có nhiều loại số tương đối khác nhau như số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ… Tuy nhiên hai loại sau là thường được sử dụng phổ biến:

Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: là chỉ tiêu thể hiện quan hệ so sánh giữa mức độ cần đạt được theo kế hoạch so với mức độ thực tế đã thực hiện được ở kỳ trước.

STĐNVKH (%)= mức độ cần đạt theo kế hoạch

mức độ thực tế đã đạt được ở kì trước*100

Số tương đối hoàn thành kế hoạch: chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được với mức độ dự kiến kỳ kế hoạch

STĐHTKH (%)=mức độ thực tế đạt được mức độ kỳ kế hoạch *100

2.5.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng số tương đối và số tuyệt đối.

24 Nội dung và cách tính:

Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu phân tích.

Sắp xếp thứ tự các nhân tố từ trái sang phải, từ nhân tố số lượng sang nhân tố chất lượng. Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng (chất lượng) cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn trình tự.

Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự. Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ giữ nguyên giá trị thực tế từ đó; còn các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra cụ thể kết quả lần thay thế đó.

Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng phân tích.

Lần lượt thay thế nhân tố kế hoạch bằng nhân tố thực tế theo trình tự, mỗi lần thay thế tính ra được chỉ tiêu phân tích mới, rồi so sánh với chỉ tiêu phân tích đã tính ở bước trước. Ta sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.

Giả sử có chỉ tiêu phân tích Q chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố, theo thứ tự a, b, c. Các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và đã được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng bằng công thức sau:

Q = a x b x c.

Ta quy ước kỳ kế hoạch ký hiệu là K còn kỳ thực tế ký hiệu là T. Từ quy ước này chỉ tiêu Q kỳ kế hoạch và thực tế lần lượt được xác định như sau:

Kỳ kế hoạch: QK = aK x bK x cK

Kỳ thực tế: QT = aT x bT x cT

Trình tự phân tích bao gồm 3 bước

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích.

Q = QT - QK

Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

+ Thay thế lần 1: thay aK = aT

Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là: QK1 = aT x bK x cK

25

Qa = QK1 - QK

+ Thay thế lần 2: thay bK = bT

Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là: QK2 = aT x bT x cK

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích Q:

Qb = QK2 - QK1.

+ Thay thế lần 3: thay cK = cT

Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là chính là chỉ tiêu phân tích thực tế (QT):

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích Q:

Qc = QT - QK2.

Bước 3: Tổng hợp:

26

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN THỦY SẢN MEKONG- MEKONGFISH.

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty Cổ Phần Thủy Sản Mekong có tiền thân là Xí nghiệp Rau quả đông lạnh xuất khẩu Hậu Giang thành lập tháng 4/1979. Xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực rau quả (khóm đông lạnh) xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu cũ. Trong những năm 1991 đến năm 1996 Công ty chuyển sang chế biến thủy sản xuất khẩu, do biến động chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu nên Xí nghiệp ngừng sản xuất mặt hàng khóm đông lạnh. Từ năm 1997 đến cuối năm 2001 đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến Nông sản Thực phẩm Cần Thơ. Ngày 26/02/2002 chuyển thành Công ty Cổ Phần Thủy Sản Mekong với số vốn điều lệ như sau:

Bảng 3.1: Vốn điều lệ của công ty Mekongfish tính đến các năm ĐVT: tỷ đồng Năm Vốn điều lệ 2002 20 2006 30 2007 50 2008 81 2009 113,3 2013 126,3

Nguồn: báo cáo tài chính Mekongfish năm 2013

Ngày 13/7/2009 Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép số 71/QĐSGDHCM cho phép MeKongfish niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Bắt đầu từ ngày 24/9/2009, MeKongfish sẽ chính thức giao dịch. Như vậy, Công ty Cổ Phần Thủy Sản Mekong đã trở thành công ty thứ 196 niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là AAM. Ban đầu có 8.100.000 cổ phiếu của công ty được niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE. Tháng 11/2009, phát hành cổ phiếu thưởng và trả cổ tức năm 2009 bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Đến ngày 21/12/2009, công ty niêm yết bổ sung thêm 3.239.864 cổ phiếu từ việc phát hành cổ phiếu thưởng 30% và trả cổ tức bằng cổ phiếu 10%. Đến thời điểm hiện nay, khối lượng niêm yết đã là 12.635.840 cổ phiếu.

Trong quá trình hoạt động từ năm 2002 đến nay, công ty có những danh hiệu được Nhà nước phong tặng:

27

Bằng khen của Bộ Thương mại về tài chính xuất khẩu trong các năm từ 2002 – 2004.

Huy chương vàng sản phẩm chất lượng cao năm 2004 – 2006. Huy chương lao động hạng nhì năm 2005.

Bằng khen của Bộ Thương mại về doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2005 – 2007.

Đặc biệt, từ tháng 4/2009 công ty nằm trong top 10 doanh nghiệp được phép xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga, một thị trường lớn, ổn định cho sự phát triển bền vững của công ty.

3.2 ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MEKONG

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Thủy Sản Mekong Tên tiếng Anh: Mekong Fisheries Join Stock Company Tên giao dịch: MEKONGFISH CO.

Tên viết tắt: MEKONGFISH Giám đốc: Lương Hoàng Mãnh Logo của Công ty:

Địa chỉ: Lô 24 Khu Công nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ

28

Điện thoại: 0710.3841560 – 3843236 – 2841990 – 3842027 Số Fax: 0710.3841560

Email: mkf@hcm.vnn.vn Website: www.mekongfish.vn

Vốn điều lệ: 126.359.760.000 đồng, trong đó vốn nhà nước 0 đồng Mã số thuế: 1800448811

Nơi mở tài khoản:

Bảng 3.2 Các ngân hàng giao dịch của MEKONGFISH

STT Ngân hàng giao dịch Số tài khoản (VND) Số tài khoản (USD) 1

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)

011.100.004711.7 011.137.004711.6

2 Ngân hàng Công

thương Việt Nam (ICB) 102010000284558 10202000032389

Nguồn: báo cáo tài chính Mekongfish 2013

Quyết định thành lập: Số 592/QĐ-CT.UB ngày 26/02/2002 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Cần Thơ (Thành phố Cần Thơ)

Giấy phép đăng ký kinh doanh: Số 570300001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp ngày 28/02/2002, đăng ký thay đổi lần 05 ngày 03/01/2008

Hình thức sở hữu: Góp vốn cổ phần Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Loại hình kinh doanh chính: Chế biến và xuất khẩu nông sản, thủy hải sản khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chức năng kinh doanh chính: Thu mua, gia công, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ (thị trường Châu Âu luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất)

29

3.3 LĨNH VỰC KINH DOANH

Thu mua, gia công, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản, gạo và các loại nông sản.

Nhập khẩu vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị và tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, sản xuất con giống phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhập khẩu thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản.

Nhập khẩu kinh doanh phân bón, sắt thép các loại. Đầu tư tài chính. Kinh doanh địa ốc, bất động sản và văn phòng cho thuê.

Du lịch lữ hành nội địa, kinh doanh nhà hàng.

Địa bàn hoạt động: Tập trung tại trụ sở của Công ty, địa chỉ: Lô 24 KCN Trà Nóc, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Riêng địa bàn chăn nuôi tọa lạc tại huyện Tam Bình và Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Địa bàn kinh doanh: kể từ năm 2011, ngành nghề kinh doanh của công ty chỉ thực hiện trong lĩnh vực chăn nuôi cá tra, chế biến cá tra đông lạnh. Xuất khẩu trực tiếp trên 97% tổng sản lượng cá tra đông lạnh, tiêu thụ nội địa không quá 3% sản lượng. Đồng thời nhập khẩu một số vất tự để phục vụ trong chế biết mà không tiêu thụ ra thị trường.

30

3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN 3.4.1 Cơ cấu tổ chức 3.4.1 Cơ cấu tổ chức

Nguồn: phòng tố chức công ty Mekongfish

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Thủy Sản Mekong

3.4.2 Nhiệm vụ các phòng ban

3.4.2.1 Phòng tổ chức hành chính

Phụ trách các công việc về công tác tổ chức, tiền lương, có nhiệm vụ đảm bảo việc tuân thủ của cán bộ - công nhân viên đối với các quy định của công ty và tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về những vấn đề có liên quan đến nhân sự và chính sách người lao động.

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG KINH DOANH PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÒNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÒNG CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU GIÁM ĐỐC CÔNG TY

BAN KIỂM SOÁT

PHÒNG KẾ TOÁN ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG PHÒNG TỔ CHỨC NGƯ TRƯỜNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

31

3.4.2.2 Phòng kỹ thuật

Chịu trách nhiệm quản quỹ toàn bộ hệ thống máy, thiết bị, nhà xưởng trong phạm vi toàn công ty, tham mưu và đề suất với Ban giám đốc về việc nghiên cứu cải tiến, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

3.4.2.3 Phòng Quản Trị Chất Lượng

Thực hiện kiểm soát các hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm như đảm bảo thu mua nguyên liệu đủ chất lượng, không để sản xuất bị ách tắc, sắp xếp, bố trí và phân công nhân viên thuộc phòng, yêu cầu các phòng ban, bộ phận khác tuân thủ các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm thuộc phần mình quản lý. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quản lý chất lượng theo các chương trình, các bộ tiêu chuẩn của công ty quy định, đáp ứng theo yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

3.4.2.4 Phòng kinh doanh - xuất khẩu

Tổ chức quan hệ, tìm kiếm khách hàng để công ty có thể tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và theo dõi việc thực hiện hợp đồng, làm thủ tục xuất khẩu, hoàn chỉnh chứng từ xuất khẩu, phối hợp với các phân xưởng sản xuất để lên kê hoạch sản xuẩt và xuất khẩu hàng hóa, xây dựng kế hoạch vật tư, bao bì, nguyên liệu… Tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng kịp thời phục vụ sản xuất, quản lý kho thành phẩm, tham mưu cho Giám đốc về giá, chiến lược xuất khẩu, tham gia các kỳ hội chợ trong và ngoài nước cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại.

3.4.2.5 Phòng tài chính – kế toán

Có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động kinh tế phát sinh, tổ chức bộ máy kế toán thống kê, phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi hoạt động của công ty. Thực hiện việc trích nộp và thanh toán theo chế độ, đúng quy định về kiểm kê, kiểm tra và kiểm soát việc chấp hành pháp luật

32

3.5 CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Các sản phẩm Cá tra: Cá tra thịt trắng, thịt hồng, thịt đỏ.

Hình 3.3 Một số hình ảnh về sản phẩm của công ty Mekongfish

Thị trường tiêu thụ của công ty Mekongfish là những nước có nền kinh tế phát triển, đời sống tiêu dùng cao. Do đó, sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường này phải đảm bảo về mức độ dinh dưỡng và mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm càng cao. Công ty đã cam kết lấy chất lượng sản phẩm xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty. Các thị trường lớn của công ty là Châu Âu, ASEAN và Châu Mỹ,… nhu cầu tiêu thụ của thị trường này chủ yếu là cá fillet dạng thịt trắng, thị hồng và thịt đỏ, do dó công ty đáp ứng nhu cầu tất

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu cá tra fillet của công ty cổ phần thủy sản mekong mekongfish (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)