Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu cá tra fillet của công ty cổ phần thủy sản mekong mekongfish (Trang 53 - 54)

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ( triệu USD)

Năm 2011, xuất khẩu cá tra đạt tổng giá trị 1,8 tỷ USD, tỷ trọng xuaats khẩu cá tra tăng từ 28,4% lên 30,1% so với 2010. Liên tục trong năm 2011, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 2 con số, trong khi tăng trưởng khối lượng chỉ ở mức1 con số, thậm chí còn sụt giảm vào tháng 2 và tháng 7.

Khối lượng xuất khẩu cá tra năm 2011 ước đạt trên 600.000 tấn, tăng 3% so với năm 2010. Năm qua đã có trên 230 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra. Những thị trường duy trì được lượng nhập khẩu ổn định hoặc tăng mạnh một phần là nhờ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chủ yếu là doanh nghiệp lớn có khả năng bảo đảm nguồn cung. Giá trung bình cá tra xuất khẩu trong các tháng năm 2011 liên tục tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2010. Nguồn nguyên liệu chế biến thiếu, chi phí gia tăng, nhu cầu cao là những yếu tố thúc đẩy giá trung bình xuất khẩu tăng. Mức chênh lệch giá so với cùng kỳ năm trước thể hiện rất rõ vào các tháng 5, 6, 7, 8 và 10 (tăng khoảng 26%), so

1800 1740 1760 824.44 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2011 2012 2013 6T/2014

43

với các tháng đầu năm và cuối năm 2011 tăng khoảng 15%. Giá trung bình XK đạt đỉnh vào tháng 6 và tháng 8, giảm nhẹ vào tháng 2 và tháng 7.

Năm 2012, xuất khẩu cá tra đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011 và thấp hơn so với mục tiêu 1,8 tỷ USD. Mặc dù không đạt mục tiêu đặt ra, nhưng xuất khẩu cá tra trong năm qua vẫn duy trì vị thế của một mặt hàng chiến lược trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2012, mặt hàng cá tra vẫn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đạt 28,4%. Nguyên nhân giảm kim ngạch 3,4% là do những khó khăn về nguồn vốn cho sản xuất, thị trường tiêu thụ trầm lắng, nguồn cung nguyên liệu không ổn định và giá trung bình XK bị đẩy xuống thấp. Xuất khẩu cá tra năm 2013 đạt 1,76 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, Mỹ đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng 21,6% với giá trị nhập khẩu 380,7 triệu USD (tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2012), đứng đầu là EU, chiếm 21,9% tỷ trọng với 385,4 triệu USD (giảm 9,4%)

Xuất khẩu cá tra năm 2013 đã có nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ giảm đặc biệt ở hai thị trường chính là EU và Mỹ, lại thêm rào cản thương mại của các nước nhập khẩu khiến cho giá trị xuất khẩu liên tục tuột dốc từ quý 1 tới quý 3 và chỉ có dấu hiệu phục hồi vào những tháng cuối năm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 824,44 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ. Hai thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra Việt Nam là EU và Mỹ chiếm khoảng 39,4% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 173,2 triệu USD, giảm 9,5% và Mỹ đạt 151,8 triệu USD, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2013. Phân tích các khía cạnh khiến mức độ tăng trưởng xuất khẩu của cá tra đang gặp khó, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, hàng loạt các rào cản được các nước dựng lên về kiểm soát dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, thuế chống bán phá giá… đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cá tra lại bị kiểm tra chất lượng nhiều hơn bất kỳ loài cá nào với khoảng 27 thông số mà thanh tra các nước châu Âu vừa đưa vào áp dụng.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu cá tra fillet của công ty cổ phần thủy sản mekong mekongfish (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)