ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu cá tra fillet của công ty cổ phần thủy sản mekong mekongfish (Trang 51)

Từ năm 2013 đến 2016, công ty tập trung chế biến mặt hàng cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu với tỷ trọng 97% xuất khẩu, 3% tiêu thụ nội địa (bán cho các công ty thủy sản trong nước).

Tăng cường xúc tiến thương mại để đạt cơ cấu EU chiếm 50%, Nga và Ukraina chiếm 30%, còn lại thị trường Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi. Định hướng phát triển lâu dài vào thị trường Mỹ.

Phát triển vùng nuôi (2 vùng nuôi) để đạt sản lượng cá tra nguyên liệu tự cung cấp đạt 50% và 50% còn lại sẽ hợp tác, thu mua ở nông dân.

Các mặt hàng khác (gạo, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm cá tra giá trị gia tăng) sẽ tùy theo nhu cầu thị trường (sau khi phục hồi kinh tế) mà nghiên cứu và triển khai.

41

Áp dụng từng bước các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, tăng cường các mặt công tác để tạo uy tín trên thương trường, bảo toàn vốn, tăng năng lực cạnh tranh.

3.8.2 Mục tiêu chủ yếu, mục tiêu với cộng đồng, xã hội

Đối với môi trường

Đầu tư thêm một hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo chất hoạt động hữu hiệu.Tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn chăn nuôi sạch Global Gap, Việt Gap và các hệ thống quản lý nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nuôi trồng như ASC,…

Đối với xã hội và cộng đồng

Tích cực tham gia xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa và giúp đỡ địa phương theo khả năng thực tế của Công ty. Tương lai: qua thời kỳ khó khăn do tình hình kinh tế chung, Công ty sẽ nổ lực xây nhà ở cho công nhân, góp sức trong công tác xã hội, từ thiện.

3.8.3 Chiến lược phát triển trung dài hạn

Phát triển khép kín vùng nuôi, không ngừng liên kết với nông dân (từ con giống đến chăn nuôi đạt thương phẩm  thức ăn  xử lý môi trường  chế biến và tiêu thụ) với qui mô phù hợp với năng lực quản lý và năng lực tài chính của Công ty.

Không đầu tư tràn lan trên cơ sở tăng cường tăng cường công suất chế biến cá tra đạt trên 12.000 tấn đến 15.000 tấn/năm và một số ngành phụ trợ như gạo, thức ăn chăn nuôi.

Khai thác những mặt hàng nông sản có thế mạnh là nguồn nguyên liệu tại chỗ có khả năng tái tạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đầu tư chế biến sản phẩm giá trị gia tăng để tận dụng phụ phẩm và nghiên cứu phát triển công nghệ mới từ trong nước.

Phát triển thị trường Châu Mỹ (ngoài Eu, Nga, Ukraina là chủ lực) và một số quốc gia Trung Đông, thị trường mới nổi Châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ…

42

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA FILLET CỦA CÔNG TY MEKONGFISH GIAI ĐOẠN 2011-06/2014

4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA FILLET CỦA VIỆT NAM QUA BA NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014. BA NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014.

4.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ( triệu USD)

Năm 2011, xuất khẩu cá tra đạt tổng giá trị 1,8 tỷ USD, tỷ trọng xuaats khẩu cá tra tăng từ 28,4% lên 30,1% so với 2010. Liên tục trong năm 2011, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 2 con số, trong khi tăng trưởng khối lượng chỉ ở mức1 con số, thậm chí còn sụt giảm vào tháng 2 và tháng 7.

Khối lượng xuất khẩu cá tra năm 2011 ước đạt trên 600.000 tấn, tăng 3% so với năm 2010. Năm qua đã có trên 230 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra. Những thị trường duy trì được lượng nhập khẩu ổn định hoặc tăng mạnh một phần là nhờ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chủ yếu là doanh nghiệp lớn có khả năng bảo đảm nguồn cung. Giá trung bình cá tra xuất khẩu trong các tháng năm 2011 liên tục tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2010. Nguồn nguyên liệu chế biến thiếu, chi phí gia tăng, nhu cầu cao là những yếu tố thúc đẩy giá trung bình xuất khẩu tăng. Mức chênh lệch giá so với cùng kỳ năm trước thể hiện rất rõ vào các tháng 5, 6, 7, 8 và 10 (tăng khoảng 26%), so

1800 1740 1760 824.44 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2011 2012 2013 6T/2014

43

với các tháng đầu năm và cuối năm 2011 tăng khoảng 15%. Giá trung bình XK đạt đỉnh vào tháng 6 và tháng 8, giảm nhẹ vào tháng 2 và tháng 7.

Năm 2012, xuất khẩu cá tra đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011 và thấp hơn so với mục tiêu 1,8 tỷ USD. Mặc dù không đạt mục tiêu đặt ra, nhưng xuất khẩu cá tra trong năm qua vẫn duy trì vị thế của một mặt hàng chiến lược trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2012, mặt hàng cá tra vẫn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đạt 28,4%. Nguyên nhân giảm kim ngạch 3,4% là do những khó khăn về nguồn vốn cho sản xuất, thị trường tiêu thụ trầm lắng, nguồn cung nguyên liệu không ổn định và giá trung bình XK bị đẩy xuống thấp. Xuất khẩu cá tra năm 2013 đạt 1,76 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, Mỹ đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng 21,6% với giá trị nhập khẩu 380,7 triệu USD (tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2012), đứng đầu là EU, chiếm 21,9% tỷ trọng với 385,4 triệu USD (giảm 9,4%)

Xuất khẩu cá tra năm 2013 đã có nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ giảm đặc biệt ở hai thị trường chính là EU và Mỹ, lại thêm rào cản thương mại của các nước nhập khẩu khiến cho giá trị xuất khẩu liên tục tuột dốc từ quý 1 tới quý 3 và chỉ có dấu hiệu phục hồi vào những tháng cuối năm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 824,44 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ. Hai thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra Việt Nam là EU và Mỹ chiếm khoảng 39,4% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 173,2 triệu USD, giảm 9,5% và Mỹ đạt 151,8 triệu USD, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2013. Phân tích các khía cạnh khiến mức độ tăng trưởng xuất khẩu của cá tra đang gặp khó, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, hàng loạt các rào cản được các nước dựng lên về kiểm soát dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, thuế chống bán phá giá… đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cá tra lại bị kiểm tra chất lượng nhiều hơn bất kỳ loài cá nào với khoảng 27 thông số mà thanh tra các nước châu Âu vừa đưa vào áp dụng.

4.1.2 Thị trường xuất khẩu

Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu cá tra sang 142 thị trường với tổng giá trị đạt 1,74 tỷ USD. Trong đó ba thị trường chính là Mỹ, EU và ASEAN đã chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 149 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng thêm 7 quốc gia so với cùng kỳ năm 2012

44

Nguồn: VASEP và FPTS tổng hợp

Hình 4.2 Thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 (triệu USD)

4.1.2.1 Thị trường EU

Cùng với Hoa Kỳ, thị trường EU là một trong 2 thị trường lớn nhất của cá tra, chiếm khoảng 21 - 22% thị phần. Kim ngạch cá tra năm 2013 đạt 385,418 triệu USD, giảm 9,4% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 32,131 triệu USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013.

EU là thị trường truyền thống xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Trong năm 2012 do khó khăn về kinh tế, nhập khẩu cá tra của EU đã giảm mạnh 19,1%. Giá xuất khẩu cá tra sang EU thấp hơn Mỹ, bình quân từ 2,1 đên 2,7 USD/kg so với mức trên 3 USD/kg của thị trường Mỹ. Hiện tại người tiêu dùng khu vực EU đang có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm có chứng nhận ASC - đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi

451 49 91 122 98 125 381 385 544 52 73 79 102 110 359 426 529 59 55 85 109 111 332 526 0 100 200 300 400 500 600 TT KHÁC Ả RẬP XÊ ÚT TQ VÀ HK BRAXIN MEXICO ASEAN MỸ EU 2011 2012 2013

45

trồng thuỷ sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm với giá cao hơn từ 10-15% sản phẩm giá thông thường. Vì vậy đây là yếu tố sàng lọc mạnh các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này, cơ hội sẽ chủ yếu tập trung vào những doanh nghiệp lớn có đầu tư vào vùng nuôi theo tiêu chuẩn ASC.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vào châu Âu - thị trường chủ lực của Việt Nam đã giảm với tốc độ trung bình trên 5% mỗi năm. Thậm chí năm 2012 giảm tới 18,8%. Từ chiếm gần 50% thị phần giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam, thị trường EU đã giảm tỷ trọng xuống còn 22% trong năm 2013.

Trong quý II/2014, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt giá trị 90,25 triệu USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 173,12 triệu USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2013.

4.1.2.2 Thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ là thị trường lớn thứ hai của cá tra Việt Nam sau EU với kim ngạch xuất khẩu đạt 359 triệu USD năm 2012. Đây là thị trường có ưu thế thanh toán tốt, giá bán cao, bình quân từ 3,1 đến 3,8 USD/kg. Việc xuất khẩu cá tra sang thị trường này luôn phải đối mặt với rủi ro từ vụ kiện chống bán phá giá. Ngày 14/03/2013, Mỹ đã ra phán quyết chính thức về mức thuế chống bán phá cá tra Việt Nam cho kỳ POR 8 (01/08/2010 – 31/07/2011) với nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thị phần của thị trường Mỹ đến nay cũng giảm xuống chỉ còn 18,3% so với 23,9% của cùng kỳ năm 2013. Nếu như cùng thời gian này năm ngoái, Mỹ vẫn giữ vị trí dẫn đầu về nhập khẩu cá tra của Việt Nam thì đến năm 2013 đã lùi xuống vị trí thứ 2 sau EU.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 15/7/2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ ước đạt 163,12 triệu USD, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2013. Sự sụt giảm này bắt đầu từ tháng 3 và giảm liên tiếp đến giữa tháng 7, trong đó mức giảm cao nhất lên tới 59,2% vào tháng 5 và mức giảm thấp nhất là tháng 3 với tỷ lệ giảm 12,7%. Lần đầu tiên xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong quý II thấp hơn so với quý I. Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS) Mỹ nhập khẩu cá tra từ Việt Nam đạt 47.360 tấn, giảm 9% so với 6 tháng năm 2013.

4.1.2.3 Thị trường ASEAN

Thị trường ASEAN do các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu có nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn đến việc

46

chuyển hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang ASEAN trong năm 2013 đạt 124,8 triệu USD, tăng 13% so với năm 2012. Trong năm 2013, Singapore là nước nhập khẩu cá tra từ Việt Nam nhiều nhất trong khối với giá trị đạt 36,7 triệu USD, tăng 3,4% so với năm 2012, tiếp đến là Thái Lan đạt 34,2 triệu USD, tăng 62,3% - mức tăng mạnh nhất trong khối.

Theo VASEP, ASEAN hiện chiếm 7,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam, đứng sau Mỹ và EU. Trong khối ASEAN, chỉ có 4 nước có kim ngạch nhập khẩu cá tra Việt Nam trên 20 triệu USD/năm, các nước còn lại nhập khẩu không đáng kể nhưng đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Trong quý 2/2014, XK cá tra sang ASEAN đạt giá trị 39,83 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 6 tháng đầu năm đạt giá trị 72,2 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là thị trường nhập khẩu cá tra lớn 3 sau EU và Mỹ, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao.

4.1.2.4 Thị trường Mexico

Mexico đã vượt qua Nga, Braxin để vươn lên thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 3 sau Mỹ và Tây Ban Nha. Nếu như trước năm 2006, người dân nước này chưa biết nhiều về sản phẩm philê cá tra của Việt Nam thì giờ đây, sản phẩm này đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn tại Mexico như Walmart, Costco, Chedraui, Superama, Soriana… Có thể nói, đây là thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất khu vực Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay Mexico cũng đang đầu tư nhiều cho nghề nuôi cá da trơn ở trong nước. Chủ trương của Mexico là đẩy mạnh sản xuất cá da trơn theo hướng phát triển bền vững nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và quốc tế.Chính phủ Mexico đã đưa ra biện pháp nhằm tăng cường tiêu thụ thủy sản ở nước này trong 10 năm tới trong khi tiêu thụ thủy sản bình quân hiện đạt mức 9kg/người/năm. Sản lượng thủy sản hàng năm của nước này đạt gần 1,7 triệu tấn trong đó 85% là thủy sản khai thác, còn lại là thủy sản nuôi. Tôm, cá rô phi và cá ngừ là những loài thủy sản chính được nuôi và khai thác ở nước này.

Giá cá tra xuất khẩu sang thị trường Mexico khá ổn định trong nhiều năm, không có nhiều biến động, nhưng trong những năm gần đây giá đang có xu hướng sụt giảm và dự báo giá sẽ có xu hướng chững lại trong năm tiếp theo. Năm 2011, xuất khẩu cá tra sang Mexico tiếp tục tăng 26,4% so với năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 XK cá tra sang Mexico lại giảm 6,9% đạt 101,5 triệu USD. Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu cá tra từ Việt Nam trị giá 98 triệu USD, giảm 3,9% so với năm 2012. Nhập khẩu cá tra của Mexico thời gian gần

47

đây sụt giảm là do sản lượng cá rô phi sản xuất của nước này hiện đang dồi dào, giá khá ổn định nên người dân chuyển sang tiêu thụ sản phẩm này nhiều hơn.

4.1.2.5 Thị trường Brazil

Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, trở thành nguồn cung cấp cá phi lê đông lạnh lớn nhất cho Braxin. Cá tra Việt Nam đang có vị trí tốt trên thị trường Brazil với khối lượng nhập khẩu tăng mạnh và giá trung bình cũng tăng đáng kể. Trong 4 tháng đầu năm 2014, giá cá da trơn nhập khẩu vào Brazil trung bình 1,93-1,94 USD/kg, 4 tháng tiếp theo, giá tăng lên 2,02-2,08 USD/kg.

Từ vị trí thứ 5 trong top các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam năm 2011, Brazil đã chiếm lĩnh vị trí thứ 2 từ năm 2013 và duy trì đến năm 2014, chỉ sau thị trường Mỹ. Năm 2011, Brazil chiếm 4,7% tỷ trọng xuất khẩu cá tra của Việt Nam, sau 4 năm, tỷ trọng này đã tăng lên 7,2%. Năm 2013, Brazil đứng thứ 13 trên thế giới về lượng nhập khẩu thủy sản với gần 420.000 tấn và đứng thứ 8 thế giới về lượng nhập khẩu cá phile đông lạnh và khối lượng nhập khẩu liên tục tăng trưởng trong 10 năm qua, tăng gấp hơn 5 lần so với mức 34.000 tấn năm 2004.

Năm 2013, Brazil đã lọt vào top 10 thị trường lớn nhất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, với giá trị 123 triệu USD. Trong đó cá tra chiếm 99% với gần 122 triệu USD. Trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường chính (EU, Mỹ, Nhật Bản) có xu hướng sụt giảm tỷ trọng vì nhu cầu sụt giảm cùng với những rào cản thuế quan và kỹ thuật, thị trường Brazil ngày càng quan trọng

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu cá tra fillet của công ty cổ phần thủy sản mekong mekongfish (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)