Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu cá tra sang 142 thị trường với tổng giá trị đạt 1,74 tỷ USD. Trong đó ba thị trường chính là Mỹ, EU và ASEAN đã chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 149 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng thêm 7 quốc gia so với cùng kỳ năm 2012
44
Nguồn: VASEP và FPTS tổng hợp
Hình 4.2 Thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 (triệu USD)
4.1.2.1 Thị trường EU
Cùng với Hoa Kỳ, thị trường EU là một trong 2 thị trường lớn nhất của cá tra, chiếm khoảng 21 - 22% thị phần. Kim ngạch cá tra năm 2013 đạt 385,418 triệu USD, giảm 9,4% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 32,131 triệu USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2013.
EU là thị trường truyền thống xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Trong năm 2012 do khó khăn về kinh tế, nhập khẩu cá tra của EU đã giảm mạnh 19,1%. Giá xuất khẩu cá tra sang EU thấp hơn Mỹ, bình quân từ 2,1 đên 2,7 USD/kg so với mức trên 3 USD/kg của thị trường Mỹ. Hiện tại người tiêu dùng khu vực EU đang có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm có chứng nhận ASC - đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi
451 49 91 122 98 125 381 385 544 52 73 79 102 110 359 426 529 59 55 85 109 111 332 526 0 100 200 300 400 500 600 TT KHÁC Ả RẬP XÊ ÚT TQ VÀ HK BRAXIN MEXICO ASEAN MỸ EU 2011 2012 2013
45
trồng thuỷ sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm với giá cao hơn từ 10-15% sản phẩm giá thông thường. Vì vậy đây là yếu tố sàng lọc mạnh các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này, cơ hội sẽ chủ yếu tập trung vào những doanh nghiệp lớn có đầu tư vào vùng nuôi theo tiêu chuẩn ASC.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vào châu Âu - thị trường chủ lực của Việt Nam đã giảm với tốc độ trung bình trên 5% mỗi năm. Thậm chí năm 2012 giảm tới 18,8%. Từ chiếm gần 50% thị phần giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam, thị trường EU đã giảm tỷ trọng xuống còn 22% trong năm 2013.
Trong quý II/2014, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt giá trị 90,25 triệu USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 173,12 triệu USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2013.
4.1.2.2 Thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ là thị trường lớn thứ hai của cá tra Việt Nam sau EU với kim ngạch xuất khẩu đạt 359 triệu USD năm 2012. Đây là thị trường có ưu thế thanh toán tốt, giá bán cao, bình quân từ 3,1 đến 3,8 USD/kg. Việc xuất khẩu cá tra sang thị trường này luôn phải đối mặt với rủi ro từ vụ kiện chống bán phá giá. Ngày 14/03/2013, Mỹ đã ra phán quyết chính thức về mức thuế chống bán phá cá tra Việt Nam cho kỳ POR 8 (01/08/2010 – 31/07/2011) với nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thị phần của thị trường Mỹ đến nay cũng giảm xuống chỉ còn 18,3% so với 23,9% của cùng kỳ năm 2013. Nếu như cùng thời gian này năm ngoái, Mỹ vẫn giữ vị trí dẫn đầu về nhập khẩu cá tra của Việt Nam thì đến năm 2013 đã lùi xuống vị trí thứ 2 sau EU.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 15/7/2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ ước đạt 163,12 triệu USD, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2013. Sự sụt giảm này bắt đầu từ tháng 3 và giảm liên tiếp đến giữa tháng 7, trong đó mức giảm cao nhất lên tới 59,2% vào tháng 5 và mức giảm thấp nhất là tháng 3 với tỷ lệ giảm 12,7%. Lần đầu tiên xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong quý II thấp hơn so với quý I. Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS) Mỹ nhập khẩu cá tra từ Việt Nam đạt 47.360 tấn, giảm 9% so với 6 tháng năm 2013.
4.1.2.3 Thị trường ASEAN
Thị trường ASEAN do các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu có nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn đến việc
46
chuyển hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang ASEAN trong năm 2013 đạt 124,8 triệu USD, tăng 13% so với năm 2012. Trong năm 2013, Singapore là nước nhập khẩu cá tra từ Việt Nam nhiều nhất trong khối với giá trị đạt 36,7 triệu USD, tăng 3,4% so với năm 2012, tiếp đến là Thái Lan đạt 34,2 triệu USD, tăng 62,3% - mức tăng mạnh nhất trong khối.
Theo VASEP, ASEAN hiện chiếm 7,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam, đứng sau Mỹ và EU. Trong khối ASEAN, chỉ có 4 nước có kim ngạch nhập khẩu cá tra Việt Nam trên 20 triệu USD/năm, các nước còn lại nhập khẩu không đáng kể nhưng đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Trong quý 2/2014, XK cá tra sang ASEAN đạt giá trị 39,83 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 6 tháng đầu năm đạt giá trị 72,2 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là thị trường nhập khẩu cá tra lớn 3 sau EU và Mỹ, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao.
4.1.2.4 Thị trường Mexico
Mexico đã vượt qua Nga, Braxin để vươn lên thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 3 sau Mỹ và Tây Ban Nha. Nếu như trước năm 2006, người dân nước này chưa biết nhiều về sản phẩm philê cá tra của Việt Nam thì giờ đây, sản phẩm này đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn tại Mexico như Walmart, Costco, Chedraui, Superama, Soriana… Có thể nói, đây là thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất khu vực Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay Mexico cũng đang đầu tư nhiều cho nghề nuôi cá da trơn ở trong nước. Chủ trương của Mexico là đẩy mạnh sản xuất cá da trơn theo hướng phát triển bền vững nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và quốc tế.Chính phủ Mexico đã đưa ra biện pháp nhằm tăng cường tiêu thụ thủy sản ở nước này trong 10 năm tới trong khi tiêu thụ thủy sản bình quân hiện đạt mức 9kg/người/năm. Sản lượng thủy sản hàng năm của nước này đạt gần 1,7 triệu tấn trong đó 85% là thủy sản khai thác, còn lại là thủy sản nuôi. Tôm, cá rô phi và cá ngừ là những loài thủy sản chính được nuôi và khai thác ở nước này.
Giá cá tra xuất khẩu sang thị trường Mexico khá ổn định trong nhiều năm, không có nhiều biến động, nhưng trong những năm gần đây giá đang có xu hướng sụt giảm và dự báo giá sẽ có xu hướng chững lại trong năm tiếp theo. Năm 2011, xuất khẩu cá tra sang Mexico tiếp tục tăng 26,4% so với năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 XK cá tra sang Mexico lại giảm 6,9% đạt 101,5 triệu USD. Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu cá tra từ Việt Nam trị giá 98 triệu USD, giảm 3,9% so với năm 2012. Nhập khẩu cá tra của Mexico thời gian gần
47
đây sụt giảm là do sản lượng cá rô phi sản xuất của nước này hiện đang dồi dào, giá khá ổn định nên người dân chuyển sang tiêu thụ sản phẩm này nhiều hơn.
4.1.2.5 Thị trường Brazil
Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, trở thành nguồn cung cấp cá phi lê đông lạnh lớn nhất cho Braxin. Cá tra Việt Nam đang có vị trí tốt trên thị trường Brazil với khối lượng nhập khẩu tăng mạnh và giá trung bình cũng tăng đáng kể. Trong 4 tháng đầu năm 2014, giá cá da trơn nhập khẩu vào Brazil trung bình 1,93-1,94 USD/kg, 4 tháng tiếp theo, giá tăng lên 2,02-2,08 USD/kg.
Từ vị trí thứ 5 trong top các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam năm 2011, Brazil đã chiếm lĩnh vị trí thứ 2 từ năm 2013 và duy trì đến năm 2014, chỉ sau thị trường Mỹ. Năm 2011, Brazil chiếm 4,7% tỷ trọng xuất khẩu cá tra của Việt Nam, sau 4 năm, tỷ trọng này đã tăng lên 7,2%. Năm 2013, Brazil đứng thứ 13 trên thế giới về lượng nhập khẩu thủy sản với gần 420.000 tấn và đứng thứ 8 thế giới về lượng nhập khẩu cá phile đông lạnh và khối lượng nhập khẩu liên tục tăng trưởng trong 10 năm qua, tăng gấp hơn 5 lần so với mức 34.000 tấn năm 2004.
Năm 2013, Brazil đã lọt vào top 10 thị trường lớn nhất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, với giá trị 123 triệu USD. Trong đó cá tra chiếm 99% với gần 122 triệu USD. Trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường chính (EU, Mỹ, Nhật Bản) có xu hướng sụt giảm tỷ trọng vì nhu cầu sụt giảm cùng với những rào cản thuế quan và kỹ thuật, thị trường Brazil ngày càng quan trọng đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, nhất là sản phẩm cá tra phile đông lạnh.
Brazil nhập khẩu nhiều nhất là cá tra, tiếp đến là cá minh thái Alaska trong nhóm hàng philê cá đông lạnh, tiếp đến là philê cá tuyết (hake). 8 tháng đầu năm nay, Brazil nhập khẩu philê cá minh thái Alaska với khối lượng 45.716 tấn, tăng so với 35.630 tấn của cùng kỳ năm 2012 và nhập khẩu cá tuyết 16.830 tấn, tăng so với 13.138 tấn của cùng kỳ năm 2012. Brazil nhập khẩu philê cá minh thái Alaska chủ yếu từ Trung Quốc trong khi NK philê cá tuyết chủ yếu từ Argentina.
Mặc dù Brazil tăng cường nhập khẩu cá tra từ việt nam trong năm nay nhưng giá nhập khẩu trung bình lại có xu hướng sụt giảm. Theo số liệu của Công ty cổ phần Đầu Tư và Kinh doanh Nhà Intresco (ITC), giá trung bình nhập khẩu philê cá tra đông lạnh Việt Nam vào Brazil trong 8 tháng đầu năm nay dao động trong khoảng 1,93 – 2,12 USD/kg, thấp hơn so với mức 2,26 – 2,41 USD/kg cùng kỳ năm 2012.
48
Một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu vào Brazil cho biết, thị trường cá tra tại EU và Mỹ vẫn chưa hồi phục nên nhiều doanh nghiệp đã chuyến hướng sang thị trường Brazil, nhưng giá xuất khẩu vào thị trường này lại có xu hướng sụt giảm so với năm ngoái. Tuy nhiên, không chỉ giá cá tra XK vào Brazil sụt giảm mà giá trung bình của một số loài cá thịt trắng khác như cá tuyết (hake) và cá minh thái Alaska phile đông lạnh XK vào thị trường này trong 8 tháng đầu năm nay cũng giảm lần lượt khoảng 1,24% và 10% so với cùng kỳ năm 2012.
4.1.2.6 Thị trường HongKong và Trung Quốc
Trung Quốc và Hồng Kông đang nổi lên như là những thị trường tiềm năng. Theo thống kê của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 trên thế giới. Năm 2013, giá trị nhập khẩu thủy sản của thị trường này đạt 11,28 tỷ USD. Nhiều năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc khá thuận lợi nhờ sự gần gũi về mặt địa lý. Nhờ kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh, mức sống người dân tăng lên đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản của nước này. Năm năm qua, tăng trưởng trong nhập khẩu thủy sản vào Trung Quốc đạt trên hai con số, trong đó, nhập khẩu năm 2013 tăng 10,9% so với năm 2012.
Với dân số trên 1,3 tỷ người, GDP năm 2013 đạt 9.300 tỷ USD dự kiến sẽ vượt 10 nghìn tỷ USD vào năm nay, tiêu thụ thủy sản bình quân đạt 15kg/người, Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn cho nhiều nước sản xuất thủy sản trên thế giới.
Tận dụng các ưu đãi trong thương mại mậu biên giữa hai nước, nhiều công ty thủy sản của Việt Nam đã và đang khai thác hiệu quả thị trường này. Năm 2013, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam sau Mỹ, EU và Nhật Bản. Xuất khẩu sang Trung Quốc năm vừa qua đạt trên 572,7 triệu USD, tăng 36,6% so với năm 2012. Đây cũng là thị trường có sức tăng trưởng cao nhất trong nhóm 5 thị trường xuất khẩu.
Năm 2013, Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong xuất khẩu cá tra Việt Nam với 5%. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong năm qua tăng 24,9% so với năm 2012, 4 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2013.
4.1.2.7 Thị trường Ả Rập Xê Út
Ảrập Xêut vẫn là nước nhập khẩu cá tra lớn nhất trong khu vực Trung Đông, tiếp đến là Ai Cập và UAE. Xuất khẩu cá tra sang cả 3 nước trong khối
49
này đều tăng trong quý 2/2014, nhưng trong 6 tháng đầu năm Ai Cập lại giảm 3,6%.
Theo Báo Cáo Xuất Khẩu Thủy Sản quý II năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang Ả Rập Xê Út 6 tháng đầu năm 2014 đạt 30,533 triệu USD, tang 10,2 % so với 6 tháng đầu năm 2013.
Xuất khẩu sang Trung Đông trong quý 2/2014 cũng đạt giá trị 50,23 triệu USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013, đưa xuất khẩu cá tra sang thị trường này 6 tháng đầu năm 2014 đạt giá trị 90,65 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2013. Trong quý 2/2014, xuất khẩu sang Trung Đông đạt giá trị 50,23 triệu USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013; 6 tháng đạt giá trị 90,65 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2013.