Hiện nay hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty rộng khắp
trên thế giới, tập trung ở các thị trường Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu. Trong đó
thị trường Châu Á và Châu Âuđược xem là thị trường chính tiêu thụ sản phẩm
của công ty(khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu). Với nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng trưởng của hai thị trường này, trong thời gian tới công ty TNHH
Phương Đông dự kiến sẽ không ngừng nâng cao giá trị xuất khẩu vào những
thị trường này, vốn là những thị trường mà công ty đang chiếm ưu thế cạnh
tranh so với các doanh nghiệp khác.
Bảng 4.1 Sản lượng và kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản của công ty TNHH thủy
sản Phương Đông phân theo thị trườngtừ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Châu Âu Sản lượng (tấn) 3.284 2.160 2.716 850 1.247 Kim ngạch (triệu đồng) 175.960 93.666 142.434 37.469 56.541 Châu Á Sản lượng (tấn) 5.808 3.575 4.202 1.513 1.545 Kim ngạch (triệu đồng) 230.391 144.917 171.988 64.629 63.049 Châu Mỹ Sản lượng (tấn) 963 833 889 201 291 Kim ngạch (triệu đồng) 60.466 39.824 61.097 13.085 14.871
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH thủy sản Phương Đông)
Ta có tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các năm là 466.818 triệu đồng năm 2011, con số này ở năm 2012 là 375.519 triệu đồng, ở năm 2013
là 278.686 triệu đồng và 134.461 triệu đồng 6 tháng 2014. Từ bảng 4.1 và tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các năm ta có được bảng sau:
Bảng 4.2 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch ở các thị trường từ 2012 đến 6
tháng 2014 của công ty TNHH thủy sản Phương Đông
Thị trường
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch(%)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 Tháng
2014
CHÂU ÂU 37,69 37,93 33,61 42,05
CHÂU Á 49,35 45,80 52,00 46,89
CHÂU MỸ 12,96 16,27 14,29 11,06
Tổng 100
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH thủy sản Phương Đông)
Thị trường Châu Á: đây là thị trường lớn của công ty nhưng cũng là thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh nhất trong nước: Năm 2011 tỷ trọng trong
kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm 49,35% trong tổng tổng kim
ngạch. Sang năm 2012, tỷ trọng này dường như không tăng ở mức 45,80% trong tổng kim ngạch. Năm 2013, tỷ trọng này là 52%. Sáu tháng đầu năm
2014 là 46,89%. Nguyên nhân là do công ty đã tích cực mở rộng thị trường sang các nước như: Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông đặt biệt là Hàn Quốc,
cùng với sự tăng tăng lên về nhu cầu thủy sản để thay thế các thực phẩm như:
Gà, Heo, Bò,....
Ở thị trường Châu Âu: Năm 2011 tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này chiếm 37,69%, năm 2012 là 37,93%, 33,61% năm 2013, và 6 tháng 2014 là 42,05%. Đây là thị trườngcó nhu cầu về thủy sản là rất cao
và cũng là thị trường rất khắt khe về an toan về sinh thực phẩm. Tuy nhiên công ty cũng đã đáp ứng được điều này và thâm nhập vào thị trường này từ
khá sớm. Vì đây là một thị trường béo bở nên cũng như công ty Phương Đông,
các đơn vị xuất khẩu thủy sản khác trong nước cũng như ngoài nước đều
muốn có được thị trường này cho nên thị trường này luôn có sự cạnh tranh gay
gắt về chất lượng cũng như về giá. Năm 2011, có được kết quả như vậy là nhờ công ty đã đưa ra những chính sách hợp lý như: đảm bảo về chất lượng, về giá, và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu cùng với việc tích cực mở rộng thị trường, tham gia quảng bá sản phẩm… Sự
suy giảm ở năm 2013 được lý giải là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước, bên cạnh đó thì các hàng rào kĩ thuật
ngày càng tinh vi hơn cho nên dù có mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng giá trị
xuất khẩu sang thị trường này vẫn bị giảm sút. Xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu chủ yếu là sang các quốc gia nằm trong EU.
Thị trường Châu Mỹ: tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm 12,96% năm 2011, chiếm 16,27% năm 2012, sang năm
2013 chiếm 14,29% và 6 tháng 2014 là 11,06%. Là một trong những thị trường tiềm năng có nhu cầu về thủy sản cao, tuy nhiên các tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm thì khắt khe không thua gì thị trường Châu Âu. Hoa Kỳ là một thị trường rất đa dạng, có rất nhiều sự khác biệt so với thị trường chung trên thế giới. Bên cạnh đó thì thị trường này thường xuyên xảy ra các vụ kiện bán phá giá nên công ty cũng có phần cân nhắc khi xuất khẩu sang thị trường này.
Hậu cầncủa công ty luôn tích cực liên hệ với các bên cung cấp dịch vụ
Logistics để giao hàng theo các điều khoản trên hợp đồng thương mại nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng đúng thời gian, đúng địa điểm tạo ra giá trị tăng thêm của sản phẩm.