THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả logistics đầu ra của công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 42)

3.6.1 Thuận lợi

Công ty nằm ở Thành phố Cần Thơ – trung tâm của Đồng bằng Sông

Cửu Long, giáp với các tỉnh có ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát

triển mạnh như: Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp… Do đó việc thu

mua hay vận chuyển nguyên liệu về công ty là rất thuận lợi.

Thành phố Cần Thơ cũng là nơi có nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ. Nguồn nhân công có trình độ cao và được đào tạo chuyên môn trên mọilĩnh vực, ngành nghề.

Ban giám đốc trẻ, có kinh nghiệm và trình độ cao. Đội ngũ nhân viên có trình độ và hăng say trong công việc.

Có mối quan hệ tốt với nhiều ngân hàng lớn. Đây cũng là một thuận lợi

giúp cho công ty có thể huy động được nguồn vốn dễ dàng hơn.

3.6.2 Khó khăn

Hiện tại công ty vẫn là công ty trách nhiệm hữu hạn chưa cổ phần hóa

nên nguồn vốn lưu động vẫn còn chưa mạnh.

Công ty vẫn chưa có cơ sở hạ tầng cho riêng mình mà còn tốn một khoản

lớn mỗi năm để chi trả việc thuê đất của khu công nghiệp.

Bên cạnh đó công ty chưa tự xây dựng được một hệ thống cung cấp

nguồn nguyên liệu riêng. Đây cũng là một khó khăn cho công ty vì nguồn

nguyên liệu không phải lúc nào cũng ổn định và đảm bảo về chất lượng

Mặt hàng kinh doanh của công ty còn chưa đa dạng nên khó đáp ứng nhu

3.6.3 Định hướng phát triển

Công ty TNHH thủy sản Phương Đông đang phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu trong tương lai do công ty đề ra, đó là các mục tiêu sau:

- Đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng hoàn hảo hơn cả sự mong đợi

của khách hàng.

-Luôn quan tâm và làm gia tăng giá trị của sản phẩm bằng cách học hỏi

và lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng và những đối tác thương

mại.

- Luôn bám sát thị hiếu của khách hàng ở tất cả các thị trường mà công

ty đã giao dịch để có thể cải tiến vì sự nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu

mã đa dạng.

- Hạn chế tối đa số khách hàng phàn nàn về bao bì, đóng gói và thời gian

giao hàng.

- Không ngừng cải thiện và đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm và dịchvụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sẽ đáp ứng sự mong đợi của khách hàng với những trang bị hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai.

- Tìm thêm nhiều khách hàng mới mỗi năm. Tiếp tục thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường.

- Mang đến cho khách hàng những sản phẩm thủy sản chất lượng tốt

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẦU RA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG.

Nhiệm vụ của logistics đầu ra là phân phối sản phẩm đến khách hàng đúng thời gian cam kết và chất lượng sản phẩm cao cùng với những giá trị tăng thêm cho khách hàng thông qua việc bao bì, qui cách đóng gói sản phẩm.

4.1 VẬN TẢI

Trong qui trình logistics đầu ra thành phẩm được vận chuyển từ kho đến các khách hàng. Do đặc điểm chính của hàng hóa là thủy sản đông lạnh

Công ty chủ yếu sử dụng hai loại phương tiện vận tải chính là: container (cont) và tàu. Các phương tiện vận tải này chủ yếu được thuê ngoài từ các công ty

cung cấp dịch vụ vận tải.

Đầu tiên,hàng hóa sau khi được sản xuất sẽ được lưu kho chờ đến khi đủ lượng hàng để xuất. Sau đó công ty tiến hành thuê các xe container từ công

ty cổ phần vận tải Tây Đô để vận chuyển hàng đến cảng thành phố Hồ Chí

Minh,sau đó hàng được bốc lên tàu do khách hàng thuê tại cảng.

Chi phí vận tảinội địa: sản phẩm của công ty thường được vận chuyển

tới cảng bằng hai loại container chính, loại có kích cỡ 20” (cont 20”) và loại

40” (cont 40”). Chi phí đơn vị cho từng loại như sau: cont 20” chứa khoảng 11

tấn cávới mức chi phí là 7.900.000 đồng/cont, cont 40” chứa khoảng 24 tấn cá

với mức chi phí là 8.900.000đồng /cont.

Cụ thể ta có thể thấy chi phí vận tải nội địa qua các năm (từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014) của công ty như sau:

14978 11297 13488 7132 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2011 2012 2013 6 tháng 2014

Chi phí vận tải nội địa (triệu đồng)

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH thủy sản Phương Đông)

Hình 4.1 Biểu đồ chi phí vận chuyển nội địa của công ty TNHH thủy

sản Phương Đông (đơn vị tính: triệu đồng)

Nhìn vào hình 4.1 có thể thấy chi phí vận chuyển qua các năm (từ 2010 đến 6 tháng 2014) có sự thay đổi rõ rệt.

Năm 2011, chi phí vận chuyển hàng của công ty là 14.978 triệu đồng,

một chi phí khá cao do công ty thực hiện nhiều đơn hàng nên lượng vận

chuyển nhiều kéo theo chi phí vận chuyển lớn.

Năm 2012, chi phí vận chuyển là 11.297 triệu đồng giảm 3.681 triệu đồng, tương đương giảm 24,58% so với 2011. Do năm này giá cả nguyên vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

liệu đầu vào tăng cao, có khi không có đủ nguyên liệu để sản xuất nên lượng

hàng xuất giảm,kéo theo các chi phí liên quan đến vận chuyển giảm.

Năm 2013, chi phí vận chuyển là 13.488 triệu đồng, tăng 2.191 triệu đồng tương đương tăng 19,4% so với 2012. Năm này công ty gặp khá nhiều khó khăn với các đơn đặt hàng của khách hàng, hàng nhiều lần bị trả lại do

một số sai sót nhỏ về kỹ thuậtnên công ty phải tốn thêm nhiều chi phí để kéo

hàng về và chi phí vận chuyển bán nội địa nên làm cho chi phí vận chuyển của công ty trong năm này tăng cao.

Sáu tháng 2014, chi phí ở mức 7.132 triệu đồng, do đầu năm nay tình hình thị trường khá ổn định, công ty liên tục nhận được các đơn đặt hàng của khách hàng, thêm vào đógiá cả nguyên vật liệu đầu vào trên thị trường khá ổn Năm

định nên công ty cố gắng hoạt động tối đa để tăng lượnghàng xuất khẩu, từ đó

phải thường xuyên thuê các phương tiện vận tải dẫn đến chi phí vận tải cao.

4.2 PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

Hiện nay hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty rộng khắp

trên thế giới, tập trung ở các thị trường Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu. Trong đó

thị trường Châu Á và Châu Âuđược xem là thị trường chính tiêu thụ sản phẩm

của công ty(khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu). Với nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng trưởng của hai thị trường này, trong thời gian tới công ty TNHH

Phương Đông dự kiến sẽ không ngừng nâng cao giá trị xuất khẩu vào những

thị trường này, vốn là những thị trường mà công ty đang chiếm ưu thế cạnh

tranh so với các doanh nghiệp khác.

Bảng 4.1 Sản lượng và kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản của công ty TNHH thủy

sản Phương Đông phân theo thị trườngtừ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Châu Âu Sản lượng (tấn) 3.284 2.160 2.716 850 1.247 Kim ngạch (triệu đồng) 175.960 93.666 142.434 37.469 56.541 Châu Á Sản lượng (tấn) 5.808 3.575 4.202 1.513 1.545 Kim ngạch (triệu đồng) 230.391 144.917 171.988 64.629 63.049 Châu Mỹ Sản lượng (tấn) 963 833 889 201 291 Kim ngạch (triệu đồng) 60.466 39.824 61.097 13.085 14.871

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH thủy sản Phương Đông)

Ta có tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các năm là 466.818 triệu đồng năm 2011, con số này ở năm 2012 là 375.519 triệu đồng, ở năm 2013

là 278.686 triệu đồng và 134.461 triệu đồng 6 tháng 2014. Từ bảng 4.1 và tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các năm ta có được bảng sau:

Bảng 4.2 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch ở các thị trường từ 2012 đến 6

tháng 2014 của công ty TNHH thủy sản Phương Đông

Thị trường

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch(%)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 Tháng

2014

CHÂU ÂU 37,69 37,93 33,61 42,05

CHÂU Á 49,35 45,80 52,00 46,89 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHÂU MỸ 12,96 16,27 14,29 11,06

Tổng 100

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH thủy sản Phương Đông)

Thị trường Châu Á: đây là thị trường lớn của công ty nhưng cũng là thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh nhất trong nước: Năm 2011 tỷ trọng trong

kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm 49,35% trong tổng tổng kim

ngạch. Sang năm 2012, tỷ trọng này dường như không tăng ở mức 45,80% trong tổng kim ngạch. Năm 2013, tỷ trọng này là 52%. Sáu tháng đầu năm

2014 là 46,89%. Nguyên nhân là do công ty đã tích cực mở rộng thị trường sang các nước như: Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông đặt biệt là Hàn Quốc,

cùng với sự tăng tăng lên về nhu cầu thủy sản để thay thế các thực phẩm như:

Gà, Heo, Bò,....

Ở thị trường Châu Âu: Năm 2011 tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu

sang thị trường này chiếm 37,69%, năm 2012 là 37,93%, 33,61% năm 2013, và 6 tháng 2014 là 42,05%. Đây là thị trườngcó nhu cầu về thủy sản là rất cao

và cũng là thị trường rất khắt khe về an toan về sinh thực phẩm. Tuy nhiên công ty cũng đã đáp ứng được điều này và thâm nhập vào thị trường này từ

khá sớm. Vì đây là một thị trường béo bở nên cũng như công ty Phương Đông,

các đơn vị xuất khẩu thủy sản khác trong nước cũng như ngoài nước đều

muốn có được thị trường này cho nên thị trường này luôn có sự cạnh tranh gay

gắt về chất lượng cũng như về giá. Năm 2011, có được kết quả như vậy là nhờ công ty đã đưa ra những chính sách hợp lý như: đảm bảo về chất lượng, về giá, và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu cùng với việc tích cực mở rộng thị trường, tham gia quảng bá sản phẩm… Sự

suy giảm ở năm 2013 được lý giải là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước, bên cạnh đó thì các hàng rào kĩ thuật

ngày càng tinh vi hơn cho nên dù có mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng giá trị

xuất khẩu sang thị trường này vẫn bị giảm sút. Xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu chủ yếu là sang các quốc gia nằm trong EU.

Thị trường Châu Mỹ: tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm 12,96% năm 2011, chiếm 16,27% năm 2012, sang năm

2013 chiếm 14,29% và 6 tháng 2014 là 11,06%. Là một trong những thị trường tiềm năng có nhu cầu về thủy sản cao, tuy nhiên các tiêu chuẩn về vệ

sinh an toàn thực phẩm thì khắt khe không thua gì thị trường Châu Âu. Hoa Kỳ là một thị trường rất đa dạng, có rất nhiều sự khác biệt so với thị trường chung trên thế giới. Bên cạnh đó thì thị trường này thường xuyên xảy ra các vụ kiện bán phá giá nên công ty cũng có phần cân nhắc khi xuất khẩu sang thị trường này.

Hậu cầncủa công ty luôn tích cực liên hệ với các bên cung cấp dịch vụ

Logistics để giao hàng theo các điều khoản trên hợp đồng thương mại nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng đúng thời gian, đúng địa điểm tạo ra giá trị tăng thêm của sản phẩm.

4.3 BẢO QUẢN HÀNG HÓA

Các thành phẩm được bảo quản liên tục trong kho lạnh ở nhiệt độ -200C

cho đến khi hàng tới tay khách hàng. Bảo quản trong kho lạnh ở -200C vì ở

nhiệt độ này các chất protein bị đông lại, qua 6 đến 12 tháng mới phân giải

nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Thời gian bảo quản tại kho trung bình của mỗi lô hàng là 7 – 15 ngày tùy theo số lượng hàng ởmỗi đơn đặt hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3 KHO BÃI, TỒN KHO

Kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics của công ty Phương Đông. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn

về số lượng,chất lượng và có quan hệ mật thiết với vận chuyển. Đóng góp giá

trị gia tăng về thời gian và địa điểm cho sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch

vụ khách hàng với chi phí thấp nhất. Chính vì thế mà hoạt động kho hàng luôn

được công ty chú ý, quan tâm và hoàn thiện. Kho hàng của công ty với sức

chứa 300 tấn, nhiệt độ trung bình trong kho là –200Cđược xây dựng với tổng

chi phí khoảng 3 tỷ đồng nằm đối diện với hai phân xưởng sản xuất. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi trong việc chuyển thành phẩm vào kho một cách tiết

kiệm thời gian và chi phí. Hệ thống lạnh trong kho lạnh hoạt động xuyên suốt

24/24, có bộ phận cảm nhiệt kế theo dõi nhiệt độ trong kho và thường xuyên

được kiểm tra bởi các kỹ thuật viên phòng Kỹ thuật – HACCP. Khi xã băng nước từ giàn lạnh có thế chảy hết ra ngoài nhờ thiết kế đặt biệt của kho. Ngoài ra, kho còn có phòng đệm nhằm giảm sự thất thoát nhiệt trong kho lạnh.

Kho bãi diện tích rộng rãi, được lắp đặt những dàn kệ lớn nhỏ, được thiết kế phù hợp với kích thước và chủng loại hàng hóa. Thiết kế những bàn nâng hàng thuận tiện cho việc lên xuống, xếp dỡ hàng hóa từ xe tải cũng như các container, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận động của chuỗi logistics và tiết kiệm được thời gian cho nhân viên kho.

Kho hàng của công ty được lập sơ đồ và dán ngay ngoài cửa. Các kệ trong kho được ký hiệu thành, A, B, C, D… tầng 1 của kệ A là A1, tầng 2 là A2… Nhãn dán chỉ vị trí của từng ô trong kệ có mũi tên chỉ vị trí tương ứng.

Điều này làm cho hàng hoá trong kho dễ dàng phân biệt, gọn gàng hơn tránh

sự nhầm lẫn giữ các đơn hàng khác nhau.Hằng năm công ty thường tổ chức tu

sửa, nâng cấp kho vào khoảng tháng 11 hoặc tháng 12 nhằmphát huy hiệu quả

nhất hoạt động của kho.Với chi phí tu sửa kho mỗi nămlà 10 – 12 triệu đồng.

Công ty luôn duy trì lượng tồn kho ở mức ổn định để luôn có hàng trong kho tận tốt cơ hội bán hàng, không bắt khách hàng phải chờ lâu cho đến

khi có hàng. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị tồn kho

(triệu đồng)

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH thủy sản Phương Đông)

Hình 4.2: Giá trị hàng tồn kho thành phẩm của công ty TNHH thủy sản Phương Đông

Từ hình 4.2 ta có thể thấy giá trị thành phẩm tồn kho qua các năm của

công ty không ổn định, cụ thể:

Năm 2011, giá trị thành phẩm tồn kho là 4.316 triệu đồng, đây là giá trị

tồn kho cao nhất tronh những năm gần đây. Sở dĩ, giá trị tồn kho của năm này

cao như vậy là do năm 2011 trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

khác ở Việt Nam không đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, thì doanh nghiệp lại nhận rất nhiều đơn hàng xuất khẩu với số lượng lớn ở trong và ngoài nước nhờ việc có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ điều này làm lượng

tồn kho tăng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sang năm 2012, giá trị tông kho thành phẩm là 1.729 triệu đồng, giảm

2.587 triệu đồng, tương đương giảm 59,94% do thiếu nguồn nguyên liệu cộng

với giá thành nguồn nguyên liệu ngày càng cao, gây cho công ty không ít khó

khăn trong việc xuất khẩu, nên lượng tồn kho kết toán cuối năm giảm mạnh. Năm 2013, con số này là 3.136 triệu đồng, tăng 1.407 triệu đồng, tương đương tăng 81,37%so với 2012. Nguyên nhân có sự tăng này là do cuối năm

2013 thị trường nguyên liệu trong nước ổn định cộng với nhu cầu tăng từ các

thị trường nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc nên lượng giá

trị tồn kho tăng.

Việc giao nhận thành phẩm giữa kho và sản xuất đôi khi không có giấy tờ ký nhận. Qui trình nhập hàng và xuất hàng cũng không được thực hiện đầy đủ, công nhân kho tự động bỏ qua các bước trong qui trình, không nhập dữ liệu vào hệ thống đúng theo yêu cầu và thời gian qui định, khi có sự khác biệt về số lượng, tên hàng giữa tờ khai hải quan và thực tế nhân viên kho không

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả logistics đầu ra của công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 42)