1.3.3 Số chồi của lúa
Bảng 3.4 cho thấy, các cây lúa cỏ mọc trên những ruộng được kiểm tra có số chồi hữu hiệu nhiều hơn so với số chồi hữu hiệu của lúa trồng là 81,3%, chỉ có 8,3% số cây lúa cỏ có số chồi ít hơn lúa trồng và tỷ lệ 10,4% bằng số chồi lúa trồng. Từ đây có thể thấy những cây lúa cỏ phổ biến ngoài đồng có số chồi nhiều hơn so với lúa trồng trên cùng một ruộng lúa. Trái với kết quả nghiên cứu của Watanabe (1995) cho rằng số bông trên bụi và gié bậc hai trên bông của lúa cỏ ít hơn lúa trồng. Phù hợp với kết quả của Lê Văn Thiệt (1998) số bông trên bụi của lúa cỏ so với một số giống lúa trồng tương đương hoặc cao hơn, cũng có giống lúa trồng có số bông trên bụi cao hơn lúa cỏ.
Tuy nhiên chỉ có tỷ lệ 34,5%, 33,9% và 46,2% nông dân phỏng vấn lần lượt ở các ruộng nhiễm nhiều, nhiễm ít và không nhiễm chọn đúng đặc điểm phổ biến này còn lại họ cho rằng số chồi lúa cỏ ít hơn hoặc bằng so với số chồi lúa trồng.
Bảng 3.4 Kết quả điều tra về nhận biết lúa cỏ qua số chồi hữu hiệu
Chồi hữu hiệu là những chồi mang bông
3.2.4 Hình dạng hạt và đuôi của lúa cỏ
Theo Trần Văn Hiến (2010) thì hình dạng hạt lúa cỏ có nhiều dạng như rất dài nhưng hẹp về bề ngang, tròn hoặc có bề dài và rộng lớn hơn rất nhiều. Còn khi phân loại hạt lúa cỏ có dạng hạt dài hay dạng hạt tròn bằng cách chia chiều dài cho chiều rộng hạt lúa cỏ thì kết quả điều tra ngoài ruộng lúa cho thấy có 9,8% số bông lúa cỏ có dạng hạt dài và 90,2% còn lại có dạng hạt tròn. Về ý kiến của nông dân khi trả lời phỏng vấn có 57,7% nông dân cho biết lúa cỏ có bông cho hạt dài có bông lại cho hạt tròn và 42,3% số nông dân còn lại cho biết lúa cỏ có dạng hạt tròn. Còn những nông dân có ruộng nhiễm nhiều lại có 29,5% nông dân cho rằng bông lúa có thể cho hạt dài hoặc hạt tròn, có 46,8% nông dân cho rằng lúa cỏ có dạng hạt tròn còn lại 22,7% cho rằng là dạng hạt dài (Bảng 3.5).
Bảng 3.5 Kết quả điều tra về nhận biết lúa cỏ qua hình dạng hạt và đuôi trên hạt lúa cỏ
Về đặc điểm đuôi của lúa cỏ Bảng 3.5 cũng cho thấy ở ngoài đồng có tỷ lệ 57,2% số cây lúa cỏ hạt có đuôi và 42,8% số cây lúa cỏ hạt không đuôi. Còn về phía các nông
Tỷ lệ nhiễm
lúa cỏ
Số chồi hữu hiệu của lúa cỏ so với lúa trồng
Nhiều hơn LT (%) Ít hơn LT (%) Bằng LT (%)
Nhiễm nhiều (PV) 34,5 48,3 17,2 Nhiễm nhiều (ĐT) 100 0,0 0,0 Nhiễm ít (PV) 33,9 60,7 5,4 Nhiễm ít (ĐT) 71,4 12,5 16,1 Không nhiễm (PV) 46,2 42,3 11,5 Toàn tỉnh (PV) 36,9 53,5 9,6 Toàn tỉnh (ĐT) 81,3 8,3 10,4 Tỷ lệ nhiễm lúa cỏ
Dạng hạt của LC Đuôi của LC
Hạt dài (%) Hạt tròn (%) Cả hai (%) Có đuôi (%) Không đuôi (%) Cả hai (%) Nhiễm nhiều (PV) 22,7 46,8 29,5 79,3 0,0 20,7 Nhiễm nhiều (ĐT) 17,2 82,8 41,4 58,6 Nhiễm ít (PV) 17,9 33,9 48,2 62,5 0,0 37,5 Nhiễm ít (ĐT) 6,3 93,7 43,0 57,0 Không nhiễm (PV) 0,0 42,3 57,7 53,9 0,0 46,1 Toàn tỉnh (PV) 15,0 40,1 44,9 64,3 0,0 35,7 Toàn tỉnh (ĐT) 9,8 90,2 57,2 42,8
dân có 79,3% nông dân ở ruộng nhiễm nhiều, 62,5% ở ruộng nhiễm ít và 53,9% ruộng không nhiễm cho biết hạt lúa cỏ có đuôi, còn lại các nông dân khác cho biết lúa cỏ có cây cho hạt có đuôi có cây lại cho hạt không đuôi, không có nông dân nào cho biết lúa cỏ chỉ có dạng hạt không đuôi.
3.2.5 Đặc tính rụng hạt
Rụng hạt là đặc tính nguy hiểm nhất của lúa cỏ, qúa trình điều tra ngoài đồng cho thấy tỷ lệ 99% số cây lúa cỏ ở các huyện đều thể hiện đặc tính này (Hình 3.3).
Hình 3.3 Kết quả phỏng vấn và tỷ lệ (%) số bông lúa cỏ ngoài đồng trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long có đặc tính rụng hạt
Kết quả phỏng vấn cho thấy có 97% nông dân ở ruộng nhiễm nhiều, 98% nông dân ở ruộng nhiễm ít và 100% nông dân ruộng không nhiễm cho biết hạt trên bông lúa cỏ rất dễ rụng khi chín.
Lê Văn Thiệt (1998) cũng cho kết quả tương tự, tất cả các giống lúa cỏ khảo nghiệm đều rụng hạt, sự rụng hạt biến động từ 10 – 26 ngày, trong khi sự rụng hạt không thấy ở giống lúa trồng. Ngày rụng hạt sau trổ sớm và tỷ lệ rụng hạt cao là yếu tố giúp lúa cỏ sống sót và lây lan trên đồng ruộng.
3.2.6 Màu vỏ lụa hạt gạo
Màu sắc vỏ lụa của lúa cỏ rất phong phú và đa dạng. Báo cáo của Chandraratna (1964) cho thấy, điểm đáng chú ý của lúa cỏ là sự hình thành sắc tố đỏ vỏ lụa. Sự hình thành sắc tố này làm biến đổi vỏ từ đỏ sang nâu, rất hiếm sang tím. Sự hình thành sắc tố không ăn sâu vào bên trong vỏ lụa vì thế trong nội phôi nhũ luôn có màu trắng.
Vì vậy đây là một đặc điểm để nhận dạng trong phòng trừ lúa cỏ vào thời điểm mà hạt đã gần chín, khi mà các đặc điểm hình thái bên ngoài khác không thể phân biệt được, sự khác nhau giữa lúa cỏ với lúa trồng.
Kết quả phỏng vấn nông dân Bảng 3.6 cho thấy có 83,9% nông dân được hỏi cho rằng lúa cỏ có vỏ lụa màu đỏ, 23,1% cho rằng có vỏ lụa màu trắng và 23,0% lại cho biết vỏ
97 98 100 98 99 1 2 2 3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Nhiễm nhiều Nhiễm ít Không nhiễm Toàn tỉnh Ngoài đồng Dễ rụng hạt Không dễ rụng hạt
lụa có màu vàng. Kết quả điều tra cũng ghi nhận có rất đông nông dân cho biết các hạt ở các cây lúa cỏ khác nhau có màu vỏ lụa rất đa dạng không có một màu cố định và nhiều hơn một màu.
Bảng 3.6 Kết quả phỏng vấn nông dân về cách nhận biết lúa cỏ qua vỏ lụa hạt gạo
3.2.7 Các con đường phát tán lan truyền
Biết được các đường phát tán và lan truyền của lúa cỏ trên ruộng lúa có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Đồ thị Hình 3.4 cho thấy:
Tỷ lệ 100% ở những ruộng không nhiễm và 62,50% ở nhiễm ít, 58,2% ở ruộng nhiễm nhiều nông dân cho rằng lúa cỏ có sẵn trong đất là hạt rụng từ các vụ lúa trước. Thật vậy với đặc tính dễ rụng hạt, cùng với khả năng miên trạng lâu, các hạt rụng của lúa cỏ ở vụ trước có thể nằm lại trong đất và mọc mầm vào vụ sau, đặc tính này rất gây hại và khó phòng trừ. Theo Trần Văn Hiến (2010) lúa cỏ có khả năng tồn tại rất tốt trong môi trường như hạt cỏ. Sau mùa lũ ngập 2 - 3 tháng nhưng khi nước rút, điều kiện thuận lợi thì lúa cỏ lại nảy mầm và phát triển bình thường.
Hình 3.4 Kết quả phỏng vấn về các đường phát tán lan truyền lúa cỏ
Tỷ lệ nhiễm
lúa cỏ
Màu vỏ lụa hạt gạo
Vàng (%) Trắng (%) Đỏ (%) Nhiễm nhiều 10,4 17,3 86,2 Nhiễm ít 19,7 26,9 80,4 Không nhiễm 42,3 23,0 88,5 Toàn tỉnh 23,0 23,1 83,9 59 63 0 16 45 48 50 7 9 45 63 69 48 58 100 12 15 31 0 20 40 60 80 100 120
Nhiễm nhiều Nhiễm ít Không nhiễm
%
Đất Trôi theo nước Máy móc
Nguyên nhân thứ hai khiến lúa cỏ xuất hiện nhiều trong ruộng lúa sản xuất là do hạt lúa cỏ có lẫn trong hạt giống khi gieo sạ. Có 69% nông dân có ruộng không nhiễm, 63% nông dân có ruộng nhiễm ít và 45% nông dân có ruộng nhiễm nhiều cho biết đây là một trong những nguyên nhân giúp lúa cỏ phát tán, lan rộng ra nhiều ruộng lúa. Nguyên nhân nữa cho rằng lúa cỏ tiến hoá chủ yếu từ lúa trồng. Theo Azmi (1994) đã nghiên cứu chi tiết qua việc quan sát bằng mắt thường của những mẫu về đặc tính nông học và hình thái của lúa cỏ từ ngân hàng gen cho thấy là sự chuyển gen có lẽ đã xảy ra giữa lúa trồng và lúa hoang. Có tỷ lệ 58%, 48% và 31% nông dân lần lượt ở các ruộng không nhiễm lúa cỏ, nhiễm ít và nhiễm nhiều cho biết lúa cỏ do lúa trồng thoái hóa. Tuy nhiên điều kiện để lúa trồng thoái hóa là ta phải sử dụng một giống lúa trong thời gian nhất định mà không thay giống khác. Bảng 3.10 lại cho thấy tỷ lệ nông dân sử dụng giống lâu hơn 2 vụ không còn nhiều chỉ chiếm 17,3% còn lại ở ruộng nhiễm nhiều và 7,1% ở ruộng nhiễm ít. Với việc nông dân trồng lúa đổi giống mới sau 1 - 2 vụ sản xuất, không phải là điều kiện thuận lợi để lúa trồng có thể thoái hóa.
Hiện nay, cơ giới đồng ruộng rất phổ biến Bảng 3.7 cho thấy tỉnh Vĩnh Long có 100% số ruộng làm đất bằng máy và 95,6% ruộng lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Đây là điều kiện thuận lợi giúp lúa cỏ lan truyền và phát tán, khi máy móc di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Khi phỏng vấn có tỷ lệ 50%, 48% và 45% nông dân lần lượt ở những ruộng không nhiễm, nhiễm ít và nhiễm nhiều cho rằng máy móc là tác nhân lan truyền lúa cỏ từ ruộng bị nhiễm lúa cỏ sang ruộng không bị nhiễm lúa cỏ. Máy gặt đập liên hợp sau khi thu hoạch trên ruộng bị nhiễm lúa cỏ, sau đó sẽ phun rơm và hạt lúa cỏ ra những ruộng được thu hoạch sau đó. Tại Bảng 3.7 cũng cho thấy những ruộng nhiễm nhiều tỷ lệ dùng máy gặt đập liên hợp là 100%, tỷ lệ này giảm dần ở những ruộng nhiễm ít và không nhiễm lần lượt là 94,6% và 91,3%. Do thu hoạch lúa bằng tay cũng như việc sử dùng trâu bò trong canh tác lúa không phù hợp và ngăn cản cơ giới hóa đồng ruộng, vì vậy biện pháp phòng trừ tốt nhất trong trường hợp này là vệ sinh máy móc sạch sẽ trước khi thu hoạch.
Bảng 3.7 Tỷ lệ (%) phương tiện làm đất và thu hoạch của nông dân trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long
Ghi chú: Máy GĐLH: Máy gặt đập liên hợp
Tỷ lệ nhiễm
lúa cỏ
Phương tiện làm đất Thu hoạch bằng
Trâu bò (%) Tay (%) Máy GĐLH
(%) Máy móc (%) Nhiễm nhiều 0,0 0,0 100 100 Nhiễm ít 0,0 5,4 94,6 100 Không nhiễm 0,0 8,7 91,3 100 Toàn tỉnh 0,0 4,4 95,6 100
Cũng có số ít nông dân cho rằng lúa cỏ lây lan qua còn đường trôi theo nước và động vật lan truyền với tỷ lệ rất thấp không quá 16% ở mỗi trường hợp. Nhiều nông dân có ruộng không nhiễm, còn cho biết lúa cỏ xuất hiện nhiều trong ruộng lúa không phảỉ đến từ một con đường mà là do nhiều con đường.
3.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC
3.3.1 Biện pháp sử dụng vịt chạy đồng
Các nông dân làm lúa cho rằng gà vịt có khả năng ăn được các hạt lúa cỏ có đuôi vì vậy có thể tiêu diệt được các hạt lúa cỏ còn sót lại từ vụ lúa trước. Qua đó nếu áp dụng biện pháp vịt chạy đồng trong phòng trừ lúa cỏ vừa mang lại hiệu quả phòng trừ cao vừa giúp nông đân có thêm thu nhập.
Có tỷ lệ 51% nông dân được phỏng vấn cho rằng gà vịt có khả năng ăn được các bông lúa cỏ có đuôi. Theo họ, gà vịt sẽ nuốt cả đuôi lẫn hạt lúa cỏ để tiêu hóa hoặc làm đuôi lúa bị gãy trước khi ăn. Trong khi đó, 49% nông dân lại cho kết quả ngược lại. Còn việc nông dân có lấy lúa cỏ về cho gà vịt ăn hay không thì có 44,45% tỷ lệ nông dân có lấy lúa cỏ về cho gà vịt ăn và 55,5% nông dân không lấy lúa cỏ về cho gà vịt ăn (Bảng 3.8).
Bảng 3.8 Tỷ lệ (%) ý kiến của nông dân về khả năng ăn hạt lúa có đuôi của gà vịt và việc
lấy lúa cỏ về cho gà vịt ăn
3.3.2 Biện pháp luân canh và kéo dài thời gian cho đất nghỉ
Bảng 3.9 cho thấy có 100% ruộng nhiễm nhiều là làm lúa ba vụ, còn ở ruộng nhiễm ít tỷ lệ này là 94,6% và 57,7% ở ruộng không nhiễm. Những ruộng làm lúa ba vụ là điều kiện cho lúa cỏ có thể hiện diện liên tục trên ruộng lúa và làm thời gian cho đất nghỉ ngắn đi; có thể vì vậy đã làm tích lũy các ngân hàng hạt giống lúa cỏ trong đất, đồng thời cũng khiến cho đất không đủ thời gian cách ly để các hạt lúa cỏ vụ trước mất khả năng nẩy mầm.
Quá trình điều tra cũng ghi nhận một số địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có trồng luân canh lúa - đậu hoặc lúa - khoai. Kỹ thuật luân canh được áp dụng ở những ruộng không nhiễm và nhiễm ít với tỷ lệ lần lượt là 12,0% và 5,4% kỹ thuật này hoàn toàn không được áp dụng trên ruộng nhiễm nhiều. Đây cũng là biện pháp kỹ thuật được Souza (1989) đưa ra để diệt trừ lúa cỏ. Tốt nhất chúng ta nên áp dụng biện pháp luân
Tỷ lệ nhiễm
lúa cỏ
Gà vịt ăn được hạt LC có đuôi Có lấy LC cho gà vịt ăn
Có Không Có Không
Nhiễm nhiều 68,0 31,0 55,2 44,8
Nhiễm ít 51,8 48,2 42,8 57,2
Không nhiễm 23,1 76,9 38,5 61,5 Toàn tỉnh 51,0 49,0 44,5 55,5
canh trong năm, nhất là luân canh các cây trồng khác nhau chẳng hạn như lúa - đậu, vụ sản xuất đậu sẽ làm giảm sự lan của lúa cỏ ở vụ sản xuất lúa sau đó.
Bảng 3.9 Tỷ lệ (%) nông dân làm lúa ba vụ, luân canh và thời gian cho đất nghỉ trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long
Bảng 3.9 cũng cho thấy thời gian cho đất nghỉ trước khi xuống giống vụ lúa Đông Xuân năm 2013 - 2014 ở những ruộng không luân canh cho thấy. Những ruộng không có lúa cỏ đất được nghỉ thời gian trung bình là 52,5 ngày lâu hơn so với những ruộng có lúa cỏ là 40,9 ngày ở ruộng nhiễm nhiều và 30,9 ngày ở ruộng nhiễm ít.
Luân canh lúa với các cây trồng khác như đậu và khoai hoặc không làm lúa vụ ba cân đối lại lịch thời vụ để kéo dài thời gian cho đất nghỉ giúp diệt được những hạt lúa cỏ có miên trạng ngắn, dễ mất sức nẩy mầm khi nằm lâu trongđất, các biện pháp này không hiệu quả đối với các hạt lúa cỏ có tính miên trạng dài có sức sống mạnh. Theo Trần Văn Hiến (2010) lúa cỏ có khả năng tồn tại rất tốt trong môi trường như hạt cỏ. Sau mùa lũ ngập 2 - 3 tháng nhưng khi nước rút, điều kiện thuận lợi thì lúa cỏ lại nẩy mầm và phát triển bình thường. Một số giống lúa cỏ có sức sống mạnh tỷ lệ nẩy mầm lên đến 71,33% sau 4 tháng chôn trong điều kiên ngập nước (Lê Văn Thiệt, 1998).
3.3.3 Biện pháp cày và phơi đất
Cày và phơi đất cũng là một biện pháp hiệu quả trong phòng trừ lúa cỏ Hình 3.5.
Hình 3.5 Tỷ lệ (%) đất canh tác được cày phơi trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại
Vĩnh Long
Tất cả những hộ có ruộng không nhiễm lúa cỏ đất đều được cày phơi trước khi gieo sạ, nhiều hơn so với tỷ lệ 76% và 69% lần lượt đất ở ruộng nhiễm ít và ruộng nhiễm nhiều
Tỷ lệ nhiễm
lúa cỏ
Làm lúa 3 vụ Làm luân canh Thời gian cho đât nghỉ (ngày) Có (%) Không (%) Có (%) Không (%) Nhiễm nhiều 100 0,0 0,0 100 40,9 Nhiễm ít 94,6 5,4 5,4 94,6 34,9 Không nhiễm 57,7 42,3 12,0 88,0 52,5 Toàn tỉnh 87,9 12,1 5,4 94,7 40,5 69 76 100 80 31 24 0 20 0 20 40 60 80 100 120
Nhiễm nhiều Nhiễm ít Không nhiễm Toàn tỉnh
%
Để vậy
được cày phơi. Có thể qua quá trình cày phơi đã giết chết một phần ngân hàng hạt giống lúa cỏ nằm trong đất ngăn ngừa không cho chúng mọc lại ở vụ sau.
3.3.4 Các giống lúa dùng trong gieo sạ
Đồ thị thể hiện tỷ lệ (%) các giống lúa được gieo sạ trong vụ lúa Đông Xuân năm