Biện pháp luân canh và kéo dài thời gian cho đất nghỉ

Một phần của tài liệu điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh vĩnh long vụ lúa đông xuân năm 2013 2014 (Trang 41 - 42)

Bảng 3.9 cho thấy có 100% ruộng nhiễm nhiều là làm lúa ba vụ, còn ở ruộng nhiễm ít tỷ lệ này là 94,6% và 57,7% ở ruộng không nhiễm. Những ruộng làm lúa ba vụ là điều kiện cho lúa cỏ có thể hiện diện liên tục trên ruộng lúa và làm thời gian cho đất nghỉ ngắn đi; có thể vì vậy đã làm tích lũy các ngân hàng hạt giống lúa cỏ trong đất, đồng thời cũng khiến cho đất không đủ thời gian cách ly để các hạt lúa cỏ vụ trước mất khả năng nẩy mầm.

Quá trình điều tra cũng ghi nhận một số địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có trồng luân canh lúa - đậu hoặc lúa - khoai. Kỹ thuật luân canh được áp dụng ở những ruộng không nhiễm và nhiễm ít với tỷ lệ lần lượt là 12,0% và 5,4% kỹ thuật này hoàn toàn không được áp dụng trên ruộng nhiễm nhiều. Đây cũng là biện pháp kỹ thuật được Souza (1989) đưa ra để diệt trừ lúa cỏ. Tốt nhất chúng ta nên áp dụng biện pháp luân

Tỷ lệ nhiễm

lúa cỏ

Gà vịt ăn được hạt LC có đuôi Có lấy LC cho gà vịt ăn

Có Không Có Không

Nhiễm nhiều 68,0 31,0 55,2 44,8

Nhiễm ít 51,8 48,2 42,8 57,2

Không nhiễm 23,1 76,9 38,5 61,5 Toàn tỉnh 51,0 49,0 44,5 55,5

canh trong năm, nhất là luân canh các cây trồng khác nhau chẳng hạn như lúa - đậu, vụ sản xuất đậu sẽ làm giảm sự lan của lúa cỏ ở vụ sản xuất lúa sau đó.

Bảng 3.9 Tỷ lệ (%) nông dân làm lúa ba vụ, luân canh và thời gian cho đất nghỉ trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long

Bảng 3.9 cũng cho thấy thời gian cho đất nghỉ trước khi xuống giống vụ lúa Đông Xuân năm 2013 - 2014 ở những ruộng không luân canh cho thấy. Những ruộng không có lúa cỏ đất được nghỉ thời gian trung bình là 52,5 ngày lâu hơn so với những ruộng có lúa cỏ là 40,9 ngày ở ruộng nhiễm nhiều và 30,9 ngày ở ruộng nhiễm ít.

Luân canh lúa với các cây trồng khác như đậu và khoai hoặc không làm lúa vụ ba cân đối lại lịch thời vụ để kéo dài thời gian cho đất nghỉ giúp diệt được những hạt lúa cỏ có miên trạng ngắn, dễ mất sức nẩy mầm khi nằm lâu trongđất, các biện pháp này không hiệu quả đối với các hạt lúa cỏ có tính miên trạng dài có sức sống mạnh. Theo Trần Văn Hiến (2010) lúa cỏ có khả năng tồn tại rất tốt trong môi trường như hạt cỏ. Sau mùa lũ ngập 2 - 3 tháng nhưng khi nước rút, điều kiện thuận lợi thì lúa cỏ lại nẩy mầm và phát triển bình thường. Một số giống lúa cỏ có sức sống mạnh tỷ lệ nẩy mầm lên đến 71,33% sau 4 tháng chôn trong điều kiên ngập nước (Lê Văn Thiệt, 1998).

Một phần của tài liệu điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh vĩnh long vụ lúa đông xuân năm 2013 2014 (Trang 41 - 42)