Chọn ngẫu nhiên các ruộng đủ tiêu chuẩn để điều tra.
Sử dụng khung có kích cỡ 0,25 m2 (0,5 x 0,5 m) như Hình 2.1 đặt vào vị trí 5 điểm theo đường chéo góc tương tự Hình 2.2, sau đó đếm tất cả các bông của lúa trồng và lúa cỏ trong khung để xác định tỷ lệ nhiễm, lấy các chỉ tiêu còn lại.
Hình 2.1 Khung kích thước 0,25 m2 Hình 2.2 Vị trí đặt khung trên ruộng lúa
Trong khung chọn ngẫu nhiên một cây lúa điển hình đại diện cho giống lúa trên ruộng và một cây lúa cỏ đại diện lấy các chỉ tiêu:
- Chiều cao cây (cm): Dùng thước thẳng đo chiều dài từ gốc đến chóp lá cao nhất. - Màu lá lúa: So sánh màu lá đòng bằng bảng so màu lá lúa ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra.
- Chiều dài lá cờ (cm): Dùng thước thẳng đo chiều dài lá cờ từ cổ lá đến chóp lá. - Chiều rộng lá cờ (cm): Dùng thước thẳng đo chiều rộng lá cờ phần rộng nhất. - Số chồi/bụi: Đếm tất cả số chồi hữu hiệu (số chồi mang bông).
- Đuôi lúa cỏ: Xem hạt lúa cỏ có đuôi hay không có đuôi đánh dấu vào phiếu điều tra. - Tính rụng hạt của bông lúa cỏ: Dùng tay nắm nhẹ xem bông lúa cỏ có dễ rụng hạt hay không.
- Dạng hạt tròn hay hạt dài: Xác định xem hạt lúa cỏ có dạng hạt dài hay hạt tròn, nếu chiều dài hạt/chiều rộng hạt lớn hơn hoặc bằng 3 là dạng hạt dài, nhỏ hơn 3 là hạt tròn.
Mục đích:
- Xác định phân loại tỷ lệ nhiễm lúa cỏ của từng ruộng, qua đó có thể đánh giá được trình độ kỹ thuật phòng trừ lúa cỏ đang được nông dân áp dụng trong sản xuất để làm cơ sở tìm giải pháp kỹ thuật.
- Tìm hiểu các đặc điểm hình thái giữa lúa cỏ và lúa trồng ngoài đồng, làm cơ sở giúp nông dân có thể nhận diện được lúa cỏ trước khi áp dụng các giải pháp kỹ thuật (có thể do không nhận diện được lúa cỏ hiện diện trên ruộng lúa nên không áp dụng các biện pháp phòng trừ).
Sau khi thu thập đủ thông tin trên ruộng lúa tìm nông dân sản xuất để phỏng vấn.