Biện pháp di truyền

Một phần của tài liệu điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh vĩnh long vụ lúa đông xuân năm 2013 2014 (Trang 27)

Giống lúa mang gen kháng thuốc diệt cỏ thuộc nhóm Imidazolinone đã được lai tạo, chọn lọc bằng biện pháp đột biến kết hợp với lai tạo truyền thống. Nhiều kết quả thí nghiệm tại Mỹ đã cho thấy rằng khi xử lý kết hợp giữa thuốc Imazethapyr vào giai đoạn tiền mọc mầm và giai đoạn hậu mọc mầm trên lúa Clearfield sạ ngầm thì có thể diệt được lúa cỏ hơn 86% (Zhang và ctv., 2006). Rodd (2004) thuốc Imazethapyr được dùng để diệt lúa cỏ sau khi xuống giống, trên ruộng lúa IMI (lúa kháng thuốc Imazethapyr) trồng theo hệ thống sạ hốc. Ngược lại nên phun thuốc này trước khi sạ đối với ruộng sạ ngầm. Cách này đem lại hiệu quả rất cao nếu sử dụng pha trộn với thuốc diệt cỏ khác như Pendimethalin và Propanil.

Còn ở tại Việt Nam, thuốc diệt cỏ Imazapic thuộc nhóm Imidazolinone phun trên đồng ruộng trồng giống OMCF 6 vào lúc 12 ngày sau sạ cho hiệu quả diệt lúa cỏ rất cao đạt

98,1%. Hoạt chất chỉ gây độc nhẹ trên lúa trồng OMCF 6 với biểu hiện là cây lúa bị lùn, lá vàng nhẹ và đẻ hơi chậm lúc 3 ngày sau khi phun nhưng phục hồi trở lại lúc 7 ngày sau khi phun và không ảnh hưởng xấu đến năng suất sau thu hoạch (Lê Anh Tuấn, 2011).

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: Tiến hành điều tra từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014 Địa điểm: Ruộng lúa của nông dân tỉnh Vĩnh Long

2.1.2 Dụng cụ điều tra

- Phiếu điều tra được in sẵn (như mẫu ở phần phụ chương 2)

- Khung cây có kích cỡ 0,25m2 (0,5 x 0,5 m)

- Dụng cụ dùng để đo đạc và ghi chép (thước, sổ ghi chép) - Máy ảnh và vải đen dùng để chụp hình

2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Chọn điểm điều tra

Điều tra tại các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long gồm:

- Huyện Trà Ôn điều tra các xã: Vĩnh Xuân, Hòa Bình, Tân Mỹ

- Huyện Bình Minh điều tra các xã: Đông Thạnh, Đông Thành, Đông Bình - Huyện Bình Tân điều tra các xã: Mỹ Thuận, Tân An Thạnh, Tân Hưng - Huyện Long Hồ điều tra các xã: Tân Hạnh, Long An, Thạnh Qưới - Huyện Tam Bình điều tra các xã: Hòa Lộc, Ngãi Tứ, Phú Thịnh

- Huyện Vũng Liêm điều tra các xã: Hiếu Nghĩa, Trung Nghĩa, Tân Qưới Trung - Huyện Mang Thít điều tra các xã: Hòa Tịnh, Tân Long Hội, Chánh An

Mỗi huyện ba xã, mỗi xã ba ấp, mỗi ấp ba ruộng để tiến hành điều tra. Tiêu chuẩn ruộng được chọn điều tra như sau:

- Trong cùng một ấp chọn 3 ruộng có tỷ lệ nhiễm lúa cỏ khác nhau: Không nhiễm là ruộng không bị nhiễn lúa cỏ, nhiễm ít là ruộng nhiễm lúa cỏ với mật độ từ 5% đến 10% (tức 25 - 65 bông/m2 hoặc 12 – 65 cây/m2), nhiễm nhiều là ruộng bị nhiễm lúa cỏ với mật độ trên 10% (tức trên 65 bông/m2 hoặc trên 65 cây/m2). Tỷ lệ nhiễm được xác định dựa trên số bông lúa cỏ và bông lúa trồng theo công thức:

- Thời gian tiến hành điều tra sau khi gieo sạ từ 70 đến 75 ngày - Diện tích ruộng từ 5.000 m2 trở lên

- Nông dân trực tiếp sản xuất trên ruộng điều tra phải có kinh nghiệm làm lúa ít nhất 3 năm trở nên.

2.2.2 Cách lấy thông tin trên ruộng lúa

Chọn ngẫu nhiên các ruộng đủ tiêu chuẩn để điều tra.

Sử dụng khung có kích cỡ 0,25 m2 (0,5 x 0,5 m) như Hình 2.1 đặt vào vị trí 5 điểm theo đường chéo góc tương tự Hình 2.2, sau đó đếm tất cả các bông của lúa trồng và lúa cỏ trong khung để xác định tỷ lệ nhiễm, lấy các chỉ tiêu còn lại.

Hình 2.1 Khung kích thước 0,25 m2 Hình 2.2 Vị trí đặt khung trên ruộng lúa

Trong khung chọn ngẫu nhiên một cây lúa điển hình đại diện cho giống lúa trên ruộng và một cây lúa cỏ đại diện lấy các chỉ tiêu:

- Chiều cao cây (cm): Dùng thước thẳng đo chiều dài từ gốc đến chóp lá cao nhất. - Màu lá lúa: So sánh màu lá đòng bằng bảng so màu lá lúa ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra.

- Chiều dài lá cờ (cm): Dùng thước thẳng đo chiều dài lá cờ từ cổ lá đến chóp lá. - Chiều rộng lá cờ (cm): Dùng thước thẳng đo chiều rộng lá cờ phần rộng nhất. - Số chồi/bụi: Đếm tất cả số chồi hữu hiệu (số chồi mang bông).

- Đuôi lúa cỏ: Xem hạt lúa cỏ có đuôi hay không có đuôi đánh dấu vào phiếu điều tra. - Tính rụng hạt của bông lúa cỏ: Dùng tay nắm nhẹ xem bông lúa cỏ có dễ rụng hạt hay không.

- Dạng hạt tròn hay hạt dài: Xác định xem hạt lúa cỏ có dạng hạt dài hay hạt tròn, nếu chiều dài hạt/chiều rộng hạt lớn hơn hoặc bằng 3 là dạng hạt dài, nhỏ hơn 3 là hạt tròn.

Mục đích:

- Xác định phân loại tỷ lệ nhiễm lúa cỏ của từng ruộng, qua đó có thể đánh giá được trình độ kỹ thuật phòng trừ lúa cỏ đang được nông dân áp dụng trong sản xuất để làm cơ sở tìm giải pháp kỹ thuật.

- Tìm hiểu các đặc điểm hình thái giữa lúa cỏ và lúa trồng ngoài đồng, làm cơ sở giúp nông dân có thể nhận diện được lúa cỏ trước khi áp dụng các giải pháp kỹ thuật (có thể do không nhận diện được lúa cỏ hiện diện trên ruộng lúa nên không áp dụng các biện pháp phòng trừ).

Sau khi thu thập đủ thông tin trên ruộng lúa tìm nông dân sản xuất để phỏng vấn.

2.2.3 Thiết kế nội dung phiếu điều tra

Thông tin tổng quát

- Họ tên và tuổi người được phỏng vấn. - Địa chỉ của người được phỏng vấn

- Diện tích ruộng lúa cần điều tra (điều kiện diện tích phải từ 5000 m2 trở lên) - Năm kinh nghiệm làm lúa (điều kiện có kinh nghiệm làm lúa 3 năm trở lên). - Ngày tiến hành điều tra

Hiểu biết của nông dân về lúa cỏ

- Nông dân có biết về lúa cỏ hay không - Tình hình lúa cỏ tại ruộng lúa của nông dân

- Các đặc điểm hình thái khác nhau giữa lúa cỏ và lúa trồng để nông dân có thể nhận diện phân biệt được

- Ảnh hưởng của mùa vụ đến lúa cỏ - Kiểu sạ nào dẫn đến nhiều lúa cỏ - Các con đường lây lan của lúa cỏ - Ảnh hưởng của lúa cỏ đến năng suất

Mục đích: Đánh giá hiểu biết của nông dân về hình thái của lúa cỏ và kỹ thuật hạn chế, diệt trừ lúa cỏ trên đồng ruộng với thực tế sản xuất, cũng như so sánh với các biện pháp đã được tìm hiểu trước đó trong phần lược khảo tài liệu.

Lịch sử đất đang canh tác - Tìm hiểu về làm lúa 3 vụ

- Tìm hiểu về tình hình lúa cỏ ở vụ trước

- Tìm hiểu về luân canh (tìm hiểu xem ruộng lúa có luân canh hay không) - Thời gian, cách thu hoạch lúa vụ trước

- Cách xử lý đất sau thu hoạch

- Thời gian cho đất nghỉ, tính từ khi thu hoạch vụ lúa trước đến khi bắt đầu sạ vụ lúa hiện tại (số liệu chỉ lấy ở ruộng lúa làm 3 vụ).

Kỹ thuật canh tác vụ lúa hiện tại - Phương tiệnvà phương pháp làm đất

- Chế độ nước chân ruộng (đối với câu hỏi phỏng vấn: sau khi sạ bao nhiêu ngày cô/chú bơm nước vào ruộng chỉ sử dụng số liệu ở ruộng lúa sạ và lúc sạ không ngập nước)

- Các biện pháp thủ công diệt trừ lúa cỏ

- Thuốc diệt cỏ được nông dân sử dụng trong phòng trừ cỏ dại cũng như lúa cỏ - Tên giống và nguồn gốc giống sử dụng

- Lý do chọn giống

- Lượng giống đã sử dụng cho lúa hiện tại (chỉ thu thập số liệu đối với lúa sạ) Mục đích:

- Tìm ra các kỹ thuật canh tác có thể hạn chế và diệt trừ được lúa cỏ trước và sau khi sạ giống.

- Khuyến cáo các kỹ thuật phù hợp cho nông dân trồng lúa.

2.2.4 Cách xử lý số liệu điều tra

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

3.1.1 Kết quả điều tra về 3 tỷ lệ nhiễm lúa cỏ

Qua Bảng 3.1 cho thấy, vụ lúa Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại 7 huyện của tỉnh Vĩnh Long đã điều tra phỏng vấn được 111 nông dân tương đương với 111 phiếu điều tra. Trong đó ở tỷ lệ nhiễm nhiều điều tra được 29 phiếu (26,1%), nhiễm ít được 56 phiếu (50,5%) và tỷ lệ không nhiễm được 26 phiếu (23,4%). Kết quả này cho thấy tỷ lệ nhiễm ít là tỷ lệ nhiễm lúa cỏ phổ biến nhất trên các ruộng lúa tại tỉnh Vĩnh Long. Bảng 3.1 cũng cho thấy trong các huyện thì huyện Long Hồ phỏng vấn được nhiều nông dân nhất với 19 phiếu (17,1%), còn huyện Bình Tân phỏng vấn được ít nông dân nhất với 13 phiếu (11,7%).

Bảng 3.1 Số phiếu ở các tỷ lệ nhiễm lúa cỏ và các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014

Ghi chú: Nhiễm nhiều: ruộng bị nhiễm lúa cỏ trên 10%, Nhiễm ít: Ruộng bị nhiễm lúa cỏ từ 5 - 10%, Không nhiễm: ruộng lúa không bị nhiễm lúa cỏ.

3.1.2 Độ tuổi và trình độ học vấn

Qua Hình 3.1 cho thấy những nông dân có ruộng không bị nhiễm lúa cỏ có độ tuổi trung bình 46 tuổi thấp hơn so với độ tuổi trung bình của những nông dân có ruộng nhiễm lúa cỏ với tuổi trung bình là 51 tuổi.

Hình 3.1 cũng cho thấy trình độ học vấn trung bình của các nông dân sản xuất tăng dần qua các tỷ lệ nhiễm. Những nông dân ở ruộng nhiễm nhiều có học vấn trung bình là lớp 6, nhiễm ít là lớp 8 thấp hơn các nông dân ruộng không nhiễm là lớp 10. Điều này cho thấy ở những nông dân có trình độ học vấn cao hơn có khả năng quản lý lúa cỏ tốt hơn so với những nông dân có trình độ học vấn thấp. Có lẽ với trình độ học vấn cao, họ có thể tiếp thu các công nghệ kỹ thuật sản xuất, cũng như các biện pháp phòng trừ lúa cỏ tốt hơn so với các nông dân có trình độ học vấn thấp.

Phiếu

Huyện Nhiễm nhiều Nhiễm ít Không nhiễm Tổng số

Trà Ôn 4 9 2 15 Bình Minh 4 8 4 16 Bình Tân 3 7 3 13 Long Hồ 4 9 6 19 Tam Bình 4 7 5 16 Mang Thít 5 8 3 16 Vũng Liêm 5 8 3 16 Toàn tỉnh 29 56 26 111

Hình 3.1 Độ tuổi và trình độ học vấn

3.2 HÌNH DÁNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT LÚA CỎ TRÊN ĐỒNG RUỘNG

Lúa cỏ rất đa dạng và phong phú vì vậy không thể nhận dạng chúng ở một đặc điểm hình dáng cụ thể nào, mà chỉ có thể nhận dạng qua một số đặc điểm hình dáng phổ biến. Nếu một cây lúa cỏ có chiều cao khác với chiều cao phổ biến thì dựa vào các đặc điểm khác như chiều rộng, chiều dài và màu sắc lá đòng, cũng như số chồi hữu hiệu trên cây và các đặc điểm hạt để nhận dạng.

3.2.1 Lá lúa cỏ

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy lá cờ lúa cỏ xuất hiện trên phổ biến các ruộng lúa tỉnh Vĩnh Long có tỷ lệ 84,2% số cây có lá xanh nhạt hơn, 83,7% có lá dài hơn và 93,1% lá hẹp hơn so với lá đòng lúa trồng. Một số nghiên cứu trước đó công bố lá lúa cỏ rất dài về chiều dài nhưng lại hẹp về bề ngang, khi còn nhỏ màu sắc lá lúa cỏ và lúa trồng tương tự như nhau nhưng từ sau 40 ngày thì khác. Lúc này lá lúa cỏ vàng dần. Quan sát trên ruộng lúa thấy rất rõ hiện tượng này. Những cây lúa có thân mảnh, lá dài và màu vàng hơn lúa trồng đều là lúa cỏ của (Đỗ Thị Kiều An, 2010). Lưu Thị Oanh (2012), lúa cỏ vào giai đoạn sau 40 ngày gieo sạ, lá lúa cỏ màu hơi vàng giống như lúa thiếu đạm, lá mỏng và nhỏ. Kết quả phỏng vấn nông dân cho thấy:

Có 44,8% và 10,3% nông dân có ruộng nhiễm nhiều cho rằng lá cờ lúa cỏ rộng hơn hoặc bằng lúa trồng, chỉ có 44,8% nông dân nhận định là lá cờ lúa cỏ hẹp hơn so với lúa trồng. Tỷ lệ này ít hơn nhiều so với 83,9% nông dân ở ruộng nhiễm ít và 96,1% ở ruộng không nhiễm nhận định lá cờ lúa cỏ hẹp hơn lúa trồng. Tương tự về chiều dài lá cờ lúa cỏ có 89,7% tỷ lệ nông dân ở ruộng nhiễm nhiều nhận xét lá cờ lúa cỏ dài hơn lá cờ lúa trồng, so với tỷ lệ 94,6% và 96,2% ở những nông dân ruộng nhiễm ít và không nhiễm nhận nhận xét lá cờ lúa cỏ dài hơn lúa trồng.

Màu sắc lá có tỷ lệ 88,5% và 76,8% ở các nông dân có ruộng không nhiễm và nhiễm ít nhận xét lá lúa cỏ có màu nhạt hơn lúa trồng, cao hơn so với tỷ lệ 65,5% của các nông

50 51 46 51 8 8 10 6 0 10 20 30 40 50 60

Nhiễm nhiều Nhiễm ít Không nhiễm Toàn tỉnh

dân có ruộng nhiễm nhiều. Vì nhiều nông dân nhầm lẫn màu lá cờ lúa cỏ đậm hơn so với lúa trồng tỷ lệ có 24,2%, 17,8% và 7,7% nông dân lần lượt ở các ruộng nhiễm nhiều, nhiễm ít và không nhiễm nhận xét. Qua đây có thể thấy, những nông dân có ruộng nhiễm ít và không nhiễm có khả năng nhận diện đặc điểm hình thái phổ biến lá cờ lúa cỏ tốt hơn so với các nông dân có ruộng nhiễm nhiều.

Bảng 3.2 Kết quả điều tra về nhận biết lúa cỏ qua đặc điểm hình thái lá cờ

Ghi chú: Nhiễm nhiều: ruộng bị nhiễm lúa cỏ trên 10%, Nhiễm ít: Ruộng bị nhiễm lúa cỏ từ 5 - 10%, Không nhiễm: ruộng lúa không bị nhiễm lúa cỏ, LT: Lúa trồng, LC: Lúa cỏ, ĐT: Kết quả từ điều tra trên các ruộng lúa

bị nhiễm lúa cỏ, PV: Kết quả phỏng vấn từ các nông dân.

3.2.2 Chiều cao cây

Bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ 96,7% số cây lúa cỏ ngoài đồng có chiều cao cao so với lúa trồng, chỉ có 3,3% là thấp hơn lúa trồng, không thấy sự suất hiện của những cấy lúa cỏ có chiều cao bằng lúa trồng. Kết quả trên phù hợp với kết quả báo cáo của Nguyễn Văn Bình (1997), chiều cao cây trung bình của lúa cỏ cao hơn lúa trồng. Tuy nhiên cũng có những cây lúa cỏ tiến hóa có chiều cao cây ngang bằng lúa trồng.

Bảng 3.3 Kết quả điều tra về nhận biết lúa cỏ qua đặc điểm chiều cao cây

Ghi chú: Nhiễm nhiều: ruộng bị nhiễm lúa cỏ trên 10%, Nhiễm ít: Ruộng bị nhiễm lúa cỏ từ 5-10%, Không nhiễm: ruộng lúa không bị nhiễm lúa cỏ, LT: Lúa trồng, LC: Lúa cỏ.

Tỷ lệ nhiễm

lúa cỏ

Chiều rộng lá cờ LC Chiều dài lá cờ LC Màu sắc lá LC

Rộng hơn LT (%) Hẹp hơn LT (%) Bằng LT (%) Dài hơn LT (%) Ngắn hơn LT (%) Bằng LT (%) Nhạt hơn LT (%) Bằng LT (%) Đậm hơn LT (%) Nhiễm nhiều (PV) 44,8 44,8 10,4 89,7 3,4 6,9 65,5 10,3 24,2 Nhiễm nhiều (ĐT) 0,0 100 0,0 93,1 6,9 0,0 89,7 10,3 0,0 Nhiễm ít (PV) 5,4 83,9 10,7 94,6 5,4 0,0 76,8 5,4 17,8 Nhiễm ít (ĐT) 10,7 89,3 0,0 78,6 21,4 0,0 80,4 19,6 0,0 Không nhiễm (PV) 0,0 96,1 3,9 96,2 0,0 3,9 88,5 3,8 7,7 Toàn tỉnh (PV) 14,3 76,8 8,9 93,9 3,56 2,5 76,9 6,1 17,0 Toàn tỉnh (ĐT) 6,9 93,1 0,0 83,7 16,3 0,0 84,2 15,8 0,0 Tỷ lệ nhiễm lúa cỏ

Chiều cao cây LC

Cao hơn LT (%) Thấp hơn LT (%) Bằng LT (%)

Nhiễm nhiều (PV) 100 0,0 0,0 Nhiễm nhiều (ĐT) 100 0,0 0,0 Nhiễm ít (PV) 96,4 1,8 1,8 Nhiễm ít (ĐT) 94,6 5,4 0,0 Không nhiễm (PV) 100 0,0 0,0 Toàn tỉnh (PV) 98,0 1,0 1,0 Toàn tỉnh (ĐT) 96,7 3,3 0,0

Có 98,0% nông dân nhận xét lúa cỏ có chiều cao cao hơn lúa trồng chỉ có tỷ lệ 1,8% nông dân có ruộng nhiễm ít cho rằng lúa cỏ có chiều cao thấp hơn hoặc bằng lúa trồng.

75 67 82 66 86 97 98 79 89 22 24 23 23 20 24 23 55 71 69 95 93 105 106 31 0 20 40 60 80 100 120

Trà Ôn Bình Minh Bình Tân Long Hồ Tân Bình Măng Thít Vũng Liêm toàn tỉnh

cm Lúa trồng Lúa cỏ Hiệu số chiều cao giữa lúa cỏ - lúa trồng

Về chiều cao của lúa cỏ thì đồ thị Hình 3.2 còn cho thấy lúa cỏ tại địa bàn tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh vĩnh long vụ lúa đông xuân năm 2013 2014 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)