Các con đường phát tán lan truyền

Một phần của tài liệu điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh vĩnh long vụ lúa đông xuân năm 2013 2014 (Trang 39 - 41)

Biết được các đường phát tán và lan truyền của lúa cỏ trên ruộng lúa có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Đồ thị Hình 3.4 cho thấy:

Tỷ lệ 100% ở những ruộng không nhiễm và 62,50% ở nhiễm ít, 58,2% ở ruộng nhiễm nhiều nông dân cho rằng lúa cỏ có sẵn trong đất là hạt rụng từ các vụ lúa trước. Thật vậy với đặc tính dễ rụng hạt, cùng với khả năng miên trạng lâu, các hạt rụng của lúa cỏ ở vụ trước có thể nằm lại trong đất và mọc mầm vào vụ sau, đặc tính này rất gây hại và khó phòng trừ. Theo Trần Văn Hiến (2010) lúa cỏ có khả năng tồn tại rất tốt trong môi trường như hạt cỏ. Sau mùa lũ ngập 2 - 3 tháng nhưng khi nước rút, điều kiện thuận lợi thì lúa cỏ lại nảy mầm và phát triển bình thường.

Hình 3.4 Kết quả phỏng vấn về các đường phát tán lan truyền lúa cỏ

Tỷ lệ nhiễm

lúa cỏ

Màu vỏ lụa hạt gạo

Vàng (%) Trắng (%) Đỏ (%) Nhiễm nhiều 10,4 17,3 86,2 Nhiễm ít 19,7 26,9 80,4 Không nhiễm 42,3 23,0 88,5 Toàn tỉnh 23,0 23,1 83,9 59 63 0 16 45 48 50 7 9 45 63 69 48 58 100 12 15 31 0 20 40 60 80 100 120

Nhiễm nhiều Nhiễm ít Không nhiễm

%

Đất Trôi theo nước Máy móc

Nguyên nhân thứ hai khiến lúa cỏ xuất hiện nhiều trong ruộng lúa sản xuất là do hạt lúa cỏ có lẫn trong hạt giống khi gieo sạ. Có 69% nông dân có ruộng không nhiễm, 63% nông dân có ruộng nhiễm ít và 45% nông dân có ruộng nhiễm nhiều cho biết đây là một trong những nguyên nhân giúp lúa cỏ phát tán, lan rộng ra nhiều ruộng lúa. Nguyên nhân nữa cho rằng lúa cỏ tiến hoá chủ yếu từ lúa trồng. Theo Azmi (1994) đã nghiên cứu chi tiết qua việc quan sát bằng mắt thường của những mẫu về đặc tính nông học và hình thái của lúa cỏ từ ngân hàng gen cho thấy là sự chuyển gen có lẽ đã xảy ra giữa lúa trồng và lúa hoang. Có tỷ lệ 58%, 48% và 31% nông dân lần lượt ở các ruộng không nhiễm lúa cỏ, nhiễm ít và nhiễm nhiều cho biết lúa cỏ do lúa trồng thoái hóa. Tuy nhiên điều kiện để lúa trồng thoái hóa là ta phải sử dụng một giống lúa trong thời gian nhất định mà không thay giống khác. Bảng 3.10 lại cho thấy tỷ lệ nông dân sử dụng giống lâu hơn 2 vụ không còn nhiều chỉ chiếm 17,3% còn lại ở ruộng nhiễm nhiều và 7,1% ở ruộng nhiễm ít. Với việc nông dân trồng lúa đổi giống mới sau 1 - 2 vụ sản xuất, không phải là điều kiện thuận lợi để lúa trồng có thể thoái hóa.

Hiện nay, cơ giới đồng ruộng rất phổ biến Bảng 3.7 cho thấy tỉnh Vĩnh Long có 100% số ruộng làm đất bằng máy và 95,6% ruộng lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Đây là điều kiện thuận lợi giúp lúa cỏ lan truyền và phát tán, khi máy móc di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Khi phỏng vấn có tỷ lệ 50%, 48% và 45% nông dân lần lượt ở những ruộng không nhiễm, nhiễm ít và nhiễm nhiều cho rằng máy móc là tác nhân lan truyền lúa cỏ từ ruộng bị nhiễm lúa cỏ sang ruộng không bị nhiễm lúa cỏ. Máy gặt đập liên hợp sau khi thu hoạch trên ruộng bị nhiễm lúa cỏ, sau đó sẽ phun rơm và hạt lúa cỏ ra những ruộng được thu hoạch sau đó. Tại Bảng 3.7 cũng cho thấy những ruộng nhiễm nhiều tỷ lệ dùng máy gặt đập liên hợp là 100%, tỷ lệ này giảm dần ở những ruộng nhiễm ít và không nhiễm lần lượt là 94,6% và 91,3%. Do thu hoạch lúa bằng tay cũng như việc sử dùng trâu bò trong canh tác lúa không phù hợp và ngăn cản cơ giới hóa đồng ruộng, vì vậy biện pháp phòng trừ tốt nhất trong trường hợp này là vệ sinh máy móc sạch sẽ trước khi thu hoạch.

Bảng 3.7 Tỷ lệ (%) phương tiện làm đất và thu hoạch của nông dân trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long

Ghi chú: Máy GĐLH: Máy gặt đập liên hợp

Tỷ lệ nhiễm

lúa cỏ

Phương tiện làm đất Thu hoạch bằng

Trâu bò (%) Tay (%) Máy GĐLH

(%) Máy móc (%) Nhiễm nhiều 0,0 0,0 100 100 Nhiễm ít 0,0 5,4 94,6 100 Không nhiễm 0,0 8,7 91,3 100 Toàn tỉnh 0,0 4,4 95,6 100

Cũng có số ít nông dân cho rằng lúa cỏ lây lan qua còn đường trôi theo nước và động vật lan truyền với tỷ lệ rất thấp không quá 16% ở mỗi trường hợp. Nhiều nông dân có ruộng không nhiễm, còn cho biết lúa cỏ xuất hiện nhiều trong ruộng lúa không phảỉ đến từ một con đường mà là do nhiều con đường.

Một phần của tài liệu điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh vĩnh long vụ lúa đông xuân năm 2013 2014 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)