Biện pháp dùng hạt giống tốt

Một phần của tài liệu điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh vĩnh long vụ lúa đông xuân năm 2013 2014 (Trang 44)

3.3.5.1 Cấp hạt giống được sử dụng

Kết quả phỏng vấn có tỷ lệ 69% nông dân có ruộng không nhiễm lúa cỏ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 cho rằng lúa cỏ lan truyền và phát tán qua con đường hạt giống (Hình 3.5). Điều đó có thể thấy được tầm quan trọng của lô giống sạch trong việc ngăn chặn sự phát tán của lúa cỏ. Cũng như một số nghiên cứu chỉ ra rằng lúa cỏ phát tán chủ yếu bằng con đường hạt giống (Noldin, 1998). Việc sử dụng hạt giống sạch hạt lúa cỏ, rất quan trọng trong việc phòng ngừa sự xâm nhập và lây lan của lúa cỏ trên đồng ruộng. Tại Brazil, Noldin (1999) đã báo cáo rằng khi sử dụng giống lúa trồng bị lẫn tạp chỉ có 2 hạt lúa cỏ/kg lúa trồng sạ trên ruộng sạch không bị nhiễm lúa cỏ thì chỉ sau 3 vụ lúa có thể để lại trong đất hơn 100 kg/ha hạt lúa cỏ. Khả năng hay nhất để thu được hạt giống lúa trồng sạch và không lẫn tạp với hạt lúa cỏ chính là kiểm tra ngoài ruộng sản xuất hạt giống và nhổ bỏ cây lúa cỏ trước khi thu hoạch lúa trồng để làm giống (Ferrero, 2003). Dùng hạt giống mua của các công ty, xí nghiệp giống có giấy chứng nhận giống tốt sạch. Nếu sử dụng nguồn gốc giống tự sản xuất hay trao đổi với bà con nông dân thì cần phải loại bỏ lúa cỏ bằng cách phân biệt bằng màu sắc hạt, bằng râu (Nguyễn Văn Bình, 1997).

Bảng 3.10 cho thấy rằng cấp giống nguyên chủng được gieo sạ nhiều trên những ruộng không nhiễm lúa cỏ với tỷ lệ là 23,1% và hoàn toàn không được gieo sạ ở ruộng nhiễm nhiều. Ngược lại giống đại trà (lúa ăn) được sử dụng phổ biến trên những ruộng nhiễm nhiều chiếm tỷ lệ 75,9% và hoàn toàn không được sử dụng ở những ruộng không nhiễm. Cũng có thể thấy rằng, giống đại trà vẫn còn được nhiều nông tỉnh Vĩnh Long sử dụng để gieo trồng cho vụ lúa Đông Xuân năm 2013 - 2014 với tỷ lệ 46,6%.

Bảng 3.10 cũng cho thấy những hộ dân có ruộng không nhiễm lúa cỏ ít nhất 2 vụ lúa đổi giống một lần, số nông dân đổi giống mới sau mỗi vụ lúa lên đến 84,6%, so với các

hộ dân ở ruộng nhiễm ít chỉ là 58,9% và ruộng nhiễm nhiều là 24,1%. Ngược lại những nông dân có ruộng nhiễm lúa cỏ có xu hướng sử dụng một giống lúa liên tục lâu hơn hai vụ, với tỷ lệ 7,1% ở ruộng nhiễm ít và 17,2% ở ruộng nhiễm nhiều.

Bảng 3.10 Kết quả điều tra về tỷ lệ (%) cấp hạt giống và thời gian thay giống của giống lúa được sử dụng trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long

3.3.5.2 Khử lô giống trước khi sạ

Theo đánh giá từ các nông dân có ruộng nhiễm nhiều và ruộng nhiễm ít lần lượt có 48,3% và 39,3% nông dân cho biết hạt giống của mình đem gieo sạ có nhiễm (lẫn) hạt lúa cỏ trong đó. Những nông dân này cũng không có dùng bất cứ biện pháp nào để loại những hạt lúa không mong muốn đó khỏi lô giống của mình. Còn những nông dân có ruộng không nhiễm lúa cỏ có tỷ lệ 11,5% nông dân cho biết hạt giống của họ bị nhiễm lúa cỏ và cũng có 7,7% nông dân ở ruộng không nhiễm khử các hạt lẫn bằng biện pháp phân loại (nhặt bằng tay) dựa vào các đặc điểm màu sắc, kích thước và tỷ lệ chiều dài chiều rộng để phân biệt loại bỏ trước khi đem sạ (Bảng 3.11).

Bảng 3.11 Tỷ lệ (%) mức đánh giá của nông dân về lô hạt giống và việc khử lẫn lô hạt

giống sử dụng trong vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 tại Vĩnh Long

3.3.5.3 Lý do chọn giống của nông dân

Qua Hình 3.7 cho thấy nông dân chọn giống gieo sạ cho vụ lúa Đông Xuân năm 2013 - 2014, có 57% nông dân chọn những giống lúa đem lại năng suất cao hơn các

giống lúa khác, 30% chọn giống lúa dễ bán, 21% chọn những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, 19% là do giống dễ mua và 8% chọn giống do giống đó bán được giá cao, 18% là do phải bắt buộc dùng giống theo quy hoạch của vùng sản xuất. Số lượng rất lớn nông dân theo đuổi mục tiêu năng suất thay vì các đặc điểm khác mà giống lúa có thể đem lại, ở tất cả các tỷ lệ nhiễm. Như những nông dân có ruộng không nhiễm, lý

Tỷ lệ nhiễm

lúa cỏ

Cấp hạt giống Thời gian thay giống

Nguyên chủng (%) Xác nhận (%) Đại trà (%) Lâu hơn hai vụ (%) Hai vụ (%) Mỗi vụ (%) Nhiễm nhiều 0,0 24,1 75,9 17,2 58,6 24,1 Nhiễm ít 3,7 44,4 51,9 7,1 33,9 58,9 Không nhiễm 23,1 76,9 0,0 0,0 15,4 84,6 Toàn tỉnh 6,9 46,6 46,6 8,2 36,0 55,8 Tỷ lệ nhiễm lúa cỏ

Hạt LC có lẫn trong lô hạt giống Khử lẫn hạt giống trước sạ

Có lẫn (%) Không lẫn (%) Có khử (%) Không khử (%)

Nhiễm nhiều 48,3 51,7 0,0 100

Nhiễm ít 39,3 60,7 0,0 100

Không nhiễm 11,5 88,5 7,7 92,3

do họ chọn giống vì giống có năng suất cao có tỷ lệ là 73%, ruộng nhiễm ít tỷ lệ này là 57%, ruộng nhiễm nhiều là 45%.

Điều này mang ý nghĩa khi áp dụng một giống mới phục vụ sản xuất đại trà. Muốn giống lúa đó được nông dân hưởng ứng sử dụng, trước tiên giống phải đạt về chỉ tiêu năng suất trước các chỉ tiêu khác. Ví dụ: Trong phòng trừ lúa cỏ, muốn đưa một giống lúa mới có mang gen kháng thuốc diệt cỏ để áp dụng vào một biện pháp phòng trừ, ngoài việc giống lúa đó mang đặc tính kháng tốt với thuốc diệt cỏ chỉ định, giống lúa còn phải cho năng suất cao hơn hoặc tương đương với giống lúa đang được nông dân sử dụng. 57 57 21 21 21 8 19 21 32 30 28 11 19 18 17 7 0 8 45 73 14 35 21 35 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Nhiễm nhiều Nhiễm ít Không nhiễm Toàn tỉnh

% Năng suất cao Ít sâu bệnh

Dễ mua Dễ bán

Theo vùng Gía bán cao

Hình 3.7 Tỷ lệ (%) lý do chọn giống sản xuất của nông dân trong vụ Đông Xuân năm

2013 - 2014 tại Vĩnh Long

3.3.6 Biện pháp giảm lượng giống sạ và áp dụng phương pháp cấy, sạ hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.12 cho thấy phần nhiều nông dân (71,6% nông dân) phỏng vấn cho rằng sạ lan tạo điều kiện cho lúa cỏ mọc nhiều hơn so với sạ hàng và cấy.

Bảng 3.12 Kết quả trả lời phỏng vấn đánh giá của nông dân về tỷ lệ (%) kiểu sạ nào dẫn đến ruộng canh tác xuất hiện nhiều lúa cỏ

Tỷ lệ nhiễm

lúa cỏ

Phương pháp sạ

Cấy (%) Sạ lan (%) Sạ hàng (%) Không ảnh hưởng (%)

Nhiễm nhiều 0,0 58,6 13,8 27,6

Nhiễm ít 8,9 73,2 1,8 16,1

Không nhiễm 11,5 80,8 0,0 7,7

Thực tế sản xuất lại cho thấy, phương pháp sạ lan vẫn còn được 90,5% nông dân trong khu vực địa bàn điều tra áp dụng, tỷ lệ này là 100% ở những ruộng nhiễm nhiều, còn những ở ruộng nhiễm ít và không nhiễm tỷ lệ này lần lượt là 98,3% và 80,8%. Biện pháp sạ hàng cũng được 10,7% và 7,7% nông dân ở ruộng nhiễm ít và không nhiễm áp dụng. Ngoài ra còn có 11,5% nông dân ở ruộng không nhiễm (ruộng lúa giống) áp dụng biện pháp cấy (Bảng 3.13).

Bảng 3.12 cũng cho thấy có 17,4% nông dân trong tỉnh cho biết phương pháp sạ không ảnh hưởng đến mật độ lúa cỏ trong ruộng, khi áp dụng phương pháp sạ hàng và cấy chỉ giúp quản lý lúa cỏ tốt hơn vì ta có thể nhổ bỏ những cây lúa cỏ mọc ngoài hàng từ sớm. Điều này phù hợp với kỹ thuật của Quan (1999) theo ông máy sạ hàng là một công cụ hữu hiệu để xác lập cây lúa trên đồng ruộng theo hàng; những cây lúa cỏ mọc lên giữa hàng lúa trồng rất dễ phân biệt để nhổ bỏ thủ công bằng tay. Ngoài ra cấy và sạ hàng còn có thể giúp nông dân tiết kiệm được lượng giống gieo sạ nhất định.

Bảng 3.13 Kết quả điều tra về lượng giống sạ và tỷ lệ (%) kiểu sạ được áp dụng trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long

Tuy nhiên Bảng 3.12 cũng có 4,3% và 6,7% nông dân cho rằng phương pháp sạ hàng và cấy dẫn đến ruộng nhiều lúa cỏ hơn. Theo họ thì lúa cấy và sạ hàng mọc thưa không cạnh tranh được so với lúa cỏ sẽ tạo điều kiện cho lúa cỏ đẻ nhánh nhiều. Điều này có thể không đúng vì Bảng 3.13 cũng cho thấy ở những ruộng không nhiễm lúa cỏ ruộng lúa được sạ thưa hơn so với ruộng bị nhiễm. Ở ruộng không nhiễm lúa cỏ lượng giống sạ trung bình là 186,2 kg/ha ít hơn so với lượng giống sạ trung bình chung của cả tỉnh là 209,4 kg/ha. Ở những ruộng nhiễm lúa cỏ thì lượng giống sạ trung bình cao hơn so với ruộng không nhiễm, với lượng giống gieo sạ là 209,8 kg/ha ở ruộng nhiễm ít và 229,0 kg/ha ở ruộng nhiễm nhiều.

3.3.7 Biện pháp làm đất trước khi gieo sạ

Hình 3.8 cho thấy, vụ lúa Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại tỉnh Vĩnh Long có 86% số ruộng điều tra áp dụng phương pháp xới, 61% dùng phương pháp trục và 41% ruộng được chang trước khi gieo sạ. Nông dân có ruộng nhiễm nhiều tỷ lệ đất được xới là 93% cao hơn so với những ruộng nhiễm ít là 89% và không nhiễm là 86% ruộng được xới. Tuy nhiên tỷ lệ đất được trục tại ruộng nhiễm nhiều là 41% lại thấp hơn so với ruộng nhiễm ít và không nhiễm lần lượt là 77% và 50%. Kết quả điều tra cũng có thấy

Tỷ lệ nhiễm

lúa cỏ

Phương pháp sạ Lượng giống sạ

(kg/ha) Cấy (%) Sạ hàng (%) Sạ lan (%) Nhiễm nhiều 0,0 0,0 100,0 229,0 Nhiễm ít 0,0 10,7 98,3 209,8 Không nhiễm 11,5 7,7 80,8 186,2 Toàn tỉnh 2,7 6,8 90,5 209,4

có rất nhiều nông dân áp dụng kết hợp từ 2 đến 3 phương pháp trong một vụ lúa trước gieo sạ.

Hình 3.8 Tỷ lệ (%) đất được xới, trục, chang trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại

Vĩnh Long

3.3.8 Các biện pháp quản lý nước

Bảng 3.14 cho thấy những ruộng nhiễm nhiều vào thời gian cho đất nghỉ 100% nông dân để ruộng ngập nước, còn ruộng nhiễm ít tỷ lệ này là 96,4% và 92,3% ở ruộng không nhiễm. Kết quả này phù hợp với thí nghiệm của Lê Văn Thiệt (1998) đã báo cáo, các giống lúa trồng và lúa cỏ thí nghiệm có tỷ lệ nẩy mầm và tỷ lệ còn sống cao hơn đối các hạt giống và lúa trồng được chôn 1 tháng trong đất ngập nước so với chôn trong đất ẩm. Sau 4 tháng chôn trong chế độ đất ngập nước một số giống lúa cỏ vẫn còn tỷ lệ nẩy mầm rất cao lên đến 71,33%. Còn chế độ chôn trong đất ẩm tỷ lệ nẩy mầm của các hạt lúa rất thấp, giống cao nhất cũng chỉ đạt 7,67%.

Đối với biện pháp sạ ngầm (để ruộng ngập nước khi sạ) tỷ lệ ruộng không nhiễm lúa cỏ áp dụng biện pháp này cao hơn so với các ruộng nhiễm lúa cỏ đạt 15,4%, ở những ruộng nhiễm ít là 5,4% và hoàn toàn không được áp dụng ở những ruộng nhiễm nhiều. Kết quả này cho thấy những ruộng tại thời gian cho đất nghỉ tháo được cạn nước, còn khi xuống giống có thể giữ nước sạ ngầm sẽ kiểm soát lúa cỏ được tốt hơn.

Bảng 3.14 Kết quả điều tra tỷ lệ (%) về chế độ nước trước sạ, sau sạ và thời gian bơm nước vào ruộng sau khi sạ trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long

Tỷ lệ nhiễm

lúa cỏ

Thời gian đất nghỉ Khi sạ Thời gian

bơm nước sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sạ (ngày) Ngập nước (%) Khô (%) Sạ ngầm (%) Tháo nước (%) Nhiễm nhiều 100 0,0 0,0 100 7,5 Nhiễm ít 96,4 3,6 5,4 94,6 7,3 Không nhiễm 92,3 7,7 15,4 84,6 5,9 Toàn tỉnh 96,0 4,0 6,2 93,8 7,0 89 86 77 81 93 41 61 50 42 34 43 41 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nhiễm nhiều Nhiễm ít Không nhiễm Toàn tỉnh

%

Xới Trục

Bảng 3.14 cũng cho thấy những ruộng không nhiễm lúa cỏ và áp dụng sạ ngầm thời gian bơm nước vào ruộng trung bình sau sạ sớm hơn so với những ruộng nhiễm lúa cỏ. Cụ thể, ở ruộng không nhiễm sau sạ trung bình 5,9 ngày là nông dân bơm nước vào ruộng trong khi đó ruộng nhiễm ít trung bình là 7,3 ngày và ruộng nhiễm nhiều là 7,5 ngày sau sạ mới bơm nước vào ruộng. Kết quả một số nghiên cứu trước đó cũng cho thấy ở lúa sạ ướt, nếu thoát nước thật cạn để cho lúa mọc đều, đưa nước vào ruộng càng sớm càng tốt và bón phân giúp lúa trồng phát triển mạnh, cạnh tranh với lúa cỏ (Ismail, 1994). Làm đất tối thiểu với độ sâu không quá 10 cm và có đầy đủ ẩm độ sẽ tạo điều kiện tốt cho tỷ lệ nảy mầm của cây lúa cỏ, trong khi việc cày sâu và ruộng bị ngập nước sẽ ảnh hưởng ức chế đáng kể đến sự nảy mầm của lúa cỏ (Ferrero, 2003). Điều này cho thấy, đặc điểm của hạt lúa cỏ là khó tồn tại nhưng lại dễ nẩy mầm trong môi trường đất ẩm (cạn nước), còn ở môi trường ngập nước lúa cỏ tồn tại được lâu hơn nhưng lại khó nẩy mầm. Vì vậy, biện pháp khuyến cáo là: nông dân nên tháo cạn nước trong thời gian cho đất nghỉ không canh tác để tiêu diệt các hạt lúa cỏ còn nằm trong đất, khi sạ lên áp dụng biện pháp sạ ngầm hoặc bơm nước vào ruộng càng sớm càng tốt.

3.3.9 Biện pháp sử dụng thuốc diệt cỏ

Theo Nguyễn Thành Tài (2000) trong thực tế hiện nay có rất ít thuốc hóa học có thể diệt được lúa cỏ. Tuy nhiên theo Lê Anh Tuấn (2011) vào thời điểm hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được rằng một số loại hóa chất có thể diệt lúa cỏ trên ruộng lúa và mang lại hiệu quả rất lớn trong việc phòng trừ lúa cỏ và cỏ dại phổ biến và ông cũng cho biết có rất ít nông dân cho rằng thuốc hóa học diệt cỏ có thể diệt được lúa cỏ. Theo Barres (1990), hoạt chất Molinate có khả năng kiểm soát được lúa cỏ trên ruộng lúa thương phẩm khi ta xử lý đất khoảng 4,5 kg/ha ngay trước khi sạ khô. Lúa cỏ dễ nhiễm Molinate hơn so với lúa trồng. Đỗ Thị Kiều An (2010) ở Việt Nam thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Sofit cũng có tác dụng hạn chế lúa cỏ. Thuốc được áp dụng lúc 1 - 3 ngày sau khi sạ trên lúa sạ ướt được đánh bùn thật kỹ, lượng thuốc sử dụng là 1,2 lít/ha. Vì vậy thuốc điệt cỏ có thể thật sự mang lại hiệu quả trong phòng trừ lúa cỏ hay không hiện vẫn là điều còn nhiều tranh cãi đối với các nhà nghiên cứu.

Kết quả điều tra về sử dụng thuốc diệt cỏ cũng như các thuốc và liều lượng được nông dân sử dụng trong vụ lúa Đông Xuân năm 2013 - 2014 thể hiện qua Bảng 3.15 cho thấy: Có 96,43% nông dân trên địa bàn điều tra sử dụng thuốc diệt cỏ cho vụ lúa Đông Xuân năm 2013 - 2014. Trong những ruộng không sử dụng thuốc diệt cỏ có 3,9% thuộc những ruộng không nhiễm lúa cỏ và 10,4% thuộc những ruộng nhiễm nhiều. Tuy

nhiên cũng có 89,6% và 100% nông dân lần lượt ở các ruộng nhiễm nhiều và nhiễm ít có sử dụng thuốc diệt cỏ những ruộng lúa vẫn bị nhiễm lúa cỏ.

Kết quả điều tra cũng cho thấy thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuốc diệt cỏ Sofit với tỷ lệ 96,2% nông dân lựa chọn để diệt cỏ cho ruộng lúa cỏ mình, còn lại 3,8% nông dân sử dụng loại thuốc diệt cỏ khác như: thuốc cỏ cặp Nominee, Cantanil, Turbo. Có tới 90,5% nông dân sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, chỉ có 19,2% nông dân ở ruộng nhiễm nhiều và 8,9% nông dân ở ruộng nhiễm ít sử dụng thuốc vượt liều khuyến cáo. Nông dân cho rằng, sử dụng thuốc vượt liều có thể tăng hiệu quả trong diệt trừ cỏ dại cũng như lúa cỏ xuất hiện trong ruộng lúa.

Bảng 3.15 Kết quả điều tra tỷ lệ (%) sử dụng thuốc diệt cỏ, tên thuốc và liều lượng được

nông dân sử dụng trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 tại Vĩnh Long

Một phần của tài liệu điều tra lúa cỏ ngoài đồng và phỏng vấn nông dân tại tỉnh vĩnh long vụ lúa đông xuân năm 2013 2014 (Trang 44)