0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Nhóm giải pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH (Trang 122 -129 )

Những năm vừa qua, điều hành chính sách lãi suất cũng nhƣ chính sách tiền tệ nói chung của NHNN đã đƣa lại những dấu hiệu tích cực trong kinh tế vĩ mô. Lạm phát đang đƣợc kiềm chế, thanh khoản của hệ thống NHTM khá tốt, tốc độ tăng trƣởng huy động nguồn vốn tiếp tục tăng cao; đồng thời NHNN đã có những động thái quyết liệt nhằm hạ mặt bằng lãi suất để kích thích tăng trƣởng và trả dần lãi suất về đúng giá trị thị trƣờng của nó. Trong thời gian tới, tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất, ổn định mặt bằng lãi suất và cơ cấu lại thị trƣờng tài chính nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế cũng nhƣ kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ trọng tâm của NHNN trong việc điều hành chính sách lãi suất. Về ngắn hạn, để thực hiện các mục tiêu kể trên cần thực hiện những giải pháp sau đây:

3.2.1.1. Tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động, tiến đến hành trình tự do hóa lãi suất theo thị trường

Chính sách lãi suất phụ thuộc rất lớn vào thể trạng của hệ thống NHTM, cho đến thời điểm này có thể thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển vƣợt bậc về nhiều mặt, tuy nhiên, năng lực tài chính, năng lực quản trị và khả năng cạnh tranh của các thành viên trên thị trƣờng tài chính không đồng đều, tính bền vững trong phát triển chƣa cao. Với một cấu trúc thị trƣờng có tồn tại nhiều NHTM có vốn và thị phần thấp thì những hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh là khó tránh khỏi. Các NHTM nhỏ một mặt tìm cách lách luật huy động vốn với lãi suất cao, mặt khác để duy trì lợi nhuận buộc họ phải đẩy mạnh cho vay những dự án mạo hiểm, làm tăng rủi ro của hệ thống NHTM. Do vậy, thời điểm hiện tại, NHNN vẫn nên tiếp tục áp dụng trần lãi suất huy động để duy trì sự ổn định hiện có

của hoạt động hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, khi các xu hƣớng đầu tƣ đã rõ nét, nền kinh tế ổn định thì việc tháo dỡ trần lãi suất huy động cần đƣợc thực hiện nhằm tuân thủ các nguyên tác trên con đƣờng tự do hóa lãi suất.

Việc bỏ trần lãi suất để tự do hóa lãi suất huy động sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn hơn cho cả nền kinh tế:

Lợi ích thứ nhất, kích thích tiêu dùng. Với nhiều ngƣời, có lẽ đây là một nghịch lý. Trong bối cảnh tổng cầu vẫn còn tăng trƣởng ở mức thấp hơn kỳ vọng, ngƣời ta hô hào phải hạ lãi suất (cả huy động và cho vay) thấp hơn nữa để kích thích cho vay tiêu dùng và đầu tƣ. Cách dễ nhất là áp trần lãi suất. Nhƣng với trần lãi suất thì lãi suất thực mà ngƣời gửi tiền đƣợc hƣởng thƣờng rất thấp, đôi khi ở mức âm. Do ngƣời gửi tiết kiệm sẽ thu đƣợc lợi tức nhỏ hơn trong tƣơng lai (thậm chí là bị lỗ vốn nếu lãi suất tiền gửi là thực âm) nên họ sẽ có xu hƣớng cắt giảm chi tiêu tại thời điểm hiện tại để phòng xa cho một tƣơng lai ảm đạm hơn với thu nhập không tăng mạnh hoặc thậm chí giảm đi. Nhƣ thế, khi bù đắp lại thì tổng cầu không nhất thiết sẽ tăng mạnh nhƣ kỳ vọng, nên trần lãi suất thực tế có thể sẽ không phát huy tác dụng nhƣ mong muốn.

Hơn nữa, áp đặt trần lãi suất huy động thấp một cách cố ý tuy có tác dụng kích thích tăng trƣởng danh nghĩa trong ngắn hạn do nó khuyến khích ngƣời dân tiêu dùng và vay nợ đầu tƣ ngay bây giờ thay vì gửi tiết kiệm và tiêu dùng đầu tƣ trong tƣơng lai, nhƣng nó lại làm giảm tăng trƣởng trong tƣơng lai khi các khoản nợ đến hạn, buộc nền kinh tế phải cắt giảm tiêu dùng và đầu tƣ.

Lợi ích thứ hai, từ việc bỏ trần lãi suất là giúp làm giảm đà tăng nợ công, cải thiện chất lƣợng chi tiêu công. Khi Chính phủ phải cạnh tranh với khu vực tƣ nhân trong việc huy động vốn cho các chi tiêu của mình với lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ càng cao nếu họ càng đẩy mạnh phát hành thì lúc đó gánh nặng nợ công càng dâng cao, Chính phủ càng chịu nhiều áp lực của dƣ luận đòi hỏi giảm nợ công, tăng hiệu quả chi tiêu công.

Lợi ích thứ ba, xóa trần lãi suất sẽ giúp ích cho công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam. Với trần lãi suất huy động, các ngân hàng có xu hƣớng đổ dòng vốn giá rẻ vào các doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) mà không cần phải bận tâm tìm ra những khách hàng ở các khu vực kinh tế phi nhà nƣớc vốn mang lại lãi suất cho vay cao hơn nhƣng cũng có rủi ro nhiều hơn là những DNNN đƣợc ngầm định bảo hộ bởi Chính phủ. Nếu trần lãi suất đƣợc xóa bỏ và, do đó, làm tăng chi phí vốn, các ngân hàng thƣơng mại sẽ phải tích cực tìm kiếm các khách hàng tốt hơn thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân và nƣớc ngoài để đảm bảo khả năng sinh lãi cho vốn huy động. Quá trình này sẽ hỗ trợ cho sự lớn mạnh của khu vực kinh tế phi nhà nƣớc (vốn đang cần đƣợc khuyến khích), và đặt các DNNN vào thế phải tự tái cấu trúc hoặc nâng hiệu quả kinh doanh nếu muốn tồn tại.

Xóa trần lãi suất làm tăng lãi suất cho vay còn thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển từ trạng thái tăng trƣởng phụ thuộc quá lớn vào đầu tƣ (do vốn rẻ) và xuất khẩu sang sự tăng trƣởng cân bằng hơn giữa đầu tƣ/xuất khẩu và tiêu dùng (do ngƣời gửi tiết kiệm có thu nhập từ tiết kiệm cao hơn), làm tăng trƣởng mang tính bền vững và ổn định hơn khi thị trƣờng tiêu dùng nội địa đƣợc mở rộng.

Lợi ích thứ tư, xóa trần lãi suất huy động có tác dụng ngăn cản dòng vốn đầu tƣ đổ vào những lĩnh vực và tài sản dễ gây ra các cơn sốt bong bóng nhƣ vàng và bất động sản. Khi lãi suất bị kìm nén bởi trần lãi suất, ngƣời có tiền thay vì gửi tiết kiệm lại mang đầu tƣ vào những tài sản mang tính bảo toàn giá trị tốt hơn này, nhất là trong bối cảnh lạm phát làm lãi suất thực âm còn thị trƣờng chứng khoán thì không hoạt động tốt. Các cơn sốt bất động sản ở Trung Quốc và Việt Nam tạo ra những khu nhà “ma” khổng lồ, làm mắc kẹt một khối lƣợng tài sản cực lớn không sinh lãi cho nền kinh tế. Hơn nữa, khi giá bất động sản bắt đầu tuột dốc, nhà đầu tƣ chần chừ không muốn bán, cố

giữ và hy vọng giá khôi phục. Điều này có nghĩa là tình trạng trì trệ của thị trƣờng bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ còn kéo dài trong nhiều năm vì cung bất động sản ế đọng này sẽ tiếp tục đổ vào thị trƣờng dần dần, làm cho giá không thể phục hồi mạnh đƣợc.

3.2.1.2. Tiếp tục điều chỉnh mặt bằng lãi suất và hướng dòng vốn vào khu vực đầu tư sản xuất

Thực tế hiện nay, các nhân tố đều tác động đến lãi suất theo xu hƣớng giảm. Trƣớc hết, nền kinh tế vừa qua khỏi giai đoạn suy thoái, đang dần phục hồi, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn với lãi suất thấp để tiếp tục phục hồi và phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, lạm phát có xu hƣớng đi xuống, tín dụng tăng trƣởng khá tốt, tốc độ huy động vốn vẫn tiếp tục tăng cao hơn dƣ nợ, lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng giảm do hỗ trợ thanh khoản của NHNN và quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động.

Trong thời gian này, NHNN cần tích cực hỗ trợ thanh khoản đối với NHTM với kỳ hạn dài hơn, khối lƣợng lớn hơn trƣớc đây, hỗ trợ thông qua tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ, chỉ đạo các NHTM Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất phù hợp diễn biến nền kinh tế.

Cùng với đó, cần hƣớng dòng vốn cho khu vực sản xuất thực, giảm bớt đầu tƣ quá mức. Khi dòng vốn ngân hàng đảm bảo tập trung vốn cho sản xuất sẽ có sự chuyển dịch vốn theo ngành, lĩnh vực, địa bàn, kỳ hạn và khách hàng vay; hạn chế cho vay các nhu cầu phi sản xuất. Đặc biệt, khi dòng vốn đƣợc định hƣớng đúng đắn, tình trạng bong bóng chứng khoán, nhà đất,… sẽ giảm và qua đó không gây áp lực lên khu vực ngân hàng, lãi suất sẽ ổn định. Do vậy, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các NHTM, TCTD thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, cho vay ngoại tệ để nhập khẩu vật tƣ, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hạn chế cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích. Đồng thời,

NHNN cần tăng cƣờng giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của NHTM, đảm bảo dòng vốn tập trung đi vào khi vực đầu tƣ sản xuất.

3.2.1.3. Cần hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản, định hướng được lãi suất thị trường

Với một nền kinh tế đang dần di theo cơ chế thị trƣờng nhƣ Việt Nam thì vai trò của LSCB trong việc định hƣớng thị trƣờng và phát đi tín hiệu chính sách lãi suất là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, từ thực tế điều hành trong những giai đoạn vừa qua cho thấy, lãi suất cơ bản chúng ta đang áp dụng hiện tại lại méo mó, không phản ánh quy luật cung cầu thị trƣờng, làm giảm hiệu quả chính sách, dẫn đến nhiều bất cập và hệ lụy. Hơn thế nữa, việc duy trì trần lãi suất huy động trong bối cảnh kinh tế trƣớc mắt càng đặt ra yêu cầu phải xây dựng đƣợc lãi suất cơ bản gắn với thị trƣờng nhằm hài hòa lợi ích cho các chủ thể trong nền kinh tế.

Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản, làm cơ sở định hƣớng chuẩn mực cho lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng, thị trƣờng tiền tệ là một việc cần thiết phải thực hiện trong thời gian này. Theo kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới, để có thể phát huy tốt vai trò định hƣớng của lãi suất cơ bản thì bản thân NHTW của quốc gia đó phải xác định đƣợc những mục tiêu điều hành cụ thể về lạm phát, tăng trƣởng hoặc lãi suất ngắn hạn mà tại đó, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng. Từ đó, NHTW xây dựng mức LSCB định hƣớng thị trƣờng và hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo nhƣ lãi suất tái chiết khấu, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trƣờng mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trƣờng và các hành vị cho vay, di vay của các thành viên trên thị trƣờng tiền tệ. Lƣợng tiền cung ứng sẽ đƣợc điều tiết hợp lý để đảm bảo các mức lãi suất mục tiêu.

Bên cạnh đó, NHNN cũng cần tiến hành đồng bộ những giải pháp bổ trợ cũng nhƣ những giải pháp khác nhằm ổn định hoạt động và cơ cấu lại thị

trƣờng tài chính, ngăn ngừa sớm các nguy cơ. Một trong những giải pháp hết sức quan trọng là kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trƣởng tín dụng và tổng phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế trong tƣơng quan với tốc độ tăng GDP, đi đôi với kiểm soát chất lƣợng tín dụng. Song song với đó, NHNN cần tiến hành lộ trình minh bạch hóa các thông tin của NHTM, TCTD; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các sai phạm trong việc thực hiện các quy định liên quan đến chính sách lãi suất để bƣớc đầu xây dựng một thị trƣờng tài chính lành mạnh hơn. Tuy nhiên, trƣớc cấu trúc của thị trƣờng tài chính còn nhiều bất cập nhƣ hiện nay cũng đặt ra đòi hỏi đối với NHNN phải quan tâm nhiều hơn đến các NHTM nhỏ, nhất là trong việc dự báo tình hình vốn khả dụng; có nhƣ vậy mới đem lại cái nhìn sát sao và chính xác hơn. Đồng thời, NHNN cũng cần tích cực và chủ động hơn trong việc cung cấp các thông tin chính thống về tài chính, tiền tệ, định hƣớng dƣ luận, giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng hay hiệu ứng đám đông, gây ra kỳ vọng sai lệch về lạm phát. Mặt khác, duy trì đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống NHTM, đặc biệt là đảm bảo sự cân đối vốn cần thiết theo kỳ hạn; khuyến khích các NHTM cần đối lại tài sản theo hƣớng tăng cƣờng việc nắm giữ các giấy tờ có giá, nâng cao khả năng quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản cùng với việc tăng vốn điều lệ cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới với NHNN. NHNN cũng cần phối hợp đồng bộ với Bộ Tài chính trong các chính sách tài khóa của Nhà nƣớc, để có dự báo và kiểm soát chính xác lƣợng cung tiền trong nền kinh tế. Cùng với đó là bƣớc đầu tiến hành nhằm đƣa luật NHNN và các luật TCTD mới vào thực tiễn.

3.2.1.4. Áp dụng ngay các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với gói hỗ trợ lãi suất

Hoàn thiện cơ chế quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả, quyền lực của thanh tra, giám sát ngân hàng. Tiếp tục duy trì hƣớng kích cầu nhƣng cần tăng

cƣờng kiểm soát chất lƣợng tín dụng đối với các khoản tín dụng hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, đến hạn. Giải pháp này là rất cần thiết, giúp chấn chỉnh lại kỷ cƣơng và quy trình cấp tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng cho những khoản tín dụng đã đƣợc cấp đồng thời tạo sức ép buộc các ngân hàng phải tuân thủ các yêu cầu thẩm định vay vốn cũng nhƣ thực hiện đầy đủ các bƣớc kiểm soát tín dụng: trƣớc, trong và sau khi cho vay.

Cần có quan điểm linh hoạt khi thực hiện chủ trƣơng thắt chặt tín dụng. Trƣớc hết, giới hạn tín dụng không nên áp dùng đồng loạt đối với tất cả các ngân hàng mà tuỳ thuộc vào quy mô ngân hàng và chất lƣợng tín dụng cụ thể của từng ngân hàng. Mức dƣ nợ khống chế 27% là áp dụng cho cả hệ thống NHTM. Thứ hai, không nên quá coi trọng tỷ lệ và chỉ nhằm mục tiêu đạt đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng mà cần tập trung vào khâu kiểm soát sao cho vốn tín dụng đƣợc sử dụng hiệu quả nhất. Thứ ba, đối tƣợng sử dụng tín dụng cần đƣợc kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng rủi ro đạo đức nảy sinh trong trƣờng hợp nguồn tín dụng trở nên khan hiếm.

Bên cạnh các giải pháp trƣớc mắt, đây là thời điểm thích hợp để rà soát lại và khắc phục lỗi hệ thống trong ngành ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống, tránh các dấu hiệu có thể dẫn tới đổ vỡ dây chuyền. Nếu các ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt và quan điểm kinh doanh ngân hàng dựa trên cơ sở khống chế và kiểm soát rủi ro theo yêu cầu của Basel II sẽ không có những phản ứng sốc trƣớc các quyết định kiểm soát của NHNN. Những dấu hiệu cần quan tâm là: mất cân đối kỳ hạn bảng cân đối tài sản của các ngân hàng, quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) (đặc biệt là các tập đoàn) không hiệu quả; quan hệ vay vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng, khả năng dự báo và hệ thống công cụ bảo hiểm rủi ro.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH (Trang 122 -129 )

×