Giải pháp về quản lý thông tin lãi suất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 133 - 135)

3.3.1.1. Xây dựng hệ thống thông tin hoàn thiện về khách hàng

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Xây dựng hệ thống thông tin hoàn thiện về khách hàng giúp cho chi nhánh có sự chủ động trong quyết định cho vay, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời, hệ thống thông tin hoàn thiện về khách hàng hỗ trợ tối đa cho chi nhánh trong công tác quản lý về lãi suất từng khách hàng, hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động tín dụng. Khi lãi suất biến động liên tục nhƣ những năm qua, thì thông tin khác hàng đƣợc cập nhập chính xác, thƣờng xuyên, kịp thời sẽ giúp chi nhánh phòng ngừa rủi ro lãi suất, và các rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng có xu hƣớng chậm trả nợ hay gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn đến chây ì, khó khăn trong trả nợ ngân hàng. Đồng thời, với sự hoàn thiện về thông tin khách hàng, giúp cho chi nhánh có thể đƣa ra mức lãi suất thỏa thuận hợp lý trong hợp đồng vay vốn, vừa đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng vừa đảm bảo khả năng trả nợ, cũng nhƣ hỗ trợ khách hàng sản xuất kinh doanh. Do đó cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hƣớng:

- Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ

liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

- Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng Agribank chi nhánh cần tổng hợp và đƣa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh từ đó chi nhánh cung cấp, triển khai thống nhất toàn tỉnh để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh đƣợc đặt ra trong môi trƣờng hội nhập.

Agribank - Chi nhánh Hà Tĩnh cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các chi nhánh.

Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp đầy đủ trang thiết bị, máy vi tính ở những nơi kém phát triển… kết hợp với việc cử cán bộ tới những đó để triển khai, đào tạo giúp chi nhánh sử dụng máy móc vào phục vụ hoạt động của mình.

Cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thƣờng xuyên, hiệu quả với Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, của các NHTM khác, cũng nhƣ khai thác thông tin phòng ngừa rủi ro qua các nguồn khác , kể cả ở nƣớc ngoài để cung cấp cho các chi nhánh trong hệ thống Agribank.

- Tăng cƣờng, thiết lập mối quan hệ với các hiệp, hội, ban, ngành

Liên ngành Agribank – Hội nông dân – Hội phụ nữ mở hội nghị tổng kết chƣơng trình phối kết hợp, tổng kết mô hình cho vay, thu nợ qua Tổ vay vốn để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp và có quy định chung, thống nhất trong các khâu thực hiện.

Có văn bản quy định tiêu chí để đánh giá chất lƣợng hoạt động của tổ vay vốn. Hội Nông dân, Phụ nữ huyện ban hành văn bản chỉ đạo Hội nông

dân, Hội phụ nữ cơ sở xã, phƣờng phối hợp cùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cố, chấn chỉnh hoạt động tổ nhóm.

3.3.1.2. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin lãi suất

Để có những dự báo chính xác về sự biến động thị trƣờng, lãi suất, tỷ giá, Agribank Hà Tĩnh cần xây dựng hệ thống quản lý thông tin lãi suất, hỗ trợ tối đa cho quá trình ra quyết định lãi suất, xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng nhƣ điều hành chủ động, linh hoạt, hợp lý hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Để làm đƣợc điều này, Agribank Hà Tĩnh cần nắm bắt các chính sách lãi suất nhanh nhạy, hiểu rõ về định hƣớng chính sách, từ đó giúp Agribank Hà Tĩnh hoàn thiện hệ thống thông tin lãi suất, dự báo chính xác hơn biến động lãi suất trên thị trƣờng, có kế hoạch tốt cho hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của chi nhánh. Agribank Hà Tĩnh cần tiếp tục nâng cao chất lƣợng dự báo thống kê tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin và ứng phó kịp thời với những biến động của nền kinh tế và thị trƣờng tiền tệ. Tính toán và xây dựng các kịch bản điều hành chính sách để đối phó với khả năng lạm phát gia tăng khi cầu phục hồi và giá cả các mặt hàng thuộc diện quản lý của Nhà nƣớc tiếp tục thực hiện lộ trình tăng giá; đối phó với những diễn biến không thuận lợi có thể xảy ra đối với cán cân thanh toán trƣớc những biến động của kinh tế khu vực và thế giới. Đồng thời, chủ động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về điều hành CSTT, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Xây dựng chiến lƣợc truyền thông chủ động và hiệu quả, đảm bảo thể hiện đƣợc quan điểm của NHNN trong việc hoạch định các chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển hƣớng tới các mục tiêu lớn của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)