Căn cứ vào trình độ phát triển và cơ chế quản lý của nền kinh tế, NHTW sẽ xây dựng và ban hành chính sách lãi suất thích hợp, để thi hành thống nhất trong hệ thống ngân hàng. Đó có thể là lãi suất sàn, lãi suất trần, lãi suất cơ bản, lãi suất thỏa thuận. chính sách lãi suất của NHTW có thể thực hiện theo hai hƣớng đó là: chính sách can thiệp trực tiếp và chính sách tự do hóa lãi suất. Khi các nƣớc đã theo đuổi chính sách tự do hóa hoàn toàn thì
NHTW vẫn tìm cách can thiệp nhƣng sự can thiệp mang tính thị trƣờng, nhằm quản lý nền kinh tế theo mục tiêu của CSTT.
Chính sách can thiệp trực tiếp là việc NHTW qui định lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu,… để áp dụng cho từng loại khách hàng, từng nghiệp vụ tín dụng trên thị trƣờng. Nhƣ vậy chính sách can thiệp trực tiếp đƣợc thực hiện bằng cách NHTW qui định biểu lãi suất áp dụng cho các hoạt động tín dụng trên thị trƣờng. Biểu lãi suất này đƣợc điều chỉnh một phần hay toàn bộ khi có sự thay đổi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Theo sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, những cách thức qui định và kiểm soát lãi suất thị trƣờng của NHTW ngày càng lỏng và linh hoạt hơn. Chính sách can thiệp trực tiếp thƣờng đƣớc áp dụng ở các nƣớc đang phát triển trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, thị trƣờng tài chính còn yếu, nhiều khó khăn trong quá trình kiểm soát lƣợng tiền cung ứng, đồng thời nền kinh tế có khả năng xảy ra lạm phát cao.
Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách mà trong đó NHTW không đƣa ra những khống chế giới hạn biến động của lãi suất thị trƣờng. Mức lãi suất đƣợc hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng. Chính sách này đƣợc phần lớn các nƣớc có thị trƣờng phát triển áp dụng, mặc dù thị trƣờng tự do quyết định lãi suất nhƣng NHTW vẫn điều tiết gián tiếp thông qua việc sử dụng công cụ lãi suất tái chiết khấu [2, tr.3].