Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 44 - 49)

thương mại

1.2.6.1. Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

Chính sách lãi suất ảnh hƣởng đến quy mô, hình thức tiền gửi vào ngân hàng. Điều đầu tiên mà bất kỳ một cá nhân hay tổ chức kinh tế nào cũng muốn tham khảo khi gửi tiền vào ngân hàng chính là lãi suất. Vì vậy chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng nhất trong số các chính sách bổ trợ cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất nhƣ là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện ƣu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền thƣờng xuyên. Tuy nhiên không phải ngân hàng cứ đƣa ra mức lãi suất cao là thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ mà vấn đề là ở chỗ với mức lãi suất cụ thể mà ngân hàng đƣa ra sẽ đem lại cho ngƣời gửi tiền mức lợi tức thực tế là bao nhiêu. Điều đó có nghĩa là mức lãi suất mà ngân hàng đƣa ra phải luôn đảm bảo lớn hơn tỷ lệ lạm phát, do đó ngân hàng phải dự đoán chính xác tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ để đƣa ra mức lãi suất hợp

lý. Ngoài ra khi quyết định đƣa ra mức lãi suất nào đó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhƣ thời gian đáo hạn của khoản tiền gửi, khả năng chuyển hoán giữa các kỳ hạn, mức độ rủi ro và lợi nhuận mang lại từ các khoản đầu tƣ khác, các qui định của nhà nƣớc, qui định của NHTW, mức lãi suất đầu ra mà ngân hàng có thể áp dụng đối với các khách hàng vay vốn. Lãi suất càng cao thì càng hấp dẫn ngƣời gửi tiền nhƣng lãi suất huy động cao cũng có nghĩ là lãi suất cho vay cũng phải cao tƣơng ứng thì ngân hàng kinh doanh mới có lãi. Mức lãi suất đủ cao để thu hút khách hàng nhƣng cũng không đƣợc cao quá để vẫn có thể thu hút đƣợc khách đi vay mà không làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Hơn nữa ngân hàng phải tính đến chi phí huy động vốn của mình và mặt bằng lãi suất huy động của ngân hàng mình so với các ngân hàng khác. Chính sách lãi suất điều tiết một cách tự nhiên lƣợng vốn lƣu thông từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ ngƣời có vốn sang ngƣời cần vốn vào sử dụng trong các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế và xã hội.

Chính sách lãi suất làm thay đổi cơ cấu tiền gửi tại ngân hàng, ảnh hƣởng đến hình thành “đƣờng cong lãi suất” tại ngân hàng. Chính sách lãi suất phù hợp tạo sự ổn định, hợp lý trong cơ cấu tiền gửi tại ngân hàng, tạo thuận lợi cho ngân hàng trong sử dụng nguồn vốn huy động an toàn, hiệu quả. Trong giai đoạn chạy đua lãi suất, chính sách lãi suất điều hành chƣa kịp thời, nghiêm minh đã làm thay đổi cơ cấu tiền gửi tại ngân hàng, tăng nguồn vốn ngắn hạn, giảm nguồn vốn dài hạn; “đƣờng cong lãi suất” bị kẻ thẳng khi mà các ngân hàng áp dụng lãi suất bằng nhau cho tất cả các kỳ hạn, kể cả các kỳ hạn gửi theo ngày để huy động vốn.

Tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, chính sách lãi suất huy động biến động liên tục ảnh hƣởng đến kết quả huy động vốn, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch thanh khoản của các ngân hàng. Cơ cấu tiền gửi thay đổi, nguồn vốn chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn, các khoản huy động liên tục đến hạn. Bên

cạnh đó, khách hàng thƣờng xuyên “chạy” từ ngân hàng này qua ngân hàng khác khiên luồng vốn chạy lòng vòng giữa các ngân hàng, tính thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hƣởng lớn.

1.2.6.2. Ảnh hưởng của chinh sách lãi suất đến hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Chính sách lãi suất ảnh hƣởng đến doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay tại ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh các yếu tố khác ảnh hƣởng đến dƣ nợ cho vay của các NHTM nhƣ tình hình cung ứng tín dụng của ngân hàng và nhu cầu vay tín dụng của doanh nghiệp và các đối tƣợng vay khác, LSCV là yếu tố quan trọng đến dƣ nợ cho vay của các NHTM. Tuỳ theo mức độ thay đổi của LSCV và tình trạng nền kinh tế, dƣ nợ tín dụng có thể thay đổi khác nhau. Khi nền kinh tế ở tình trạng bình thƣờng, LSCV tăng có thể không có tác động bất lợi đến hoạt động tín dụng của các NHTM. Nói cách khác, giữa LSCV và dƣ nợ tín dụng có thể không có mối quan hệ nghịch. Trong điều kiện bình thƣờng, dƣ nợ tín dụng có thể vẫn tiếp tục tăng trƣởng bất chấp LSCV tăng. Khi nền kinh tế lạm phát cao nhƣ hiện nay, lãi suất tăng cao trở nên khó khăn hơn rất nhiều đối với doanh nghiệp vay vốn và dƣ nợ tín dụng có thể giảm. Chính sách lãi suất hợp lý tạo điều kiện cho ngân hàng huy động vốn hiệu quả, từ đó thuận lợi trong hoạt động cho vay, khách hàng tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay của các ngân hàng tăng lên. Trong điều kiện lãi suất biến động, tăng quá cao, ngân hàng khó khăn trong cho vay vốn, nguồn vốn huy động với lãi cao không giải ngân đƣợc, ứ đọng vốn gây tổn thất về tài chính cho ngân hàng. Lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm.

Chính sách lãi suất thời gian áp dụng trần lãi suất trong quy định lãi suất cho vay. Trần lãi suất có thể sẽ ngăn cản tất cả các khoản vay có lãi suất

xác định dựa trên thống kê yếu tố rủi ro đối với ngƣời vay cao hơn mức trần này. Ngay với doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng thƣờng có rủi ro và chi phí cao hơn nhƣng vẫn chịu chung một lãi suất trần. Quyết định ngừng hoặc hạn chế cho vay các khách hàng này làm giảm sự phát triển của việc cho vay dựa trên những đánh giá khách hàng kỹ càng và quản lý rủi ro chặt chẽ, và do vậy bộ phận có rủi ro cao hơn sẽ không đƣợc phục vụ đúng mức.

Chính sách lãi suất là một yếu tố quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Một trong những loại rủi ro lớn nhất mà Ngân hàng thƣờng xuyên phải đối mặt là rủi ro lãi suất. Trong thời kỳ lãi suất biến động nóng, cơ cấu tiền gửi chủ yếu tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn, trong khi đó kỳ hạn trung bình của các khoản vay vẫn cao do các khoản cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ vay của ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, hầu nhƣ các ngân hàng đều có khe hở kỳ hạn dƣơng, điều này có thể làm giảm giá trị ròng của ngân hàng nếu lãi suất tăng, gây ra các rủi ro về lãi suất cho các ngân hàng thƣơng mại.

Chính sách lãi suất tạo ra sự dịch chuyển tín dụng giữa tín dụng nội tệ và tín dụng ngoại tệ. Khi lãi suất biến động, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD khá lớn, khi lãi suất vay USD thấp, lãi tiền gửi, tiền vay VND tăng cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp tìm phƣơng án vay ngoại tệ để giảm chi phí sử dụng vốn, thậm chí còn vay ngoại tệ chuyển đổi ra VND rồi gửi lại vào ngân hàng để hƣởng chênh lệch lãi suất.

1.2.6.3. Ảnh hưởng của chinh sách lãi suất đến các hoạt động khác của ngân hàng thương mại

Chính sách lãi suất ảnh hƣởng đến mọi hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, ngoài hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay là những hoạt động chịu ảnh hƣởng nhiều của chính sách lãi suất thì các hoạt động

khác của ngân hàng nhƣ hoạt động bảo lãnh, hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu cũng chịu ảnh hƣởng bởi chính sách lãi suất.

Bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, qua đó khách hàng có thể tìm đƣợc nguồn tài trợ mới, mua đƣợc hàng hóa hoặc thực hiện đƣợc các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi. Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín, ngân hàng không phải xuất tiền ngay khi bảo lãnh, tuy nhiên, khi khách hàng không thực hiện đƣợc cam kết, ngân hàng phải thực hiện chi trả cho bên thứ ba. Khoản chi này đƣợc xếp vào loại tài sản “xấu” trong nội bảng, cấu thành nợ quá hạn. Chính vì vậy, bảo lãnh cũng chứa đựng rủi ro nhƣ một khoản cho vay. Chính sách lãi suất gây ảnh hƣởng về rủi ro lãi suất đối với hoạt động bảo lãnh. Trong khi phí bảo lãnh là cố định trong thời gian bảo lãnh, thì lãi suất ngân hàng biến động mạnh mẽ, bên cạnh đó là lạm phát, tỷ giá cũng biến động, gây ra rủi ro, tổn thất đối với hoạt động bảo lãnh. Hơn nữa, khi bị xếp vào loại tài sản “xấu”, và coi nhƣ khoản nợ quá hạn, lãi suất đối với khoản nợ quá hạn này sẽ là gây ra áp lực ảnh hƣởng đến tài chính của ngân hàng thƣơng mại.

Đối với hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, lãi suất là yếu tố đƣợc quan tâm đặc biệt. Một số loại hình chiết khấu, tái chiết khấu thì lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu đƣợc quy định áp dụng theo biểu lãi suất do Agribank ban hành; lãi suất phạt chậm trả đƣợc quy định bằng 200% lãi suất cơ bản Agribank quy định. Do vậy, khi lãi suất trên thị trƣờng biến động mạnh mẽ, kéo theo đó, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, lãi suất phạt chậm trả cũng biến động, chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ theo.

Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trƣờng thì ngân hàng thƣơng mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng trung ƣơng mà với mức phí thấp.

Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trƣờng, các ngân hàng thƣơng mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ ngân hàng trung ƣơng với lãi suất cao hơn lãi suất thị trƣờng khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thƣờng từ phía khách hàng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)