Việc xây dựng và thực thi chính sách lãi suất hiệu quả của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau nhƣ: trình độ phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội, mức độ hội nhập của nền kinh tế, mức độ độc lập của ngân hàng trung ƣơng,…
Lãi suất đƣợc hình thành và biến động theo các nguyên tắc thị trƣờng khi có giả định về thị trƣờng: nền kinh tế nói chung, thị trƣờng tài chính nói riêng có tính cạnh tranh cao, các chủ thể trong nền kinh tế nhƣ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, các ngân hàng thƣơng mại,… hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng nhƣ vậy, lãi suất sẽ do thị trƣờng quyết định và nó trở thành tín hiệu phản ánh chính xác tình trạng khan hiếm vốn, còn các chủ thể kinh tế sẽ nhạy cảm với những thay đổi trong chính sách lãi suất. Hơn nữa, trình độ phát triển của nền kinh tế thị trƣờng sẽ tạo ra những phƣơng tiện và môi trƣờng khác nhau cho sự thiết lập và vận hành chính sách lãi suất.
Khi nền kinh tế thị trƣờng chƣa phát triển, thể chế thị trƣờng chƣa hoàn thiện sẽ ảnh hƣởng tới sự vận hành của thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng vốn, làm biến dạng biến số lãi suất và các chủ thể kinh tế ít có phản ứng trƣớc những thay đổi của chính sách lãi suất. Trong điều kiện thị trƣờng chƣa có đƣợc những công cụ điều hành lãi suất gián tiếp hiệu quả, ngân hàng trung ƣơng thƣờng phải can thiệp trực tiếp tới lãi suất bằng việc sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách lãi suất nhƣ: quy định mức lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các tổ chức kinh doanh tiền tệ; quy định “sàn” lãi suất hoặc “trần” lãi suất cho vay; quy định khung lãi suất kinh doanh hay biên độ chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay bình quân,… Những biện pháp hành chính này của ngân hàng trung ƣơng, thực chất là biện pháp can thiệp phi thị trƣờng tới lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế. Khi có sự biến động về kinh tế vĩ mô, ngân hàng trung ƣơng có thể xem xét để điều chỉnh các mức lãi suất cụ thể cho phù hợp bằng việc ban hành các quyết định về lãi suất tới các tổ chức kinh doanh tiền tệ.
Sự can thiệp trực tiếp tới lãi suất này có ƣu điểm: ngân hàng trung ƣơng có thể quản lý thống nhất lãi suất đối với nền kinh tế và dễ dàng có đƣợc mức
lãi suất mong muốn tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, việc qui định lãi suất mang tính chủ quan, áp đặt, thƣờng không đem lại hiệu quả của biến số này nhƣ mong đợi, hơn nữa khi có những thay đổi trong điều kiện, hoàn cảnh của nền kinh tế thì mức lãi suất hiện hành sẽ trở nên không còn phù hợp, trong khi sự thay đổi lãi suất lại đòi hỏi phải có thời gian thay đổi quyết định. Khi thể chế thị trƣờng hoàn thiện hơn, các doanh nghiệp đƣợc tự chủ hơn, các ngân hàng hoạt động với tƣ cách là ngân hàng kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, thị trƣờng tiền tệ tƣơng đối hoàn thiện, có sự hỗ trợ của thị trƣờng vốn…, ngân hàng trung ƣơng có thể can thiệp gián tiếp tới lãi suất. Sự can thiệp này của ngân hàng trung ƣơng đƣợc thực hiện trên nguyên tắc sử dụng các công cụ gián tiếp của chính sách lãi suất để ảnh hƣởng tới lãi suất. Khi muốn thay đổi các mức lãi suất thị trƣờng, ngân hàng trung ƣơng sử dụng các công cụ này làm thay đổi cung – cầu vốn trên thị trƣờng, nhờ đó lãi suất thị trƣờng sẽ vận động theo hƣớng mà Nhà nƣớc mong đợi.
Can thiệp gián tiếp tới lãi suất, trƣớc hếtngân hàng trung ƣơng sử dụng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ (lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trƣờng mở,…) để ảnh hƣởng tới cung – cầu vốn trên thị trƣờng tiền tệ, nhằm duy trì đƣợc mức lãi suất ngắn hạn mục tiêu (loại lãi suất ngắn hạn có tác dụng tốt nhất trong truyền dẫn tác động của ngân hàng trung ƣơng tới lãi suất thị trƣờng). Lãi suất liên ngân hàng là loại lãi suất rất quan trọng, nó là tín hiệu để ngân hàng trung ƣơng đƣa ra quyết định can thiệp trên thị trƣờng tiền tệ và là căn cứ để ngân hàng trung ƣơng xác định mức lãi suất công bố nhƣ lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trƣờng mở.
Việc tăng (giảm) lãi suất chiết khấu, hoặc mua (bán) chứng khoán, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiền dự trữ, hoặc hấp thụ khoản dự trữ dƣ thừa của các tổ chức tín dụng tham gia giao dịch, ngân hàng trung ƣơng đảm bảo duy trì đƣợc
mức lãi suất ngắn hạn mục tiêu (thƣờng đƣợc thông báo công khai). Sau đó, mức lãi suất ngắn hạn mục tiêu này, thông qua dự đoán của thị trƣờng và cấu trúc kỳ hạn sẽ truyền dẫn tác động của nó tới lãi suất kinh doanh trên thị trƣờng.
Ƣu điểm của việc điều hành gián tiếp tới lãi suất chính là lãi suất trên thị trƣờng hình thành và vận động linh hoạt theo những biến động của quan hệ cung cầu vốn, nó phù hợp với múc độ khan hiếm vốn trên thị trƣờng. Điều đó cũng cho thấy: cơ chế hành lãi suất này chỉ đạt đƣợc hiệu quả khi nền kinh tế hoạt động theo các nguyên tắc thị trƣờng và khu vực tài chính phát triển, đặc biệt thị trƣờng tiền tệ.
- Mức độ độc lập của ngân hàng trung ương
Mức độ độc lập của ngân hàng trung ƣơng thể hiện ở mức độ có đƣợc quyền tự quyết trong các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ, trong mối quan hệ với sự chỉ đạo của Chính phủ. Khi ngân hàng trung ƣơng đƣợc trao quyền độc lập với Chính phủ trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ thì việc hoạch định và thực thi chính sách lãi suất không bị chi phối bởi sự can thiệp của Chính phủ. Trong điều kiện Chính phủ còn can thiệp sâu vào thị trƣờng tài chính (nhƣ định giá, hạn mức tín dụng hoặc cung cấp một khoản tín dụng ƣu đãi để thực hiện các mục tiêu phi kinh tế) thì hiệu lực của chính sách lãi suất sẽ bị hạn chế do các yếu tố thị trƣờng đã không còn chính xác; hay chính sách lãi suất có thể cùng một lúc phải thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau (nhƣ vừa thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo nhiều việc làm, vừa chống lạm phát chẳng hạn), khiến cho việc thực hiện các mục tiêu trở nên khó khăn. Ở các nƣớc đang phát triển, mức độ độc lập của ngân hàng trung ƣơng còn hạn chế, Chính phủ còn can thiệp trực tiếp vào thị trƣờng tín dụng thông qua các khoản tín dụng cung ứng theo chỉ định cho một số khu vực của nền kinh tế. Việc cung ứng này đƣợc thực hiện trực tiếp thông qua các tổ chức của Chính phủ hoặc gián tiếp qua các ngân hàng với mức lãi suất ƣu đãi, điều
kiện ƣu đãi. Sự can thiệp này dù dƣới hình thức nào cũng ảnh hƣởng tới hiệu lực của chính sách lãi suất ở những mức độ khác nhau.
- Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Trong mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế, Nhà nƣớc thƣờng ƣu tiên cho một hoặc một số mục tiêu kinh tế - xã hội nào đó. Các chính sách kinh tế, trong đó có chính sách lãi suất đều hƣớng tới việc thực hiện các mục tiêu chung này. Vì một lý do nào đó cần có sự điều chỉnh trong mục tiêu của nền kinh tế, chính sách lãi suất cũng phải đƣợc điều chỉnh hƣớng tới sự thay đổi của mục tiêu chung. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao chẳng hạn, sẽ đòi hỏi mục tiêu chống lạm phát đƣợc ƣu tiên thì ngân hàng trung ƣơng phải điều chỉnh chính sách lãi suất hƣớng tới thay đổi lãi suất để kiểm soát lạm phát, cho dù trong thời kỳ đó chính sách lãi suất đang theo đuổi mục tiêu ổn định lãi suất hay mục tiêu khuyến khích tăng trƣởng kinh tế cao.
Nhƣ vậy, chính sách lãi suất không chỉ phụ thuộc vào sự hình thành và hoàn thiện các công cụ điều hành lãi suất, mà còn bị chi phối bởi mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế của một quốc gia.
- Mức độ hội nhập quốc tế của nền kinh tế
Mức độ hội nhập quốc tế của nền kinh tế, đặc biệt mức độ tự do hoá tài chính có ảnh hƣởng rất lớn tới chính sách lãi suất của một quốc gia do tự do hoá lãi suất đƣợc có là hạt nhân của tự do hoá tài chính. Khi đó, chính sách lãi suất phụ thuộc rất lớn vào cơ chế tỷ giá và mức độ thay thế giữa tài sản tài chính trong nƣớc và tài sản tài chính nƣớc ngoài. Một quốc gia, khi ngân hàng trung ƣơng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất nội tệ thƣờng cao hơn lãi suất ngoại tệ, quốc gia ấy sẽ thu hút đƣợc dòng vốn nƣớc ngoài; ngƣợc lại, khi duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất nội tệ thƣờng thấp hơn lãi suất ngoại tệ, sẽ khiến cho dòng vốn chảy ra nƣớc ngoài. Điều đó cho thấy, khi có mức độ mở cửa cao về thị trƣờng tài chính, chính sách lãi suất phải
đƣợc hoạch định và điều chỉnh sao cho không có sự khác biệt (hoặc ít nhất là không có sự khác biệt lớn) giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ để các đồng tiền có thể thay thế nhau hoàn toàn, tránh tình trạng dòng vốn “chảy vào” hoặc “chảy ra” một cách ồ ạt.
Mặt khác, khi tham gia hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, các cam kết quốc tế đòi hỏi các nƣớc tham gia phải hoạt động theo những chuẩn mực chung của mỗi tổ chức quốc tế mà nƣớc mình tham gia. Khi đó chính sách lãi suất cũng phải đƣợc điều chỉnh theo hƣớng thực hiện các cam kết quốc tế đó.