Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 49 - 53)

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng thƣơng mại tiên phong giảm lãi suất, khi trần lãi suất ở mức 8%/năm, Vietcombank đã mạnh tay đƣa về 6%/năm và tạo ra làn sóng giảm lãi suất ồ ạt ở các ngân hàng quốc doanh lẫn nhóm ngân hàng cổ phần. Từ ngày 06/05/2013, ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) Ngoại thƣơng Việt Nam tiếp tục thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động, việc điều chỉnh này đã giúp Vietcombank giảm mạnh lãi suất cho vay và trở thành một trong các ngân hàng có mức lãi suất huy động và cho vay thấp nhất thị trƣờng hiện nay. Đây là lần thứ 2 Vietcombank tiên phong chủ động điều chỉnh giảm lãi suất huy động Việt Nam Đồng (VND) tính từ khi ngân hàng Nhà nƣớc áp trần lãi suất huy động 7,5%/năm vào cuối tháng 3 vừa qua. Với 2 lần điều chỉnh liên tiếp trong vòng chƣa đầy một tháng (lần điều chỉnh trƣớc vào ngày 16/4/2013), mức lãi suất huy động thấp nhất của Vietcombank kể từ ngày 6/5/2013 chỉ còn 6%/năm, thấp hơn mức trần quy định của NHNN mức kỷ lục là 1,5%/năm.

Bảng 1.1: Niêm yết lãi suất Vietcombank ngày 6/5/2013

Đơn vị: %

Kỳ hạn 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng

Lãi suất 6,0 6,5 6,8 7,0 7,0 8,0

Cụ thể, theo biểu niêm yết vừa điều chỉnh, trần lãi suất huy động VND kỳ hạn 1 tháng là 6%/năm, 2 tháng là 6,5%/năm và 3 tháng là 6,8%/năm. Tại các kỳ hạn 6-9 tháng, trần lãi suất huy động áp dụng là 7%/năm, giảm 0,5%/năm so với lần điều chỉnh trƣớc đó. Biên độ điều chỉnh lớn nhất lần này ở mức 1%/năm nằm ở kỳ hạn từ 12 tháng trở lên với lãi suất trần là 8%/năm. Trong khi đó, theo quy định của NHNN, các ngân hàng đƣợc tự thỏa thuận với khách hàng về lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng mà không áp dụng mức trần 7,5%/năm. Mức giảm chủ động trên của Vietcombank là khá mạnh. So sánh với biểu lãi suất của các ngân hàng khác, mức lãi suất huy động tại Vietcombank hiện thấp nhất khi đa số các ngân hàng huy động tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng ở kịch trần 7,5%/năm và trên 12 tháng giao động quanh mức 10%/năm.

Lãi suất cho vay cũng đƣợc Vietcombank tiếp tục giảm mạnh, theo đó lãi suất cho vay ngắn hạn thông thƣờng hiện chỉ còn khoảng 10,5%/năm, đặc biệt lãi suất cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp thấp nhất cũng chỉ còn khoảng 11,6%/năm. Vietcombank cũng cho biết, hiện ngân hàng đang áp dụng các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi ngắn hạn với hạn mức lên tới 30.000 tỷ đồng, 700 triệu Đô La Mỹ (USD) với lãi suất cho vay thấp nhất là 7,5%/năm và 2%/năm để hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Việc một NHTM lớn nhƣ Vietcombank chủ động giảm lãi suất huy động và cho vay diễn ra trong bối cảnh kinh tế hiện nay là bƣớc đi tiên phong cần thiết nhằm đƣa lãi suất cho vay giảm dần theo đúng định hƣớng của Chính phủ và NHNN, hƣớng tới hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp đang khát vốn hiện nay.

Việc Vietcombank chủ động giảm lãi suất huy động căn cứ trên 3 lý do chính sau đây:

Thứ nhất, mặc dù lãi suất huy động trong thời gian qua liên tục giảm, nhƣng nguồn vốn huy động của Vietcombank vẫn tăng trƣởng khá. Một yếu tố nữa là thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định và vẫn đƣợc duy trì tốt trong thời gian khá dài, trong khi đó tín dụng vẫn hết sức trì trệ. Do vậy việc tiếp tục giảm lãi suất huy động là phù hợp với tình hình thanh khoản của ngân hàng cũng nhƣ tình hình thị trƣờng nhằm tiếp tục tạo cơ sở hạ lãi suất cho vay giúp các doanh nghiệp vƣợt qua giai đoạn khó khăn này.

Thứ hai, khó khăn lớn nhất của các ngân hàng hiện nay là doanh số giải ngân cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng quá thấp. Tuy nhiên thực tế khó khăn nằm ở chỗ không phải ngân hàng không muốn cho vay mà do rủi ro quá lớn khi chất lƣợng kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay quá thấp. Để cải thiện vấn đề này, mấu chốt là giảm lãi suất huy động. Hạ lãi suất huy động sẽ là mũi tên trúng 2 đích khi vừa kích thích các thành phần kinh tế và ngƣời dân tiêu dùng nhiều hơn, qua đó giải quyết vấn đề hàng tồn kho, góp phần cải thiện kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp; đồng thời lãi suất huy động giảm là trực tiếp góp phần giảm chi phí huy động, tạo tiền đề để ngân hàng giảm lãi suất cho vay, khơi thông nguồn vốn từ ngân hàng đến doanh nghiệp.

Thứ ba, theo Vietcombank cần có ngân hàng đi tiên phong trong việc giảm lãi suất để tạo yếu tố cạnh tranh và định hƣớng. Việc Vietcombank chủ động giảm lãi suất không chỉ xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của ngân hàng mà còn nhằm thực hiện định hƣớng chỉ đạo của của Chính phủ và NHNN về việc giảm lãi suất, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn giá rẻ hơn xuyên suốt trong thời gian qua.

Hiện nay lãi suất đƣợc dự báo giảm và các chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy vẫn còn khả năng để lãi suất tiếp tục giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, nguồn tiền nhàn rỗi vẫn tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng khi các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản, chứng khoán, vàng,… hiện rất bấp bênh và tiềm ẩn

rủi ro cao. Hiện tại rất nhiều NHTM vẫn đang áp dụng đủ các hình thức khuyến mại để thu hút tiền gửi từ khách hàng, tuy nhiên, Vietcombank vẫn tin tƣởng rằng dù giảm lãi suất huy động nhƣng với vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với nền tảng tài chính vững mạnh, gửi tiền tại VCB sẽ vẫn là kênh đầu tƣ an toàn, là lựa chọn ƣu tiên của ngƣời dân và các tổ chức kinh tế trong giai đoạn kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay.

Việc VCB giảm mạnh lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dƣới 3 tháng nhằm mục đích khuyến khích ngƣời dân và doanh nghiệp gửi tiền vào các kỳ hạn dài hơn, tạo điều kiện ổn định nguồn vốn cũng nhƣ tiền đề để thực thi các chính sách tín dụng dài hơi hơn.

Tháng 7/2013, khi trần lãi suất huy động ở mức 7%/năm, một lần nữa, Vietcombank chủ động giảm xuống 5%. Đến ngày 17/3/2014 khi NHNN thông báo giảm một loạt các lãi suất chủ chốt, trong đó lãi suất huy động kỳ hạn ngắn giảm từ 7% xuống 6%, thì Vietcombank lại là ngoại lệ, đi ngƣợc xu hƣớng chung và nâng lãi suất kỳ hạn 1 tháng từ 5% lên 5,5%/năm. Vietcombank cho biết, mức lãi suất 5% là quá thấp, vì thế ngƣời dân dồn tiền sang gửi các kỳ hạn kế cận, đẩy chi phí vốn của ngân hàng lên cao.

Tuy nhiên, với mức tăng này thì tại thời điểm đó, Vietcombank vẫn là một trong hai ngân hàng có mức lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng thấp nhất so với toàn hệ thống.

Việc tiên phong giảm lãi suất liên tục tại Vietcombank là những động thái tích cực để giúp thị trƣờng tiền tệ đi vào hoạt động ổn định, khẳng định cơ chế điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt của Vietcombank. Việc giảm lãi suất, nhìn từ góc độ nào đó về ngắn hạn ít nhiều đều ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Vietcombank (VCB). Tuy nhiên, trong bối cảnh tín dụng giảm mạnh trong khi các doanh nghiệp vẫn khát vốn hiện nay, việc giảm lãi suất huy động để làm tiền đề giảm lãi suất cho vay là cần thiết để khơi thông dòng vốn. Doanh nghiệp

có khoẻ thì nền kinh tế mới mạnh, và hoạt động của ngân hàng mới thông suốt và ổn định. Bên cạnh đó, VCB kỳ vọng giảm lãi suất cho vay thì tín dụng sẽ đƣa ra đƣợc nhiều hơn, giúp nền kinh tế nói chung, cộng đồng doanh nghiệp (DN) nói riêng khởi sắc hơn, dẫn đến các hoạt động dịch vụ của ngân hàng phát triển tốt hơn, từ đó bù đắp ngƣợc lại cho hoạt động tín dụng.

Do đó, VCB chủ động giảm lãi suất thông qua việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay niêm yết cũng nhƣ thông qua các chƣơng trình cho vay ƣu đãi trong thời gian qua không chỉ nhằm tri ân các khách hàng truyền thống đã gắn bó với thƣơng hiệu Vietcombank suốt trong những năm qua mà còn hƣớng đến mục tiêu ngày càng nhiều doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn giá rẻ. Việc giảm lãi suất huy động của Vietcombank cũng nhằm giúp thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đƣợc tốt hơn theo định hƣớng chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.

VCB tin rằng đây là bƣớc đi đúng đắn và tiên phong, đón đầu đƣợc chủ trƣơng của Chính phủ và NHNN. Uy tín và vị thế của VCB là nền tảng để VCB có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong việc huy động đối với các ngân hàng khác trên thị trƣờng.

Bên cạnh đó, VCB cũng thực hiện hàng loạt các biện pháp khác nhƣ cắt giảm tối đa các chi phí hoạt động của ngân hàng, tích cực phát huy tinh thần thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, đồng thời đẩy mạnh phát triểu nhiều mảng hoạt động khác để giảm thiểu chi phí và bù đắp mức giảm lợi nhuận trên.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 49 - 53)