KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 33)

3.1.1 Lịch sử hình thành địa danh Vĩnh Châu

Vào thế kỷ XVII vùng đất Vĩnh Châu còn bị ngập nƣớc, có rừng ngập mặn và những cồn cát nổi lên dần dần do phù sa bồi đắp, mặt đất đƣợc nâng cao. Vào năm 1698 (Mậu Dần) chúa Nguyễn sai Chƣởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lƣợc sứ Đàng Trong (Nam Bộ) và tiến hành xác lập địa giới hành chính vùng đất này. Năm 1732 chúa Nguyễn lập Dinh Long Hồ tại Cái Bè, năm 1780 Dinh đƣợc đặt tại chợ Vĩnh Long và đổi tên là Vĩnh Trấn Dinh, sau đó đổi thành trấn Vĩnh Thanh, lúc này Vĩnh Châu thuộc vùng đất Ba Thắc nằm trong trấn Vĩnh Thanh.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính Vĩnh Châu năm 1835

Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh gồm 3 tỉnh Miền Đông: Gia Định, Biên Hòa, Định Tƣờng và 3 tỉnh Miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Vĩnh Châu thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1835, vùng đất Ba Thắc đƣợc nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên gồm 3 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Vùng đất Vĩnh Châu thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, Tỉnh An Giang.

Năm 1867, thực dân Pháp chiếm xong 3 tỉnh Miền Tây, sau đó chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều Hạt. Đến năm 1876 chia Nam kỳ thành 4 khu vực hành

chánh gồm Sài gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Ba Thắc, mỗi khu vực chia thành nhiều tiểu Khu. Khu hành chính Ba Thắc có 6 tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Ôn (Cần Thơ) và Sóc Trăng, vùng đất Vĩnh Châu thuộc tiểu khu Sóc Trăng.

Năm 1882, Pháp tách 2 Tổng thành tiểu khu Sóc Trăng và 3 Tổng của tiểu khu Rạch Giá, thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu. Lúc này vùng đất Vĩnh Châu thuộc tiểu khu Bạc Liêu.

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định kể từ ngày 01– 01– 1900 tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dƣơng điều thống nhất gọi là “Tỉnh”. Vĩnh Châu thuộc tỉnh Bạc Liêu và nằm trong vùng đất của quận Vĩnh Lợi.

Năm 1904, quận Vĩnh Châu đƣợc thành lập (tách ra từ phần đất của quận Vĩnh Lợi) có một tổng (tổng Thạnh Hƣng) với 5 Làng: Vĩnh Châu, Vĩnh Phƣớc, Lai Hòa, Lạc Hòa, Khánh Hòa.

Tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh phân định lại địa giới hành chính các tỉnh Miền Nam và thay đổi một số địa danh các tỉnh, lấy các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và tỉnh lỵ Bạc Liêu nhập vào tỉnh Sóc Trăng, thành lập tỉnh Ba Xuyên. Năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn giải thể quận Vĩnh Châu. Năm 1960 quận Vĩnh Châu đƣợc tái lập trực thuộc tỉnh Ba Xuyên. Ngày 1 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu gồm 4 quận: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phƣớc Long. Quận Vĩnh Châu thuộc tỉnh Bạc Liêu đến ngày 30 tháng 04 năm 1975.

Ngày 21 tháng 2 năm 1976, theo nghị định 31/NĐ chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam quy định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh Miền Nam Việt Nam, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang, huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Hậu Giang.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tại kỳ họp lần thứ X, Quốc hội khóa VIII đã ra nghị quyết về việc phân ranh địa giới hành chính một số tỉnh, chia tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ, huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ – CP thành lập Thị xã Vĩnh Châu và các phƣờng thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng với địa giới hành chính có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: 4 phƣờng gồm: Phƣờng 1, Phƣờng 2, Phƣờng Vĩnh Phƣớc và

Phƣờng Khánh Hòa; và 6 xã gồm: Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp, Hòa Đông, Lạc Hòa và Vĩnh Hải.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Vị trí địa lý (số liệu thống kê năm 2011)

Thị Xã Vĩnh Châu là một trong những huyện, thành phố của Tỉnh Sóc Trăng. Phía Đông và Nam giáp biển Đông, Phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, Phía Bắc giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề. Với tọa độ địa lý nằm trong khoảng 9018'00''vĩ độ Bắc đến 105059'00'' kinh độ Đông.

- Là một Thị Xã nằm ven biển với chiều dài bờ biển 43 km; - Tổng diện tích tự nhiên 473,4 km2

- Dân số có 163.918 ngƣời gồm các dân tộc: + Kinh chiếm 29,38% + Khmer chiếm 52,84% + Hoa chiếm 17,77% + Dân tộc khác chiếm 0,01% - Mật độ dân số 346 ngƣời/km2 - Đơn vị hành chính có 04 Phƣờng và 06 xã gồm: Phƣờng 1, Phƣờng 2, Phƣờng Vĩnh Phƣớc, Phƣờng Khánh Hòa, Xã Lai Hòa, Xã Vĩnh Tân, Xã Vĩnh Hiệp, Xã Hòa Đông, Xã Lạc Hòa, Xã Vĩnh Hải với 91 Ấp, Khóm.

Lĩnh vực nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn (chiếm tỷ trọng 72%), công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (chiếm 11%), thƣơng mại và dịch vụ (chiếm 17%). Với vị trí đắc địa ở vùng cửa sông giáp biển nên Thị Xã Vĩnh Châu có lợi thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, nổi bật là tôm sú, Artemia, cá kèo ... kế đến là trồng hoa màu trên vùng đất cát pha, đất giồng ven biển với sản phẩm nổi tiếng là hành tím, củ cải, tỏi,... là nguồn hàng chủ lực đƣợc tiêu thụ mạnh trong cả nƣớc và xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.

Hình 3.2 Bản đồ hành chính Thị Xã Vĩnh Châu – Tỉnh Sóc Trăng

3.1.2.2 Khí hậu

Thị Xã Vĩnh Châu nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mƣa nắng rõ rệt. Mùa mƣa có gió mùa Tây Nam, mùa khô có gió mùa Đông Bắc.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 270C – 280C

- Số giờ nắng trong năm trung bình khoảng: 2.400 – 2.500 giờ - Lƣợng mƣa trung bình hàng năm: 2.100 – 2.200 mm

- Độ ẩm không khí trung bình: 84 – 85%

Khí hậu thời tiết trên địa bàn Thị Xã Vĩnh Châu có nhiều thuận lợi cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển quanh năm, cho phép bố trí đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, đặc biệt thích hợp với các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao, thích hợp với làm việc, nghỉ ngơi của ngƣời dân. Nhìn chung các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân.

3.1.2.3 Du lịch

Tuyến bờ biển dài và Quốc lộ Nam Sông Hậu đi ngang qua, trục Tỉnh lộ 935 và 940 đi từ trung tâm thành phố Sóc Trăng về Thị Xã khá thuận lợi, cùng với tốc độ phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng giao thông đã mở ra cho Vĩnh Châu những tiềm năng mới để phát triển về thƣơng mại, dịch vụ, du lịch. Ngoài ra, Vĩnh Châu còn có những cảnh quan sinh thái đặc thù vùng ven biển, đời sống văn hóa của ngƣời dân Vĩnh Châu khá đặc sắc, phong phú bởi sự đan xen, hòa quyện của các giá trị văn hóa của ba dân tộc: Kinh – Khmer – Hoa.

Đặc biệt trên địa bàn Thị Xã Vĩnh Châu có 51 cơ sở thờ tự, 21 chùa Khmer với nhiều kiến trúc độc đáo, 16 di tích lịch sử, 10 lễ hội, và 17 miếu thờ tự của ngƣời Hoa, trong số đó có 3 cơ sở đƣợc xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa tạo ra nhiều cơ hội tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ven biển kết hợp với tham quan các chùa chiền, tìm hiểu nét văn hóa lễ hội truyền thống đặc thù của 3 dân tộc. Ngoài ra thị xã còn có nhiều di tích lịch sử trong công cuộc kháng chiến của Đảng bộ và nhân dân nhƣ di tích Đồng khởi Trà Teo, di tích Giầy Lăng (xã Hòa Đông), Chiến thắng Xẻo Me (Phƣờng Vĩnh Phƣớc),... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Du lịch sinh thái gắn với sinh hoạt cộng đồng cũng là một tiềm năng mới mẻ ở Vĩnh Châu, khu du lịch sinh cảnh biển đang đƣợc đầu tƣ tại khu vực bãi biển Hồ Bể (xã Vĩnh Hải) nằm trên tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu, rừng sinh thái ngập mặn ven biển trải dài trên 40 km có nhiều cảnh quan và nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú; du lịch sinh hoạt cộng đồng với tuyến đƣờng lộ Giồng Nhãn có những vƣờn nhãn cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đi vào cộng đồng nông thôn có rất nhiều loại hình sinh hoạt theo tập quán địa phƣơng hết sức hấp dẫn, ngoài việc tham quan, tìm hiểu nét riêng của cƣ dân địa phƣơng, mọi ngƣời sẽ đƣợc thâm nhập vào đời sống, công việc lao động thƣờng nhật của nông dân trồng hành tím, nghề nuôi tôm, học cách chế biến thủy sản, cũng nhƣ tự nấu những món ăn ngon rất đặc thù của ngƣời dân địa phƣơng.

3.1.2.4 Đất đai, thổ nhưỡng

Thị Xã Vĩnh Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 52.151,41 ha. Đất đai của Vĩnh Châu có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nƣớc, cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ đậu phộng, đậu nành, dây thuốc cá, bắp, các loại rau màu nhƣ hành tím, củ cải, tỏi và các loại cây ăn trái nhƣ nhãn, bƣởi, xoài,.... Hiện đất nông nghiệp là 48.961,75 ha, chiếm 93,88%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 14.150 ha (chiếm 27,27%), đất lâm nghiệp có rừng 6.461,75 ha (chiếm 13,20%), đất nuôi trồng thuỷ sản 28.500 ha (chiếm 58,21%), đất diêm nghiệp và đất khác chiếm 1,32%.

Trong tổng số 14.150 ha đất nông nghiệp có 3.350 ha sử dụng cho canh tác lúa (lúa đặc sản 2.000 ha và lúa cao sản 1.350 ha), 11.300 ha trồng màu (màu lƣơng thực 500 ha, màu thực phẩm 10.610 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 150 ha và 40 ha đất cải tạo vƣờn tạp, rừng tạp). Riêng 3.189,66 ha là đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng (số liệu đƣợc cập nhật theo báo cáo tiến độ sản xuất Phòng Kinh Tế Thị Xã Vĩnh Châu năm 2012).

Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất ở Thị Xã Vĩnh Châu giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: ha

Nguồn: Báo cáo tiến độ sản xuất của phòng Kinh Tế Thị Xã Vĩnh Châu qua các năm

Từ kết quả trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp tăng đều qua các năm. Năm 2011 tăng 6,74% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng 1,77% so với năm 2011. Dự kiến năm 2013 diện tích đất nông nghiệp đạt 13.850 ha giảm 2,12% so với cùng kỳ năm trƣớc. Diện tích đất diêm nghiệp cũng tăng đều qua các năm, với tỉ lệ tăng bình quân khoảng 16,63%. Dự kiến năm 2013 diện tích đất diêm nghiệp giảm xuống còn 150 ha (giảm 23,15% so với năm 2012). Về diện tích đất lâm nghiệp, giảm đều qua các năm nhƣng với diện tích giảm không đáng kể, tỉ lệ giảm bình quân khoảng 13,16%. Dự kiến về diện tích lâm nghiệp năm 2013 sẽ tăng 18,44% so với năm 2012. Và cuối cùng là về diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản ở Thị Xã Vĩnh Châu chiếm tỷ trọng cao hơn so với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp và các loại đất khác, từ đó thấy đƣợc tỷ lệ phần trăm diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ cao so với các loại đất còn lại. Qua đó, thấy đƣợc tài nguyên đất đai dùng để nuôi trồng thủy sản đƣợc khai thác và sử dụng phù

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Năm 2011 so với 2010 (%) Năm 2012 so với 2011 (%) Diện tích đất nông nghiệp 13.026 13.904 14.150 10.285 106,74 101,77 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản 28.197 35.644 28.700 10.382 126,41 80,52 Diện tích đất diêm nghiệp 483 578 629 648 119,67 108,82 Diện tích đất lâm nghiệp 3.905 3.188 3.080 3.113 81,64 96,61

hợp với điều kiện tự nhiên. Và đây cũng là thuận lợi cơ bản để phát triển ngƣ nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa sản xuất.

Nhóm đất chính ở Vĩnh Châu có thể chia thành 4 nhóm:

(1) Nhóm đất cát: bao gồm các giồng cát tƣơng đối cao từ 1,2 – 2,0 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt có thể trồng một số loại rau màu;

(2) Nhóm đất giây: ở vùng thấp, trũng, thƣờng trồng lúa một vụ;

(3) Nhóm đất mặn: có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đƣớc (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích thích hợp với việc nuôi trồng các loại thuỷ – hải sản;

(4) Nhóm đất nhân tác: Đƣợc hình thành trong quá trình lên liếp, phân bố rãi rác toàn Thị Xã, thích hợp cho các loại cây ăn quả.

Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên nhƣ thiếu nƣớc ngọt và bị xâm nhập mặn, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhƣng việc sử dụng đất ở Vĩnh Châu lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngƣ nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.

3.1.2.4 Sông ngòi

Thị Xã Vĩnh Châu có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hƣờng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cƣ dân địa phƣơng, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, vùng có nhiều trữ lƣợng tôm cá, Thị Xã Vĩnh Châu có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp.

3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của toàn Thị Xã đạt 14,5%, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.521 USD (tính theo tỷ giá năm 2012);

- Cơ cấu kinh tế khu vực I, II, III trong GDP tƣơng ứng là 78,59%, 3,43% và 17,99%;

- Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt từ 90 triệu đồng trở lên;

- Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn 271 tỷ 460 triệu đồng, trong đó thu theo phân cấp là 42 tỷ 320 triệu đồng. Ngân sách địa phƣơng đƣợc

hƣởng là 272 tỷ 420 triệu đồng, tổng chi ngân sách nhà nƣớc là 272 tỷ 420 triệu đồng;

- Trồng lúa, cây rau quả đặc biệt là hành củ rất đƣợc ƣa chuộng, sản lƣợng cung cấp cho các tỉnh miền nam, ngoài ra bà con nông dân còn chăn nuôi bò, heo giúp kinh tế gia đình khá ổn định. Nuôi trồng thủy sản khá phát triển, nhất là con tôm sú đƣợc dân chúng nuôi nhiều trong những năm gần đây tạo chuyển dịch về cơ cấu kinh tế giúp cuộc sống ngƣời dân tốt hơn.

- Ban Chấp hành Đảng bộ Thị Xã Vĩnh Châu nhận định: Tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm đạt đƣợc kết quả tích cực, một số chỉ tiêu về sản xuất và sản lƣợng đạt và vƣợt kế hoạch nhƣ: Sản xuất màu, Artemia, chăn nuôi gia súc, gia cầm,…. Việc triển khai thực hiện và giải ngân các công trình xây dựng cơ bản khá tốt, thực hiện 153 công trình thủy lợi nội đồng, đạt 119,3% kế hoạch; thi công 2 dự án cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi tạo nguồn phục vụ nuôi trồng thủy sản.

- Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, 6 tháng đầu năm 2013, Vĩnh Châu có 3.735 lao động đƣợc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, trong đó có 80 lao động làm việc tại Malaysia. Quốc phòng an ninh tiếp tục đƣợc giữ vững ổn định. Hệ thống chính trị tiếp tục đƣợc củng cố kiện toàn, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng hoạt động. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm cũng gặp không ít khó khăn và hạn chế, nhiều chỉ tiêu đạt thấp so với kế hoạch đề ra nhƣ: Diện tích nuôi thủy sản, giá trị sản xuất công nghiệp, kéo điện sinh hoạt, thu ngân sách.

- Trong thời gian tới nên tập trung chỉ đạo theo dõi chặt chẽ tình hình nuôi trồng thủy sản, hƣớng dẫn kỹ thuật đến tận hộ nuôi nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại trong nuôi tôm, các ngành Thị Xã phối hợp với cơ sở, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác xây dựng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 33)