Năng suất và lợi nhuận của 2 mô hình

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 62 - 64)

Lợi nhuận của nông hộ thu đƣợc trong từng vụ sản xuất lúa phụ thuộc chủ yếu vào hai khoản mục lớn, đó là tổng chi phí đầu vào và tổng doanh thu ở đầu ra thu đƣợc từ hoạt động bán sản phẩm. Để xác định yếu tố nào ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của chúng nhƣ thế nào đến lợi nhuận, ta tiến hành phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 3.21 Năng suất và lợi nhuận mà nông hộ đạt đƣợc

Chỉ tiêu ĐVT MHTC MHBTC Giá trị t Mức ý nghĩa Tổng chi phí Ngàn đồng/1.000 m2 41.418,80 24.303,00 4,868 0,000 Năng suất Kg/1.000 m2 503,10 236,10 7,311 0,000 Giá bán Ngàn đồng/1.000 m2 138,90 171,50 -3,256 0,002 Tổng doanh thu Ngàn đồng/1.000 m2 66.194,20 40.854,00 4,802 0,000 Lợi nhuận Ngàn đồng/1.000 m2 27.706,00 21.550,00 2,000 0,049

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

3.4.3.1 Tổng chi phí

Đây là khoản mục bao gồm các loại chi phí nhƣ: chi phí chuẩn bị ao, chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí chăm sóc, chi phí thuốc, chi phí lao động, v.v… Tổng chi phí trung bình đƣợc nông hộ đầu tƣ trên 1.000 m2 đất canh tác ở mô hình thâm canh là 41.418,8 ngàn đồng/1.000 m2

và mô hình bán thâm canh là 24.303 ngàn đồng/1.000 m2. Có sự khác biệt về giá trị của hai tổng thể ở mức ý nghĩa 1%.

3.4.3.2 Năng suất

Năng suất là lƣợng sản phẩm thu đƣợc trên một đơn vị diện tích, nó chính là kết quả của việc sản xuất. Năng suất không những phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào mà nó còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nhƣ: điều kiện thời tiết, đất đai.

Nhìn vào bảng 3.21, ta thấy năng suất thu hoạch đƣợc của các nông hộ nuôi theo mô hình thâm canh đạt 503,1 kg/1.000 m2 cao hơn năng suất nuôi theo mô hình bán thâm canh tƣơng đối khoảng 53.07% (267 kg/1.000 m2). Năng suất có sự chênh lệch cao nhƣ vậy nguyên nhân là do việc sử dụng các yếu tố đầu vào và kỹ thuật canh tác của các hộ nuôi theo mô hình thâm canh tiến bộ hơn, đƣợc tập huấn đúng về các kỹ thuật nuôi trồng mới, các cách phát hiện sớm nhất dịch bệnh, cách trị bệnh ở tôm sú hiệu quả hơn để các nông hộ có thể quản lý tốt các vấn đề về dịch bệnh. Có sự khác biệt về giá trị của hai

3. 4.3.3 Giá bán

Giá bán là số tiền mà nông dân có đƣợc khi bán đƣợc một đơn vị sản phẩm. Giá cả đầu ra biến động lên xuống, và có sự khác nhau giữa các hộ là do chất lƣợng tôm sú (tức là số con/kg) giữa các nông hộ không giống nhau. Giá bán tôm sú của nuôi thâm canh là 138,9 ngàn đồng/kg và nuôi bán thâm canh giá bán đạt đƣợc là 171,5 ngàn đồng/kg. Có sự khác biệt về giá trị của hai tổng thể ở mức ý nghĩa 1%.

3.4.3.4 Tổng doanh thu

Tổng doanh thu đƣợc tính bằng việc lấy tổng năng suất (tức là sản lƣợng) nhân với giá của một kilôgam tôm sú. Nếu một trong hai yếu tố này giảm đi thì doanh thu sẽ giảm xuống. Căn cứ vào bảng 3.21, năng suất trung bình của nông hộ nuôi thâm canh trung bình là 503,1 kg/1.000 m2

và giá tôm sú trung bình là 138,9 ngàn đồng/kg nên doanh thu đạt đƣợc khá cao 66.194,2 ngàn đồng/1.000 m2. Trong khi đó, doanh thu trung bình của nông hộ nuôi bán thâm canh chỉ đạt 40.854 ngàn đồng/1.000 m2. Sự chênh này do sự khác biệt về năng suất cũng nhƣ giá đầu ra. Có sự khác biệt về giá trị của hai tổng thể ở mức ý nghĩa 1%.

3.4.3.4 Lợi nhuận

Lợi nhuận từ hoạt động nuôi trồng thủy sản đƣợc tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ cho tổng chi phí. Có sự khác biệt về giá trị của hai tổng thể ở mức ý nghĩa 5%. Lợi nhuận của mỗi hộ phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Nếu doanh thu cao chi phí thấp thì lợi nhuận cao, còn ngƣợc lại doanh thu thấp chi phí cao thì lợi nhuận thấp. Lợi nhuận của nông hộ nuôi theo mô hình thâm canh là 27.706 ngàn đồng/1000 m2 và nông hộ nuôi theo mô hình thâm canh có lợi nhuận là 21.550 ngàn đồng/1000 m2. Để thấy rõ sự chênh lệch về các khoản mục trên, chúng ta hãy xem biểu đồ sau:

41,418.80 66,194.20 27,706.00 24,303.00 40,854.00 21,550.00 0.00 10,000.00 20,000.00 30,000.00 40,000.00 50,000.00 60,000.00 70,000.00

Tổng chi phí Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận

Mô hình thâm canh Mô hình bán thâm canh

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 100 hộ nông dân nuôi tôm sú ở Thị Xã Vĩnh Châu năm 2013

Hình 3.6 So sánh tổng chi phí, tổng doanh thu và lợi nhuận giữa mô hình thâm canh và bán thâm canh

Qua hình 3.6 ta thấy, các chỉ tiêu đƣợc đƣa vào so sánh thì ở mô hình thâm canh đều cao hơn mô hình bán thâm canh. Đối với mô hình thâm canh chỉ có cái hạn chế mà khiến bà con nông dân của chúng ta không thể tham gia 100% đó là chi phí quá cao và đây lại là vấn đề đƣợc bà con chú trọng nhất, vì thế mà mô hình nuôi này chƣa đƣợc thực hiện 100%.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)